THƠ VĂN NGUYỄN DU
Đề bài
ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
NGẪU HỨNG KÌ 5
Phiên âm:
“Hữu nhất nhân yên lương khả ai,
Phá y tàn lạp sắc như hôi.
Tị nhân đản mịch đạo bàng tẩu,
Tri thị Thăng Long thành lý lai.”
( Nguyễn Du)
Dịch nghĩa:
Có một người sao rất đáng thương,
Áo rách, nón rách, sắc mặt như tro.
Tránh người khác thà tìm vào lề đường mà đi,
Biết đó là người từ thành Thăng Long lại.
Dịch thơ :
“ Có một người kia thật đáng thương,
Nón xơ, áo rách, sắc xanh vàng,
Tránh người cố né bên đường lủi,
Biết khách từ Thăng Long mới sang.”
Chú thích: (Tình cảnh ngơ ngác của người miền Bắc, tôi cũ nhà Lê, mới vào Huế, ở giữa những người của nhà Nguyễn, không phải là vai vế của mình. Người này chính là Nguyễn Du.)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 (0.5 điểm) : Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 3 (0.5 điểm): Chỉ ra những từ ngữ gợi ra hình ảnh của nhân vật “Người kia” trong bài thơ.
Câu 4 (1.0 điểm): Vì sao tác giả lại thấy “người kia” trong bài thơ thật đáng thương?
Câu 5 (1.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong câu thơ:
“Phá y tàn lạp sắc như hôi”
(Nón xơ, áo rách, sắc xanh vàng,)
Câu 6 (1.0 điểm): “Trong những gì gửi gắm vào thơ chữ Hán Nguyễn Du “bơ vơ” và “hồi cố” là hai trạng thái đi liền được đặt ở phương vị soi thấu và tô đậm cho nhau (Nguyễn Huệ Chi). Hãy cảm nhận cảm quan “bơ vơ và hồi cố” trong bài thơ trên khoảng 5 – 7 câu văn.
Câu 7 (1.0 điểm) : Hãy so sánh bài thơ trên với bài “Gặp người ca nữ cũ của em trai” (Ngô gia đệ cựu ca cơ) trên phương diện hình tượng và cảm xúc
“Thời loạn, người phồn hoa đổi thay
Hạc đen trở lại mấy ai hay
Áo hồng uyền chuyển ca năm ấy
Đầu bạc lưu li khóc nỗi này
Nước đổ thôi rồi sao hốt được?
Sen lìa tơ ngó vấn vương hoài
Lấy chồng đã được ba con nhỏ
Vẫn áo ngày xưa, ái ngại thay”
(Bắc hành tạp lục – Nguyễn Du)
Câu 8 (0,5 điểm) Nếu trong cuộc sống mà các bạn bắt gặp những cảnh đời bất hạnh tương tự như trong bài thơ, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trên
Hướng dẫn đáp án chi tiết
Phần | Câu | Nội dung |
I | ĐỌC HIỂU | |
1 | Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt | |
2 | Phương thức biểu đạt chính là : biểu cảm | |
3 | Những từ ngữ gợi ra hình ảnh của nhân vật “Người kia”: Nón xơ, áo rách, sắc xanh vàng. | |
4 | Tác giả thấy người kia trong bài thật đáng thương vì ” áo rách, nón xơ , sắc mặt xanh vàng( xám)”, dáng vẻ ” tránh người cố né bên đường lủi “ | |
5 | Biện pháp tu từ : Liệt kê: “Phá y tàn lạp sắc như hôi.” (Nón xơ, áo rách, sắc vàng xanh)
– Tác dụng: + Khắc hoạ cho bạn đọc thấy những đặc điểm dáng vẻ nghèo khổ , tiều tuỵ , đáng thương của một người ven đường thể hiện thái độ thương cảm ái ngại của nhân vật trữ tình + Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ làm câu thơ trở nên sinh động hấp dẫn hơn + Qua đó bạn đọc đồng cảm được với tác giả |
|
6 | – Bơ vơ: là trạng thái lưu lạc tha hương không nơi nương tựa
– Hồi cố : là sự hoài niệm nhớ thương những điều xưa cũ => Hai trạng thái này không tách rời mà bổ sung cho nhau từ đó bạn đọc có thể thấy được tâm trạng của nhà thơ bấy giờ. |
|
7 | -Giống:
+ Đều thể hiện mối quan hoài về sự biến đổi của nhân sinh và thời đại + Đều gần với hình ảnh con người của thành TL, đều thông qua hình ảnh con người ngoại hiện để bộc lộ cảm nhận nhân sinh – Khác: + Về hình tượng: Bài Ngẫu hứng khắc hoạ hình tượng người áo rách nón xơ, lưu lạc đảng thương từ TL đến. Bải Gặp người ca nữ cũ của em trai khắc hoạ hình tượng người hầu gái là ca nữ đã khác xưa khi nhà thơ gặp lại nàng trên đất TL + Về cảm xúc: Bài Ngẫu hứng bộc lộ nỗi xót xa, cô đơn, đồng cảm khi nhìn thấy người tử thành TL lại. Bải Gặp người ca nữ cũ của em trai là tâm trạng ngậm ngùi của người trở về chốn cũ nhận ra những điều thay đổi – những điều còn giữ của “cổ nhân”. Đó vừa là nỗi lòng thương tiếc, hụt hằng trước sự đổi thay, mất mát vừa là sự bao dung và khao khát niu giữ lại những điều tươi đẹp nhất. |
|
8 | – Học sinh đưa ra những việc làm tích cực, nhân văn chẳng hạn như: giúp đỡ; động viên; nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng…
– Diễn đạt mạch lạc, văn phong phù hợp. |
LÀM VĂN
Mở bài:
– Giới thiệu bài thơ” Ngẫu hứng kì 5” của tác gia Nguyễn Du
– Vấn đề nghị luận: phân tích nội dung và nghệ thuật trong bài thơ.
Thân bài:
*Khái quát chung:
– Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác vào thời nhà Nguyễn, trích “Nam trung tạp ngâm”
– Ngôn ngữ: Chữ Hán
– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
– Nội dung: Bài thơ thể hiện sự nghèo khổ, đáng thương, đoòng cảm với người ở thành Thăng Long. Đồng thời còn giúp ta hiểu đc thêm về tác giả.
– Nhan đề: Ngẫu hứng kì 5: hứng thú ngẫu nhiên khi gặp một sự việc gì đó. Đây cũng là một đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Mọi điều diễn ra rất bất ngờ nên cảm xúc dồn nén dâng trào.
* Khái quát cấu tứ, phân tích và đánh giá tình cảm qua từng phần của bài thơ:
– Cấu tứ là linh hồn, là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, cung cấp cho độc giả một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
– Xuyên suốt bài thơ là cảm xúc buồn thương, bơ vơ , lạc lõng của tác giả khi mới vào Huế ở giữa những người của nhà Nguyễn, không phải vai về của mình
* Hình ảnh, chi tiết:
– Hình ảnh con người:
+ “thật đáng thương” bởi đó là nơi một xa lạ không quen biết, tác giả tự thương cho chính bản thân phải vào Huế.
+ “ nón rách, áo rách, sắc mặt như tro” : miêu tả vẻ bề ngoài xơ xác, thiếu thốn của con người.
=> Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê càng nhấn mạnh được hình ảnh con người bơ vơ giữa trời đất, đang ngơ ngác, lạc lõng.
– Câu thơ “Tránh người khác thà tìm vào lệ đường mà đi” : ý chỉ rằng những con người đã và đang phải vào Thăng Long để phục dịch chế độ nhà Nguyễn.
– Nguyễn Du thực chất không hề muốn vào thành Thăng Long để phục dịch chế độ mới, ông vẫn còn những lưu luyến với chế độ cũ hay còn gọi là nhà Lê.
* Nghệ thuật (Thể thơ, từ ngữ, BPTT…)
– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
– Hình ảnh là hình ảnh con người đáng thương: mặc áo rách, nón rách, sắc mặt như tro
– Biện pháp tu từ : đối , so sánh -> làm cho nhân vật trữ tình trở sinh động hơn
– Phong cách tác giả: gần gũi, giản dị, mộc mạc gần gũi với người dân Việt Nam
* Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật
– Nội dung: Bài thơ thể hiện sự nghèo khổ, đáng thương, đồng cảm với người ở thành Thăng Long. Đồng thời còn giúp ta hiểu thêm về tấm lòng nhân đạo của tác giả.
– Nghệ thuật: Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo và đặc sắc của Nguyễn Du, nó cho thấy cái tài và cái tâm của người cầm bút. Nguyễn Du nhuần nhuyễn trong cách dùng từ trong thơ chữ Hán
III. Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa cúa nó đối với việc đem lại cách nhìn mới, cách đọc mới cho độc giả.
– Khẳng định lại vấn đề: đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật
– Liên hệ mở rộng: Đạo phùng ngã phu của Cao Bá Quát
Đề bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ngẫu hứng kì 5”
Bài làm
Tố Hữu đã từng nói:
“ Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghỡn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày”
Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không yêu mến, có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đó trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Bằng những vần thơ của ông, ta như giao cảm với những mảnh đời bất hạnh hay vẽ lên một bức tranh hiện thực đầy sắc sảo bởi một xã hội phong kiến ngột ngạt,áp bức. Bên cạnh đó, ông đã đề cao quyền sống của con người, đề cao tình yêu tự do và công lí. Nguyễn Du đã điểm sắc cho bức tranh của mình bằng cách thể hiện sự đồng cảm chân thành của mình với những con người không có tiếng nói trongn xã hội, thấp cổ bé họng và đặc biệt là số phận của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Tiêu biểu là đoạn trích “Ngẫu hứng kì 5”, trước tình cảnh ngơ ngác của người miền Bắc, tôi cũ nhà Lê, mới vào Huế, ở giữa những người của nhà Nguyễn, không phải là vai vế của mình. Bài thơ thể hiện sự nghèo khổ, đáng thương, đồng cảm với người ở thành Thăng Long.
“Hữu nhất nhân yên lương khả ai
Phá y tàn lạp sắc như hôi.
Tị nhân đản mịch đạo bàng tẩu,
Tri thị Thăng Long thành lý lai.”
( “ Có một người kia thật đáng thương,
Nón xơ, áo rách, sắc xanh vàng,
Tránh người cố né bên đường lủi,
Biết khách từ Thăng Long mới sang.)
“Ngẫu hứng kì 5” của Nguyễn Du nằm trong tập thơ chữ hán “Nam trung tạp ngâm” (Thơ ngâm vịnh ở phương Nam) với ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện trực tiếp chân dung tâm hồn và tư tưởng của tác giả. Tập thơ gồm 40 bài khi Nguyễn Du làm trong thời gian giữ chức quan ở Phú Xuân và Quảng Bình rồi lại trở về Phú Xuân, từ năm 1804 cho đến năm ông qua đời (1820), là 16 năm. Tập thơ này xuất hiện trong bản dịch của cụ Lê Thước, sau khi cụ Lê Thước có được bản sao chụp gồm 40 bài thơ qua thuộc quyền sở hữu của cụ Hoàng Xuân Hãn ở Pháp. Trước sự rối ren và sự chìm nổi của số phận, nhan đề “Ngẫu hứng” đã bộc lộ một phần sâu kín trong tâm tư, tình cảm của một con người “thương đời” mà “không cứu được đời” của tác giả.
Như Nguyễn Lộc đã từng viết: “”Nam trung tạp ngâm” có tính chất nhật ký, bút ký của tác giả trong những năm tháng làm quan ấy. Về đề tài, chưa có gì mới so với tập thơ đầu. Những bài thơ trong tập thơ này vẫn là những tiếng thở dài của nhà thơ trước một thực trạng mà ông không thấy có gì gắn bó.” Và cấu tứ trong bài thơ này cũng vậy, cấu tứ chính là một vấn đề xuyên xuyên suốt bài thơ là một mạch cảm xúc chính, vấn đề trọng tâm và là nội dung cốt lõi để đối tượng hay sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất. Xuyên suốt bài thơ là cảm xúc buồn thương, bơ vơ, lạc lõng của tác giả khi mới vào Huế ở giữa những người của nhà Nguyễn, không phải vai về của mình.
Mở đầu đoạn trích, nổi bật lên là hình ảnh của một con người đáng thương khi phải bước vào tình thế lưỡng nan.
“Có một người sao rất đáng thương,
Áo rách, nón rách, sắc mặt như tro.”
Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Du là sĩ phu tinh thông Hán học, am hiểu Bắc sử, thông thuộc văn chương thơ phú, biệt là thơ Tống – Đường. Năm 1804, Nguyễn Du cáo bệnh, từ chức, về quê nhưng chỉ được hơn một tháng thì lại có chiếu chỉ triệu vào kinh, giữ chức Đông các điện học sĩ. Cai bạ là chức quan đầu tỉnh nhỏ. Thời Nguyễn Du làm Cai bạ Quảng Bình, gia phả họ Nguyễn – Tiên Điền chép: “Phàm những việc trong hạt, như lính tráng, dân sự kiện thưa, tiền nong, lương thực, và các hạng thuế, ông đều bàn bạc thương lượng với các quan lưu thủ, ký lục để thi hành” Nên ông rất có tài và được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng. Nhưng tại sao lại rất “đáng thương” phải chăng ông đang xót thương, và cảm thấy xót xa cho số phận của riêng mình. Bởi ông phải đi vào một nơi xa lại, không quen biết, không quen thuộc nơi xứ Huế tưởng chừng như sẽ có một giấc mộng đẹp nhưng thật ra chỉ là những cảm xúc cô đơn, “đáng thương” của một xã hội đầy bi kịch và thối nát.
Không chỉ thế lại còn thêm cả “áo rách, nón rách, mặt như trò”. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp liệt kê càng nhấn mạnh thêm sự thiếu thốn, khó khăn của hình ảnh con người đang cảm thấy bơ vơ và lạc lõng giữa trốn mênh ,mông, không có cảm giác quen thuộc hay gần gũi. Thực chất, Nguyễn Du không hề muốn vào thành Thăng Long để phục dịch cho chế độ nhà Nguyễn. Nhưng vì hoàn cảnh, vì một xã hội đầy áp bực khiến ông phải sống theo những chế độ của những yêu cầu của xã hội cũ. Hay câu thơ:
“Tránh người khác thà tìm vào lệ đường mà đi”,
Ý chỉ rằng những con người đã và đang phải vào Thăng Long để phục dịch chế độ nhà Nguyễn. Bên cạnh đó tiếng xót thương, đáng thương ấy, tác giả không chỉ nói tới riêng bản thân mà ông còn muốn bộc bạch đồng cảm với những bi kịch, những con người có cùng hoàn cảnh, số phận giống mình khi phải đi phục dịch cho chế độ mới mà trong lòng vẫn cảm thấy vương vấn và lưu luyến chế độ cũ là nhà Lê. Dường như ông thấy mình đã chọn lầm đường- con đường mà càng dấn thân vào, con người càng mất dần đi thiên tính tốt đẹp:
“Chiếc áo xanh đi khắp đường bụi hồng
Con vượn, con hạc làm sao nhận ra được láng giềng cũ?”
(Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn).
Khi Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy Phú Xuân làm kinh đô, cũng là lúc Nguyễn Du quay trở về thành Thăng Long, chắc hẳn khi quay lại Nguyễn Du phải phục sinh cảm xúc được sống giữa các văn nhân, nhà nho tài tử, giữa những trung tâm nghệ thuật quý tộc chốn kinh kỳ đông đảo tao nhân mặc khách… Trái lại, ông nhìn sâu và thấu cảm với những sinh linh yếu hèn, tội nghiệp, cơ hàn. Đó là những “xướng ca vô loài” như định kiến thủ cựu.
“Biết khách từ Thăng Long mới sang”
Ông đã có những nhận thức sâu sắc về bản chất xã hội đương thời. Đó không phải là nơi cho những con người có hùng tâm, tráng chí cất cánh bay cao. Người nghệ sĩ trong ông khi nhìn lại những biến động của thời đại đã không thể không đau đớn cho cuộc đời. Hay như bài “Gặp người ca nữ cũ của em trai” (Ngô gia đệ cựu ca cơ) cũng đã thể hiện mối quan hoài về sự biến đổi của nhân sinh và thời đại. Đều gắn bó với hình ảnh con người của thành Thăng Long, đều thông qua hình ảnh con người để bộc lộ cảm xúc về nhân sinh. Nhưng bài “Ngẫu hứng” khắc hoạ hình tượng người áo rách nón xơ, lưu lạc đảng thương từ Thăng Long đến. Còn bải “Gặp người ca nữ cũ của em trai” khắc hoạ hình tượng người hầu gái là ca nữ đã khác xưa khi nhà thơ gặp lại nàng trên đất Thăng Long. Không chỉ thế, “Ngẫu hứng” bộc lộ nỗi xót xa, cô đơn, đồng cảm khi nhìn thấy người tử thành Thăng Long lại.Và “Gặp người ca nữ cũ của em trai” lại là tâm trạng ngậm ngùi của người trở về chốn cũ nhận ra những điều thay đổi – những điều còn giữ của “cổ nhân”. Đó vừa là nỗi lòng thương tiếc, hụt hằng trước sự đổi thay, mất mát vừa là sự bao dung và khao khát niu giữ lại những điều tươi đẹp nhất.
Như vậy, bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt kết hợp với các biện pháp tư từ như so sánh, nhân hóa đã cho ta thấy được tình cảnh đáng thương, bơ vơ và lạc lõng của chính tác giả trong chốn quan trường. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sử dụng những ngôn từ gần gũi, nhiều sự độc đáo, sáng tạo với hình ảnh con người đáng thương càng bộc lộc và nhấn mạnh thêm được tâm trạng cũng như hoàn cảnh xót xa và cảm thấy chán nản của tác giả về một chế độ khủng hoảng và áp bức. Và càng làm cho ta thấy rõ được sự tài hoa, tài năng của Nguyễn Du trong cách sử dụng thơ chữ hán của mình một cách chân thực và độc đáo trong những tác phẩm văn học.
Bài thơ “Ngẫu hứng kì 5” là nỗi thương cảm xót xa cho số phận của tác giả cũng như những con người trong chế độ cũ khi phải đi phục dịch cho chế độ nhà Nguyễn. Thấy được sự mục nát của một xã hội đương thời cũng như sự thất vọng của Nguyễn Du về chốn quan trường. Nơi con người ta cảm thấy bế tắc của sự lỡ thời, thất thế nhưng lại phải đau xót, tủi thẹn vì nguy cơ đánh mất chính mình. Ông giống như một người không muốn trôi theo dòng chảy kia nhưng chẳng thể nào thoát khỏi được vòng xoáy dữ dội của nó nên đành chấp nhận. Điều đau xót nhất là, khi bước chân vào nẻo thanh vân cũng là khi hoài bão, ước mơ dần nguội tắt.