Đề HSG Những hạt giống của giấc mơ, đặc trưng của phong cách nhà văn

Đề ôn luyện HSG ngữ văn lớp 11

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều từng chia sẻ:

Như một người lạc lõng và hão huyền giữa thời đại mình đang sống, trong ngày đầu của năm mới, tôi cất tiếng hỏi : Có ai chuẩn bị những hạt giống của giấc mơ không?

Câu hỏi này không phải bây giờ mới có trong tôi mà đã có từ lâu. Tôi và không ít người đã cất tiếng nhưng đáp lại là sự hờ hững như là không ai nghe thấy. Hay nói chính xác hơn là quá ít người nghe thấy hoặc nghe thấy nhưng họ đã bỏ đi. Bởi hai từ giấc mơ vang lên như chẳng có ý nghĩa gì, chẳng làm ai thấy rung động. Giấc mơ là gì mà sao tôi lại phải nói đến như một nỗi dày vò khôn nguôi trong khi hầu hết chúng ta bị cuốn vào sự mê đắm của những lợi ích cụ thể nhìn được trong mắt và cầm được trong tay ?

(Trích Những hạt giống của giấc mơ, Nguyễn Quang Thiều)

Là một người trẻ, bản thân có cần chuẩn bị những hạt giống của giấc mơ không?

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

“Phong cách tuy là cái hay, vẻ độc đáo của từng nhà văn, nhưng nó vẫn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại”

(GS. Trần Đăng Suyền, Đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật nhà văn; Nguồn: Những tượng đài và hiện tượng văn chương Việt Nam hiện đại, NXB ĐHSP, 2022)

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐÁP ÁN 

Câu 1

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
 

 

 

 

 

1

 

1

Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích 1,5
  –    Có ai chuẩn bị những hạt giống của giấc mơ không?: câu hỏi chân thành tìm kiếm rằng có ai đang gieo hạt, nuôi mầm những ước mong, khát vọng, lý tưởng về những điều tốt đẹp, mang lại giá trị cho bản thân và cộng đồng.

–   Tôi và không ít người đã cất tiếng nhưng đáp lại là sự hờ hững như là không ai nghe thấy. Hay nói chính xác hơn là quá ít người nghe thấy hoặc nghe thấy nhưng họ đã bỏ đi: vấn đề về ước mơ đối với con người hiện đại như không tồn tại ý nghĩa. Ước mơ xa vời cuộc sống thực tế của họ và cho dù có được nhắc đến, họ cũng không quan tâm và gạt đi như một điều không thiết thực, không có giá trị.

–   Hầu hết chúng ta bị cuốn vào sự mê đắm của những lợi ích cụ thể nhìn được trong mắt và cầm được trong tay: thực trạng trong một xã hội hiện đại, ta hầu như bị che lấp cái nhìn và suy nghĩ về tương lai. Trước những lợi ích có sẵn, ta sẵn sàng lựa chọn hay đoạt lấy mà không suy tính,

không nghĩ đến những ước mơ, mục tiêu cao cả hơn.

1,0
=> Ý kiến khắc họa giá trị của việc nuôi dưỡng ước mơ đang dần mờ nhạt, bị lãng quên trong tâm hồn con người hiện đại và đặt ra câu hỏi

“Là một người trẻ, bản thân có cần chuẩn bị những hạt giống của giấc mơ không?”

0,5
2.2 Bàn luận 4,0
a. * Tại sao cần chuẩn bị những hạt giống của giấc mơ?

–   Ước mơ là động lực, tiền đề giúp ta xác định khát khao, lý tưởng sống. Khi đó, sự chuẩn bị cho ước mơ sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể, kế hoạch rõ ràng, là kim chỉ nam để ta chinh phục mục tiêu mà không gặp quá nhiều trở ngại, nghịch cảnh trên con đường đi đến thành công.

–    Sự chuẩn bị cho ước mơ giúp ta khai phá những góc khuất tiềm ẩn trong con người, những điều mới mẻ chưa từng tiếp cận: đó có thể là đam mê, khả năng,… mở rộng giới hạn để ta tiến tới chinh phục những khó khăn, lý tưởng lớn hơn.

–   Chuẩn bị những hạt giống của giấc mơ giúp ta luôn cố gắng vì công việc và vượt lên những thử thách, trở ngại trong cuộc sống. Trong hành trình chuẩn bị cho khát vọng ấy, ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, từ đó luôn hướng đến những điều tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho bản thân.

–   Là người trẻ trong thời hiện đại, mỗi người với những giá trị của riêng

2,0

 

   

 

 

 

 

b

mình sẽ tác động đến cuộc sống theo những cách khác nhau; đóng góp cho cuộc đời nhiều giá trị của riêng mình. Vì vậy, sự chuẩn bị cho ước mơ giúp ta thể hiện khát vọng sống có ích, mong muốn xây dựng cộng đồng xã hội ngày càng văn minh, phát triển.

(Giấc mơ của người Mỹ về một tương lai đẹp đẽ ngập tràn chủ nghĩa nhân văn)

 

 

 

 

 

2,0

* Làm gì để chuẩn bị những hạt giống của giấc mơ và phát triển nó thật rực rỡ, tốt đẹp?

–   Có một tâm thế sống tốt, tìm hiểu về năng lực, đam mê, khát vọng của mình từ đó xác định rõ ràng và chi tiết những gì muốn đạt được.

–   Hiểu rõ lợi ích, giá trị mà ước mơ đó đem lại để có cái nhìn đúng đắn, suy nghĩ trách nhiệm với lý tưởng. Tiếp đó, lập kế hoạch và đặt ra các bước cụ thể để đạt được mục tiêu của mình và đảm bảo rằng các bước này là thực tế và có thể đạt được.

–   Chuẩn bị chu toàn cho ước mơ; rèn luyện năng lực, khả năng chịu đựng nghịch cảnh, chăm chỉ học hỏi, kiên trì, nâng cao niềm tin vào bản thân và tin tưởng vào con đường mình đã chọn.

–   Biết tiếp thu những đóng góp, nhìn nhận của mọi người về sự chuẩn bị của bản thân để khiến sự chuẩn bị ấy ngày một đầy đủ và trọn vẹn hơn. (Huỳnh Thanh Nhi và sự chuẩn bị, phát triểm ước mơ trở thành nữ hộ

sinh)

2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
  –   Phê phán những con người không có sự chuẩn bị và phát triển ước mơ hoài bão trong cuộc sống mà vẫn luôn muốn có một cuộc sống dễ dàng, hão huyền màu hồng. Khi thất bại thì đổ lỗi do hoàn cảnh và không chấp nhận sự thiếu sót của mình.

–   Những người xác định sai ước mơ hay ước mơ quá xa vời từ đó có sự chuẩn bị không đúng, không phù hợp, ảnh hưởng đến thời gian và tâm lí, dễ chán nản, thất vọng. => Cần xác định đúng đam mê và mục tiêu cần thực tế.

–   Ước mơ dù là gì cũng cần đúng đắn, phù hợp với tiêu chuẩn, đạo đức

cộng đồng, không mơ ước sai lệch, lý tưởng trái với cái thiện dẫn đến sự chuẩn bị sai trái, hành động lệch lạc, phi pháp.

 
Tổng 8,0

 

CÂU 2.

 

 

2

1 Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 11,0
2.1 Giải thích 2,0
  – Phong cách tuy là cái hay, vẻ độc đáo của từng nhà văn: cái riêng, cái  

 

    độc đáo của mỗi nhà văn.

-Phong cách mang dấu ấn dân tộc và thời đại: mang đặc điểm chung của dân tộc, thời đại.

=>Ý kiến đã đề cập đến vấn đề phong cách văn học: phong cách là cái riêng của nhà văn nhưng mang đặc điểm riêng của thời đại, của dân tộc –

phong cách dân tộc, phong cách thời đại.

 
2.2 Bàn luận 2,5
  –   Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là một phạm trù thẩm mi,̃ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.

–   Phong cách là một hiện tượng nghệ thuật, thể hiện quy luật của nghệ thuật, là phạm trù thẩm mỹ trong tất cả mọi nghệ thuật. Bản chất của nó là sự thống nhất của mọi thành tố nghệ thuật theo những quy luật đặc thù. Đi theo quan điểm của một loạt tác giả như: H. Vônfơlin, V. Handenstein, Phơ rích, K. Viper, chủ yếu chỉ thừa nhận phong cách như một hiện tượng lịch sử, xã hội, thời đại chứ không phải thừa nhận phong cách cá nhân.

–   Sự vận động của văn học không thể chỉ là sự tích luỹ không ngừng các phong cách cá nhân mà còn ở chỗ mỗi giai đoạn văn học đều mang lại cho lịch sử một phong cách mới, và không có lý do gì để chỉ nói phong cách cá nhân mà dè dặt, không nói đến phong cách chung. Mặt khác, phong cách cá nhân không thể tự nó hình thành mà không có tác động của một phong cách chung nào đó.

VD: Phong cách lãng mạn trong văn học 1932-1945 của Việt Nam vừa thể hiện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, trong thơ mới, trong âm nhạc và trong hội hoạ. Trong văn học, phong cách chung thể hiện ở tất cả mọi thể loại, và đó là một lớp, một phạm trù phong cách bên cạnh các lớp khác như phong cách cá nhân, phong cách dân tộc, phong cách trào lưu…

–    Yêu cầu của một nhà văn lớn: Vừa có phong cách cá nhân, vừa góp phần định hướng tạo ra phong cách thời đại, phong cách dân tộc.

 
2.3 Chứng minh 4,5
  Thí sinh chọn được dẫn chứng phù hợp; kết hợp với kiến thức lí luận và tác phẩm thơ để làm rõ các luận điểm sau:

Chọn tác giả lớn có phong cách:

*Nguyễn Du là tác giả lớn vừa có phong cách cá nhân, tạo ra được cái riêng độc đáo, vừa mang dấu ấn của dân tộc, thời đại:

Truyện Kiều: với những sáng tạo riêng, độc đáo – làm nên phong cách riêng của người nghệ sĩ Nguyễn Du.

+Về nội dung: Vấn đề thân phận con người thể hiện sâu sắc trong văn học đến Nguyễn Du.

 

 

    + Về nghệ thuật: nghệ thuật khắc họa thế giớ nội tâm của con người; sáng tạo ngôn ngữ.

Truyện Kiều: có nhiều dấu ấn ấn của thời đại, của dân tộc.

+Giá trị truyền thống của dân tộc;

+ Lời ăn tiếng nói của dân tộc.

*Nguyễn Minh Châu là tác giả lớn vừa có phong cách cá nhân, tạo ra được cái riêng độc đáo, vừa mang dấu ấn của dân tộc, thời đại:

Phiên chợ Giát: là tác phẩm thể hiện phong cách riêng của Nguyễn Minh Châu

+Về nội dung: Câu chuyện có kết cấu khá đơn giản, chỉ là kể chuyện ông Khúng đi chợ bán con bò đã già cho hàng thịt ở chợ cầu Giát, chỉ là cuộc hành trình từ nhà đến phố chợ, từ khi ông thức dậy lúc hai, ba giờ sáng đến khoảng bảy giờ. Một quãng đường,năm tiếng đồng hồ, song cuộc hành trình này dài thêm, thêm mãi những hồi tưởng, những quãng đời ông sống lại, những khổ đau, những nhọc nhằn, những phi lí, những đọa đày, lừa đảo, cái sống và cái chết, và nhiều nước mắt.

+Về nghệ thuật:

++Vấn đề người kể chuyện trong tác phẩm. Điểm nhìn (point of view) là một thành tố quan trọng của người kể chuyện và được hiểu như là cái điểm mà từ đó câu chuyện được kể. Theo Trần Đình Sử : điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Điểm nhìn nghệ thuật mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhan của người nghệ sĩ”.

++ Nghệ thuật kể chuyện trong Phiên chợ Giát thể hiện rất rõ trong kĩ thuật xử lí điểm nhìn. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng của những lời văn hai giọng. Bên cạnh những lời văn hai giọng đồng hướng – lời văn phi khách thể của nhân vật, các dạng: lời văn hai giọng tích cực. Đó là kiểu lời tự truyện và tự thú – mang sắc thái tranh luận của lão

Khúng.

 
2.4 Mở rộng, bài học 2,0
  -Phong cách dân tộc, phong cách thời đại và phong cách của nhà văn, tạo nên sự độc đáo cho cả một nền văn học.

-Mỗi một giai đoạn văn học thì phong cách thời đại, phong cách cá nhân có những bước phát triển, vận động, biểu hiện khác nhau; mỗi một giai đoạn thì những chuẩn giá trị của dân tộc có những vận động, song vẫn có những mẫu số chung.

-Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận:

+ Nhà văn: Không ngừng sáng tạo, làm nên phong cách.

+ Người tiếp nhận: trân trọng sự sáng tạo của nhà văn; phong cách của thời đại, phong cách dân tộc.

 
Tổng 12,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *