Đề HSG hội các trường chuyên duyên hải và ĐBBB 2023, Chuyên Lào Cai

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

 LÀO CAI

——————-

 

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

KỲ THI HỌC SINH GIỎI

KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ 2023

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu)

 

Câu 1 (8,0 điểm):

Nguyễn Thế Hoàng Linh viết:

Nụ cười nở trên mặt đất

Hẳn vì có lí do gì

Chắc tại cuộc đời đẹp quá

Dù ai làm nó xấu đi.

(Nụ cười)

Nhưng Miên Di lại cho rằng:

Đừng tin vào những nụ cười

Cười là di tích của loài thú săn

Vẫn còn dấu vết răng nanh

Hãy tin vào giọt nước lăn, biết buồn.

(Nhân tính của nỗi buồn)

Còn em, em tin vào nụ cười hay nước mắt?

 

Câu 2 (12,0 điểm):

Nghệ thuật ngôn từ là nghệ thuật lạ hóa…, bằng cách phục sinh từ ngữ, nhà văn cũng đồng thời làm phục sinh sự vật, giúp chúng ta lần đầu tiên nhìn thấy sự vật trong dáng vẻ tinh khôi của nó.

 (Theo Lý luận văn học nhập môn, Huỳnh Như Phương, trang147)

Bằng những trải nghiệm văn học của mình, em hãy bàn luận về ý kiến trên.

 

————————Hết————————-

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

 LÀO CAI

——————-

 

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

KỲ THI HỌC SINH GIỎI

KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn 10

(HDC gồm có 05 trang)

Quy định chung

Thí sinh có thể trình bày thao các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính, chấp nhận bài viết có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích những bài văn sáng tạo, có cách kiến giải riêng hợp lí, thuyết phục, có thể bỏ qua những lỗi nhỏ về kỹ năng hoặc có ý chưa sâu so với đáp án.

Chỉ có điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức lẫn kỹ năng.

Giảm khảo cần trừ điểm đối với những lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn.. trong bài viết.

Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm.

 

Yêu cầu cụ thể:

Câu 1 (8,0 điểm)

Về kĩ năng:

Biết làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí; bài viết có bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.

Về kiến thức:

– Hiểu đúng ý ý kiến, rút ra nhận thức phù hợp.

– Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, nhưng cần có lí lẽ và căn cứ xác đáng, thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

– Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5
2 Giải thích 1,5
  Nụ cười: biểu hiện của trạng thái vui vẻ, hạnh phúc

– Lời thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh: Nụ cười tồn tại trên cuộc đời bởi nhiều nguyên do, nụ cười ấy chứa đựng sự lạc quan, tin yêu vào một tương lai tươi sáng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào: kể cả lúc gặp những điều không như ý.

– Lời thơ của Miên Di: Nụ cười có thể là biểu hiện của thú tính, thoả mãn cho những nhỏ nhen, ích kỉ, hèn mọn trong con người. Từ đây tác giả mong con người hiểu và tin vào giá trị của giọt nước mắt – biểu hiện cho nỗi đau trong tâm hồn- đó mới là cảm xúc nhân bản, là biểu hiện của nhân tính người.

-> Hai đoạn thơ với hai quan điểm khác nhau đã cho người đọc cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn về biểu hiện của hai trạng thái cảm xúc đối lập: Nụ cười-Nước mắt. Từ đó gợi mở trong mỗi người niềm tin của riêng mình.

 

0,5

 

 

 

 

0,5

0,5

3 Bình luận, lý giải, chứng minh 4,5
  * HS chọn tin nụ cười/ nước mắt và thể hiện quan điểm của mình. Chẳng hạn:

* HS lựa chọn tin vào nụ cười:

+ Vì sao cần tin vào nụ cười?

– Nụ cười khi xuất hiện trước khó khăn sẽ làm con người nhìn mọi vấn đề một cách lạc quan, nhẹ nhàng hơn, tiếp thêm động lực để vượt qua và tiếp tục cố gắng tiến bước về phía trước.

– Nụ cười còn trở thành liều thuốc chữa lành tâm hồn, xoa dịu đi bớt nỗi đau, thay vào đó là những sự an yên, thanh thản.

– Nụ cười với cảm xúc hạnh phúc giúp con người có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp, lan toả cảm xúc tích cực đến những người xung quanh.

– Nụ cười tự nhiên của trẻ thơ còn giúp con người được sống chậm lại, được sống vô tư, hoà hợp với chính mình và cuộc đời, giảm bớt đi những lo toan, ích kỉ để trân trọng hơn giây phút trong thực tại…

+ Mở rộng:

– Đáng buồn khi còn nhiều cá nhân luôn nhìn cuộc đời bằng ánh mắt tiêu cực, bi quan, không có niềm tin vào cuộc sống.

– Cuộc đời luôn tồn tại những mặt trái, góc khuất khó đoán định; nhiều khi nụ cười không còn giữ được sự tích cực nhân văn vốn có, mà che lấp đằng sau bởi những toan tính, lọc lừa. Vậy nên cần trân trọng những nụ cười chân thật cũng như đủ tỉnh táo, đủ lý trí để nhận ra nụ cười giả tạo.

– Tin vào nụ cười, không có nghĩa rằng chúng ta được nhìn nhận cuộc đời một cách màu hồng; bởi nụ cười ấy còn cần cả một hành trình, trải nghiệm nhiều dư vị của cuộc đời mới có được.

* HS chọn tin vào nước mắt:

+ Vì sao?

– Bởi vì nước mắt là biểu hiện của tính người và tình người sâu xa nhất, giọt nước gắn với cảm xúc, lương tri, khả năng để hướng thiện, hướng thượng.

– Khi biết rơi nước mắt, là lúc con người không bị trơ lì, chai sạn cảm xúc; khóc cho chính mình con người có ý thức, khao khát đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình, người khác.

– Trước giọt nước mắt của đồng loại, ta cảm nhận được hơi ấm của các mối quan hệ người, có thêm niềm tin vào cuộc đời, vào những tình cảm tốt đẹp.

+ Mở rộng:

– Có những giọt nước mắt không xuất phát từ sự thiện lương, thành thật của tâm hồn; mà đôi khi để lợi dụng cho sự tử tế, lòng tốt của người xung quanh để phục vụ cho lợi ích cá nhân (nước mắt cá sấu). Vậy nên không phải lúc nào cũng hoàn toàn tin vào giọt nước mắt, phải có đủ lý trí và nhận thức để nhận ra.

– Biết rằng nước mắt là biểu hiện cho sự thành thật của tâm hồn, tuy nhiên không có nghĩa con người luôn khóc-bởi điều đó hình thành cảm xúc uỷ mị, lây lan sự tiêu cực cho những người xung quanh.

* Chứng minh: chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu.

 
4 Bài học nhận thức, hành động 1,0
  – Nụ cười, nước mắt đều là những cảm xúc nhân bản, xuất hiện như một cách tất yếu, thường trực trong con người và đều có giá trị riêng của nó.

Con người cần học cách đón nhận tất cả những cảm xúc trong tâm hồn mình như một lẽ tự nhiên, không quá thiên lệch hay loại trừ, bài xích bất kì thứ cảm xúc nào.

 
5 Kết thúc vấn đề: Đúng, lắng đọng, sâu sắc 0,5

 

Câu 2 (12,0 điểm)

  1. Về kĩ năng:

Thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bình luận, cảm thụ văn chương của mình để làm bài.

– Bài viết có văn phong sáng rõ, bố cụ rõ ràng, hợp lý, lập luận và dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận hiệu quả.

– Thể hiện tốt năng khiếu viết văn, có sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết.

  1. Về kiến thức:

– Thí sinh xác định đúng vấn đề cần bàn luận.

– Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau:

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5
2 Giải thích ý kiến 2,0
  Nghệ thuật ngôn từ: Chỉ tác phẩm văn học, văn học là nghệ thuật ngôn từ, sử dụng ngôn từ làm chất liệu sáng tác. Ngôn từ trong TPVH mang những đặc trưng riêng: Tính nghệ thuật, tính thẩm mĩ, tính hình tượng…

Lạ hóa, phục sinh từ ngữ: Làm cho ngôn ngữ trở nên mới mẻ, mới lạ, sống động. Ngôn từ trong TPVH là ngôn ngữ đời sống nhưng đã được người nghệ sĩ sáng tạo theo hướng mới lạ, trở nên độc đáo, khác biệt, mang đậm dấu ấn cá tính nghệ thuật và tư tưởng, cảm xúc.

– Bằng cách phục sinh từ ngữ, nhà văn cũng đồng thời làm phục sinh sự vật, giúp chúng ta lần đầu tiên nhìn thấy sự vật trong dáng vẻ tinh khôi của nó: thông qua việc sáng tạo ngôn ngữ, người nghệ sĩ giúp người đọc cảm nhận thế giới và con người bằng cái nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn.

=> Ý kiến khẳng định đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ và tác động của nó tới nhận thức, mỹ cảm người đọc, từ đó đặt ra sứ mệnh với ng nghệ sĩ.

 
3 Bình luận, lý giải 4,0
  * Vì sao Nghệ thuật ngôn từ là nghệ thuật lạ hóa?

– Ngôn từ là chất liện sáng tác văn chương, ngôn từ xuất phát từ kho vốn chung của ngôn ngữ toàn dân nhưng đã được chuyển hóa, chọn lọc qua bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ để mang những đặc trưng riêng, quen mà lạ.

– Nghệ thuật ngôn từ là nghệ thuật lạ hóa bởi vì:

+ Nghệ thuật là địa hạt của sáng tạo, là lĩnh vực của sự độc đáo.

+ Nhà văn cần khẳng định cá tính sáng tạo riêng bằng việc lạ hóa ngôn từ, đóng dấu triện của riêng mình cho câu chữ.

+ Ng đọc ko chấp nhận cái quen nhàm, công thức, sáo mòn, xơ cứng.

* Nhà văn lạ hóa ngôn từ như thế nào?

– Lạ hóa về ngữ nghĩa: Sáng tạo từ mới, cấp ý nghĩa mới cho ngôn từ: Ý nghĩa biểu tượng mới, gợi mở những làn nghĩa mới…

– Lạ hóa về ngữ pháp: Những sáng tạo trong kết cấu, cách đặt câu, sắp xếp cấu trúc ngôn từ để nó trở nên đặc biệt gây ấn tượng, đó cũng là cơ sở mở rộng biên độ ý nghĩa.

– Lạ hóa về ngữ âm: sắp xếp thanh điệu, âm vần để tạo hiện ứng âm thanh đặc biệt, tạo giọng điệu, khơi gợi ý nghĩa cảm xúc và nội dung phản ánh.

– Đổi mới thi pháp, hình thức thể loại…

* Vì sao phục sinh từ ngữ, nhà văn cũng đồng thời làm phục sinh sự vật, giúp chúng ta lần đầu tiên nhìn thấy sự vật trong dáng vẻ tinh khôi của nó.

– Thông qua phg tiện ngôn từ được lạ hóa, tác giả thể hiện cách cảm nhận riêng của mình về đời sống, con người, bộc lộ những riêng tư trong tư tưởng, cảm xúc, ước vọng…

– Tiếp nhận là khi người đọc nhận ra những cái riêng trong cách cảm nhận ấy từ góc nhìn và thông qua ngôn ngữ riêng của nhà văn, nên người đọc có thể thay đổi cách nhìn nhận về thế giới, nhìn thấy cái mới mẻ, tinh khôi sau những quen thuộc, nhận ra bản chất sâu kín sau vẻ bề ngoài, thậm chí bừng ngộ.

-> Sự lạ hóa đem đến nhận thức cũng như đánh thức mĩ cảm của con người.

* Nhà văn cần làm gì để có thể lạ hóa ngôn từ?

– Trau dồi tài năng, vốn sống, vốn ngôn ngữ.

– Tìm kiếm phát hiện sự mới mẻ có chiều sâu trong hiện thực

– Không ngừng tìm tòi thử nghiệm sáng tạo ngôn từ…

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

1,0

 

4 Chứng minh 4,0
  Học sinh có thể sử dụng những dẫn chứng khác nhau nhưng cần làm sáng tỏ hai phương diện:

– Tác phẩm đã có sự lạ hóa ngôn từ bằng tài năng nghệ thuật của nhà văn.

– Nhờ sự lạ hóa ngôn từ, phục sinh sự vật, người đọc được cảm nhận sự vật trong dáng vẻ tinh khôi của nó, nhận ra vẻ đẹp, sự mới mẻ trong những điều tưởng đã quen thuộc.

 
5 Bàn luận, mở rộng nâng cao 1,0
  – Lạ hóa có nhiều cấp độ và lạ hóa không đồng nghĩa với việc đi vào sự bí hiểm tắc tị rối rắm. Những câu thơ đẹp nhất có thể là từ những chữ bình thường, bởi sức hấp dẫn muôn đời của văn học vẫn là ở chiều sâu của tư tưởng nội dung chứ ko chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài hấp dẫn.

– Bài học với ng sáng tác, người đọc.

 
6 Khái quát vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu 0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *