Đề đọc hiểu và nghị luận về thơ văn Nguyễn Du,Thúy Kiều báo ân, báo oán

THƠ VĂN NGUYỄN DU

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

  …. Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khâu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chông chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên”.

(Trích “Thúy Kiều báo ân, báo oán” – “Truyện Kiều”, Nguyễn Du)

Trả lời các câu hỏi sau

Câu 1. Đoạn trích nằm ở phần nào trong Truyện Kiều ?

Câu 2. Xác đinh vị trí gieo vần của đoạn trích?

Câu 3. Vị thế của Kiều và Hoạn Thư trong lần gặp này như thế nào?

Câu 4. Cách xưng hô của Kiều với Hoạn Thư thể hiện thái độ gì ?

Câu 5. Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này.

Câu 6. Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người thế nào?

Câu 7. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

Câu 8. So sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để thấy sự  sáng tạo của Nguyễn Du trong xây dựng hình tượng Thúy Kiều trong đoạn Báo ân, báo oán.

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Đoạn trích nằm ở phần nào trong Truyện Kiều ?

– Phần gia biến và lưu lạc

Câu 2. Vị trí gieo vần

– Vần chân, vần lưng.

Câu 3. Vị thế của Kiều và Hoạn Thư trong lần gặp này:

– Kiều là người đứng ở vị thế của người xét xử, Hoạn Thư ở vị thế của kẻ bị xét xử.

Câu 4. Cách xưng hô của Kiều với Hoạn Thư thể hiện thái độ:

– Xưng hô : chào thưa, tiểu thư

– Thái độ mát mẻ, mỉa mai, đay nghiến -> Kiều quyết tâm trừng trị Hoạn Thư

Câu 5. Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật.

Khôn ngoan, giảo hoạt, đáo để, mưu mô, nhiều thủ đoạn

Câu 6. Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người thế nào?

– Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư vì: bản tính nhân hậu, khoan dung của nàng.

– Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người có tấm lòng vị tha.

Câu 7. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?

– Sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc.

– Xây dựng những đoạn đối thoại đặc sắc.

– Khắc họa, miêu tả và xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

– Từ ngữ mang tính ngôn ngữ nôm na, bình dân, thành ngữ dân gian.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

Câu 8. Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong xây dựng hình tượng Thúy Kiều trong đoạn Báo ân, báo oán.

– Nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân đã trừng trị Hoạn Thư

– Nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đau khổ uất hận vì bị chà đạp nhưng nàng cũng khoan dung, xét thấu những điều khuất khúc nơi kẻ tội đồ. Lòng khoan dung, vị tha của Kiều là phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam.

LÀM VĂN

Mở bài:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích + vấn đề bàn luận:

– Tác giả: Nguyễn Du có vị trí hàng đầu trong văn học dân tộc. Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Là người có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời

-Tác phẩm: từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ Truyện Kiều.

– Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là một phần trong tác phẩm “Truyện Kiều” ( Phần II – Gia biến và lưu lạc) thể hiện tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân qua cảnh báo oán Hoạn Thư.

Đoạn trích đặc biệt hấp dẫn ở đặc sắc nội dung và nghệ thuật

Thân bài:

 * Nhan đề: Thúy Kiều báo ân, báo oán đã khái quát nội dung chính của đoạn trích: Trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác.

* Khái quát cấu tứ, đánh giá tình cảm qua từng phân đoạn thơ:

– Đoạn trích là cảnh Thúy Kiều trừng trị, báo oán Hoạn Thư, dựa trên cuộc đối đáp của Kiều và Hoạn Thư tạo nên những cảm xúc căng thẳng, uy nghiêm như ở chốn công đường.

–   Nhà thơ tạo nên một cấu trúc chặt chẽ và đầy bất ngờ cho đoạn thơ.

– Mạch cảm xúc:

+ Mở đầu: Là cảnh “chào thưa”, gặp mặt của Kiều và Hoạn Thư. Kiều mỉa mai, đay nghiến Hoạn Thư.

+ Tiếp đến là một loạt lời thú tội của Hoạn Thư. Biến nguy thành an.

+ Kết đoạn là sự răn đe, tha bổng của Kiều đối với Hoạn Thư

=> Mượn sự việc Kiều báo oán Hoạn Thư làm nổi bật sâu sắc hình ảnh của hai nhân vật, tôn lên vẻ đẹp bao dung, độ lượng của Thúy Kiều.

* Hình ảnh chi tiết:

Cuộc đối đáp của Kiều và Hoạn Thư

+ Màn: “chào thưa” đầy mỉa mai, khiêu khích đối với Hoạn Thư.

“tiểu thư” – cách xưng hô hồi còn làm hoa nô.

+ Đặt vào hoàn cảnh này sự thay đổi ngôi mỉa mai, chế giễu danh gia họ Hoạn.

+ Giọng điệu chì chiết, đay nghiến: “ mấy tay”, “mấy mặt”, “mấy gan”,…        Từ ngữ lặp lại, nhấn mạnh. Phù hợp với Hoạn Thư – con người đã hành hạ Kiều, làm nàng đau khổ       Nghiêm giọng cảnh cáo Hoạn Thư “ Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”.

+ Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến, đe dọa.  Khắc họa nỗi phẫn uất, đau khổ của Kiều và quyết tâm trừng trị.

– Hoạn Thư: Ban đầu “hồn lạc phách xiêu”, “ kêu ca”. Cách gỡ tội đầy gian xảo => Nhanh chóng, khôn ngoan, giảo hoạt.

+ Dựa vào tâm lí thường tình của phụ nữ để gỡ tội ( coi là một lẽ dễ hiểu, thường tình).

+ Xóa bỏ sự đối lập giữa Kiều và mình, trở thành người đồng cảnh, cùng chung số phận, vai vế nganh hàng.

+ Nếu có tội cũng do tâm lí của giới nữ.

+ Biến mình từ tôi nhân thành nạn nhân của chế độ đa thê

+ Kể “công”  cho Kiều viết kinh, không bắt giữ khi Kiều bỏ trốn

+ Nhận tội lỗi về mình và mong sự khoan dung của Kiều.

=> Lời gỡ tội nghe chừng có lí, có tình, chân thành và đúng mực.

=> Nhân vật Hoạn Thư khôn ngoan, sắc sảo, “sâu sắc nước đời” đến “quỷ quái tinh ma”.

Sự tha bổng của Kiều.

+Trước lời “kêu ca”, Kiều đành thừa nhận Hoạn Thư là con người ‘khôn ngoan đến mức nói năng phải lời.  Đưa Kiều đến sự khó xử.

_ Vừa răn đe, vừa khoan dung độ lượng “ Đã lòng ta quá thì nên

+Thái độ, hành động của Kiều gây bất ngờ nhưng cũng hợp lí. Vốn là phụ nữ từng nếm trải bao đắng cay, bao dung, nhân hậu. Càng cao thượng, lựa chọn tha thứ

=>    Làm nổi bật vẻ đẹp tầm hồn Kiều: trung hậu, cao thượng, bao dung, giàu lòng vị tha.

=> Hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng độc đáo, khái quát cao; mang tính đặc tả, tâm điểm. Khắc rõ tính cách, tâm hồn từng nhân vật và sức sống cho đoạn trích

 * Nghệ thuật:

         – Sử dụng thể thơ lục bát dân gian.

– Xây dựng những đoạn đối thoại đặc sắc.

– Khắc họa, miêu tả và xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

– Từ ngữ mang tính ngôn ngữ nôm na, bình dân, thành ngữ dân gian.

– Xây dựng kết đoạn theo quan điểm nhân dân bằng lời ăn tiếng nói nhân dân.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

Kết bài:

– Đánh giá nội dung, nghệ thuật.

+ Tái hiện cảnh phân xử đầy li kì, hấp dẫn của Thúy Kiều thông qua ngòi bút tinh tế, tài năng của Nguyễn Du.

+ Cấu tứ và hình ảnh đặc sắc,ấn tượng góp phần khắc họa nhân vật sắc nét, chân thực. Khẳng định tài năng tác giả

Truyện Kiều đánh dấu sự phát triển rực rỡ nhất của văn học Việt Nam bằng tiếng Việt, là thành tựu cao nhất về tư tưởng nhân đạo và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nguyễn Du đã có sự kế thừa và cách tân, bảo lưu và tiếp biến khi sáng tác TK , đóng góp đó đã làm phong phú thêm cho nên văn học VN

 

 

 

Bài viết tham khảo:

 

Nguyễn Du có vị trí hàng đầu trong văn học dân tộc. Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Là người có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời. Tác phẩm từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ Truyện Kiều. Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là một phần trong tác phẩm “Truyện Kiều” ( Phần II – Gia biến và lưu lạc) thể hiện tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân qua cảnh báo oán Hoạn Thư. Đoạn trích đặc biệt hấp dẫn ở đặc sắc nội dung và nghệ thuật

Nhan đề Thúy Kiều báo ân, báo oán đã khái quát nội dung chính của đoạn trích trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Đoạn trích là cảnh Thúy Kiều trừng trị, báo oán Hoạn Thư, dựa trên cuộc đối đáp của Kiều và Hoạn Thư tạo nên những cảm xúc căng thẳng, uy nghiêm như ở chốn công đường. Nhà thơ tạo nên một cấu trúc chặt chẽ và đầy bất ngờ cho bài thơ. Mạch cảm xúc mở đầu là cảnh “chào thưa”, gặp mặt của Kiều và Hoạn Thư. Kiều mỉa mai, đay nghiến Hoạn Thư. Tiếp đến là một loạt lời thú tội của Hoạn Thư. Biến nguy thành an.  Kết đoạn là sự răn đe, tha bổng của Kiều đối với Hoạn Thư. Mượn sự việc Kiều báo oán Hoạn Thư làm nổi bật sâu sắc hình ảnh của hai nhân vật, tôn lên vẻ đẹp bao dung, độ lượng của Thúy Kiều.

Cuộc đối đáp của Kiều và Hoạn Thư màn “chào thưa” đầy mỉa mai, khiêu khích đối với Hoạn Thư “tiểu thư” – cách xưng hô hồi Kiều còn làm hoa nô. Đặt vào hoàn cảnh này sự thay đổi ngôi mỉa mai, chế giễu danh gia họ Hoạn.

Giọng điệu chì chiết, đay nghiến: “ mấy tay”, “mấy mặt”, “mấy gan”,…  Từ ngữ lặp lại, nhấn mạnh. Phù hợp với Hoạn Thư – con người đã hành hạ Kiều, làm nàng đau khổ. Nghiêm giọng cảnh cáo Hoạn Thư “ Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”.  Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến, đe dọa.  Khắc họa nỗi phẫn uất, đau khổ của Kiều và quyết tâm trừng trị.

Hoạn Thư ban đầu “hồn lạc phách xiêu”, “ kêu ca”. Cách gỡ tội đầy gian xảo, khôn ngoan, giảo hoạt. Dựa vào tâm lí thường tình của phụ nữ để gỡ tội coi là một lẽ dễ hiểu, thường tình. Xóa bỏ sự đối lập giữa Kiều và mình, trở thành người đồng cảnh, cùng chung số phận, vai vế nganh hàng. Nếu có tội cũng do tâm lí của giới nữ. Biến mình từ tôi nhân thành nạn nhân của chế độ đa thê. Kể “công”  cho Kiều viết kinh, không bắt giữ khi Kiều bỏ trốn. Nhận tội lỗi về mình và mong sự khoan dung của Kiều. Lời gỡ tội nghe chừng có lí, có tình, chân thành và đúng mực. Nhân vật Hoạn Thư khôn ngoan, sắc sảo, “sâu sắc nước đời” đến “quỷ quái tinh ma”.

Trước lời “kêu ca”, Kiều đành thừa nhận Hoạn Thư là con người ‘khôn ngoan đến mức nói năng phải lời khiến Kiều sự khó xử. Lời Kiều vừa răn đe, vừa khoan dung độ lượng “ Đã lòng ta quá thì nên”. Thái độ, hành động của Kiều gây bất ngờ nhưng cũng hợp lí. Vốn là phụ nữ từng nếm trải bao đắng cay, bao dung, nhân hậu. Càng cao thượng, lựa chọn tha thứ tàm nổi bật vẻ đẹp tầm hồn Kiều bao dung, giàu lòng vị tha.

Hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng độc đáo, khái quát cao; mang tính đặc tả, tâm điểm. Khắc rõ tính cách, tâm hồn từng nhân vật và sức sống cho đoạn trích

       Đoạn thơ với nghệ thuật độc đáo sử dụng thể thơ lục bát truyền thống. Xây dựng những đoạn đối thoại đặc sắc. Khắc họa, miêu tả và xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ mang tính ngôn ngữ nôm na, bình dân, thành ngữ dân gian.

Đoạn trích đã tái hiện cảnh phân xử đầy li kì, hấp dẫn của Thúy Kiều thông qua ngòi bút tinh tế, tài năng của Nguyễn Du. Cấu tứ và hình ảnh đặc sắc,ấn tượng góp phần khắc họa nhân vật sắc nét, chân thực. Khẳng định tài năng tác giả. Truyện Kiều đánh dấu sự phát triển rực rỡ nhất của văn học Việt Nam bằng tiếng Việt, là thành tựu cao nhất về tư tưởng nhân đạo và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nguyễn Du đã có sự kế thừa và cách tân, bảo lưu và tiếp biến khi sáng tác TK , đóng góp đó đã làm phong phú thêm cho nên văn học VN

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *