Đề đọc hiểu theo ma trận mới của Bộ bài Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm

ĐỀ VỀ THƠ LỚP 10

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) THEO ĐÚNG MA TRẬN CỦA BỘ

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Tự luận)

Một mai(1), một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao(4).

(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 1995, tr.129)

 

Chú giải:

Mai(1): dụng cụ đào đất, xắn đất.

Dầu ai(2): mặc cho ai. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này).

Cội cây(3) :  gốc cây.

(4)Hai câu 7 và 8, tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định nhịp điệu của hai câu thơ sau:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

Câu 3: Nghệ thuật tiêu biểu của thơ Đường luật được sử dụng ở hai cặp câu thơ thực và luận là gì?

Câu 4. Em hiểu thế nào là nơi vắng vẻ và chốn lao xao ?

Câu 5. Em hiểu như thế nào về quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?

Câu 6. Vẻ đẹp chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ Nhàn là gì?

Câu 7. Từ triết lý sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, các em có suy nghĩ gì về quan niệm sống nhàn của một bộ phận thanh niên, học sinh trong xã hội ngày nay

Câu 8. Sau khi đọc bài thơ, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.

Hướng dẫn chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn bát cú

Câu 2. Xác định nhịp điệu của hai câu thơ luận: Nhịp 2/5

Câu 3: Nghệ thuật tiêu biểu của thơ Đường luật được sử dụng ở hai cặp câu thực và luận: Đối

Câu 4- Nơi vắng vẻ là những nơi ít người, nơi thôn quê, rừng núi, hiểu rộng hơn, đó là những nơi thanh tĩnh, không có cảnh đua chen tranh giành

– Chốn lao xao là nơi có đông người, ồn ào, nơi chợ búa, thị thành, hiểu rộng hơn, đó là nơi xa hoa, quyền quý, cũng là nơi người ta cạnh tranh sát phạt lẫn nhau để mưa cầu danh lợi cho mình.

Câu 5

Quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ:

– Sống hòa hợp với thiên nhiên, tránh xa vòng danh lợi với tâm hồn thanh thản, thư thái.

– Khi thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi, vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường. Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cốt cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.

Câu 6– Vẻ đẹp chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Nhân cách trong sáng vượt lên danh lợi.

– Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao.

– Trí tuệ sáng suốt uyên thâm.

Câu 7. Từ triết lý sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, các em có suy nghĩ gì về quan niệm sống nhàn của một bộ phận thanh niên, học sinh trong xã hội ngày nay

– Trong bài thơ tác giả phủ nhận danh lợi, phú quý và ca ngợi cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

– Quan niệm sống nhàn của một bộ phận thanh niên, học sinh trong xã hội ngày nay Xuất phát từ tâm lí sợ khó, sợ khổ, không chịu lao động, học hành chăm chỉ, … Sống lười biếng, không có mục tiêu, ý chí, khát vọng sống, phụ thuộc vào cha mẹ, gia đình.

– Cản trở sự phát triển kinh tế, làm xã hội trì trệ…

– Là học sinh, là người trẻ tuổi em nhận thức được mỗi người cần biết sống có ý nghĩa vì thế em sẽ chăm chỉ học tập rèn luyện để góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 8

Bài học cho bản thân sau khi đọc bài thơ:

– Trân quý những niềm vui bình dị từ cuộc sống, không nên vì vật chất, danh vọng hão huyền mà đánh đổi danh dự, nhân cách của mình.

– An nhiên, vui vẻ với những gì mình có, không cưỡng cầu…

– Sống hoà mình vào thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

– Sống cuộc sống tự cung tự cấp, ung dung tự tại, mùa nào thức ấy

 

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn.

NBK là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học.

+ Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.

– Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn. Bài thơ thể hiện triết lí, quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

Giải thích chữ “Nhàn”:
– “Nhàn” : nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận.
– “Nhàn” : được nâng lên thành lối sống, thậm chí triết lí sống, đặc biệt phổ biến ở tầng lớp trí thức ngày xưa. Lối sống nhàn thường nảy sinh từ tâm lí bất mãn với thời cuộc. “Nhàn” cũng là một chủ đề phổ biến trong văn thơ trung đại.
– Trong bài Nhàn : lối sống nhàn được thể hiện xuyên suốt bài thơ, nổi bật là tâm trạng thảnh thơi, sự tự do lựa chọn cách sống cho mình – hòa mình với thiên nhiên bốn mùa; thái độ coi thường công danh phú quý.

Nhàn thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Sống “nhàn” nhưng rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã.

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

* Hai câu đề:  Vẻ đẹp cuộc sống ở am Bạch Vân của Nguyễn Bỉnh Khiêm. –  Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.

– Phép liệt kê những dụng cụ lao động mai, cuốc, cần câu kết hợp với điệp số từ “một” . Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn

-> csống vui thú điền viên dường như đã được chuẩn bị sẵn sàng , chu đáo

à cực tả cái riêng, niềm thích thú trước cái riêng của mình: lựa chọn cho mình một cách sống ( không chỉ là lao động mà còn là thú vui tiêu khiển)

Câu 2 +, Nhịp 2/5: từ Láy “ Thơ thẩn”: trạng thái thảnh thơi, ung dung, tự tại ko bận rộn bon chen.

….dầu ai vui thú nào

đại từ phiếm chỉ: người đời

à sự khác biệt về sở thích, lối sống giữa tác giả và đa số người đời và ý thức kiên định với lối sống đã chọn

=> Quan niệm: Nhàn –> tự mình kiếm sống ko lệ thuộc vào ai; hưởng cái thú làm chủ bản thân,. ( nhàn tâm)

–  Cuộc sống thuần hậu chất phác, giản dị giữa quê như một “lão nông tri điền”.

→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy.

* Hai câu thực: Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm . – Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

– Nhân cách cao đẹp : đối lập với danh lợi + “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho thiên nhiên tĩnh tại, chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ nơi thôn dã

+ “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.

– Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:

– “vắng vẻ” đối lập với “lao xao”. Tìm thấy sự thanh tao, tìm thấy sự thư thái của tâm hồn.

+ Vẻ đẹp trí tuệ: Tỉnh táo trong sự lựa chọn Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ đối lập với Người khôn, người đến chốn lao xao . Tỉnh táo trong cách nói đùa vui, ngược nghĩa- dại mà thực chất là khôn- còn khôn mà hóa dại.  bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình

⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn

->  Sống cuộc đời ẩn sĩ, ông thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, sống tự do hoà hợp với thiên nhiên để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.
* Hai câu luận: Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.

Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao. ( Chú ý bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông)

– Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.

– Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp

– Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

– Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.

– Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.

→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.

⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người

⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.

* Hai câu kết: Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.

– Trí tuệ uyên thâm với cái nhìn thông tuệ, người tìm đến say là chỉ để tỉnh- nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.

– Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao

→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.

– Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.

⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. nhận thức rõ ràng , tỉnh táo; trí tuệ của 1 bậc hiền triết hiểu rõ lẽ biến dịch và quy luật của c/đời:

+, nhắc nhở người đời hãy tránh xa sự cám dỗ của phú quý, danh lợi

+, Thái độ coi thường phú quý, đứng cao hơn phú quý.

=> Tư thế ung dung, nhàn nhã, coi thường danh lợi giàu sang=> người tiên nơi cõi tục.

– Mượn tích xưa, một người nằm ngủ dưới gốc cây hòe chiêm bao thấy mình được làm quan, giàu có, tỉnh dậy thấy vẫn nằm dưới cây hòe, mới biết chỉ là chiêm bao. Tác giả mượn tích xưa để bộc lộ thái độ xem thường phú quý công danh, qua đó khẳng định thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống, cách sống thực sự thoải mái về tinh thần cũng như thể xác.

Tuy về ở ẩn , không làm quan nhưng ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suots cho các thế lực PK đương thời. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.

– Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:

– Nghệ thuật: + Thể thơ thất ngôn Đường luật

+ Ngắt nhịp linh hoạt.

+ Sử dụng phép đối, điển cố.

+ Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.

– Nội dung: Bài thơ thể hiện quan niệm sống nhàn, vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã.

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại, ngôn ngữ.

Bài  thơ Nhàn đã cho thấy trong quá trình Tiếp thu văn học Trung Quốc, NBK một mặt tuân thủ tính qui phạm, mặt khác lại phá vỡ tính qui phạm Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa chữ Nôm trở thành ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Tác giả đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập, ngôn từ giản dị nhưng không kém phần tinh tế, nhịp thơ linh hoạt. Ông cũng đưa vào thơ những hình ảnh dân dã, gần gũi, bình dị, rất đỗi Việt Nam như hình ảnh cuốc, cần câu, măng trúc, giá, … là những nét hiện thực dân dã mà văn chương trung đại thường kiêng kị. Đó chính là điểm mới, những cách tân về nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn.

-Chính tài năng, bản lĩnh, cá tính sáng tạo mạnh mẽ của người nghệ sĩ đã Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật. thúc đẩy văn học trung đại phát triển theo theo hướng dân tộc hóa, hiện đại hóa, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Đó chính là quy luật kế thừa và cách tân, bảo lưu và tiếp biến của văn học.

Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

Bài thơ cho thấy vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của tác giả.

Bài thơ Nhàn của NBK không chỉ giúp người đọc hiểu hơn về quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như của tầng lớp trí thức ngày xưa mà còn bồi tâm hồn người đọc những tình cảm cao đẹp yêu thiên nhiên, vượt lên danh lợi tầm thường, gắn bó với nhân dân

 

Bài viết tham khảo

Sóng Hồng từng nhận xét Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông. Nhàn là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn. Bài thơ thể hiện triết lí, quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

“Nhàn”  lànhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận. “Nhàn” được nâng lên thành lối sống, triết lí sống, đặc biệt phổ biến ở tầng lớp trí thức ngày xưa. Lối sống nhàn thường nảy sinh từ tâm lí bất mãn với thời cuộc. “Nhàn” cũng là một chủ đề phổ biến trong văn thơ trung đại. Trong bài Nhàn  lối sống nhàn được thể hiện xuyên suốt bài thơ, nổi bật là tâm trạng thảnh thơi, sự tự do lựa chọn cách sống cho mình – hòa mình với thiên nhiên bốn mùa; thái độ coi thường công danh phú quý. Nhàn thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Sống “nhàn” nhưng rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã.

          Vẻ đẹp cuộc sống ở am Bạch Vân của Nguyễn Bỉnh Khiêm. –  Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. Phép liệt kê những dụng cụ lao động mai, cuốc, cần câu kết hợp với điệp số từ “một” . Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn, cuộc sống vui thú điền viên dường như đã được chuẩn bị sẵn sàng , chu đáo. Câu 2 có nhịp 2/5,  từ láy “ Thơ thẩn” trạng thái thảnh thơi, ung dung, tự tại ko bận rộn bon chen.….dầu ai vui thú nào. Sự khác biệt về sở thích, lối sống giữa tác giả và đa số người đời và ý thức kiên định với lối sống đã chọn

Quan niệm nhàn là tự mình kiếm sống ko lệ thuộc vào ai, hưởng cái thú làm chủ bản thân. Cuộc sống thuần hậu chất phác, giản dị giữa quê như một “lão nông tri điền”. Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy.

      Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm . – Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. Nhân cách cao đẹp đối lập với danh lợi.  “Nơi vắng vẻ” tượng trưng cho thiên nhiên tĩnh tại, chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ nơi thôn dã. “Chốn lao xao” tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường. Cách nói ngược: Ta dại – người khôn, “vắng vẻ” đối lập với “lao xao”. Tìm thấy sự thanh tao, tìm thấy sự thư thái của tâm hồn. Vẻ đẹp trí tuệ: Tỉnh táo trong sự lựa chọn Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ đối lập với Người khôn, người đến chốn lao xao . Tỉnh táo trong cách nói đùa vui, ngược nghĩa dại mà thực chất là khôn  còn khôn mà hóa dại. Bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình. Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.  Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn

Sống cuộc đời ẩn sĩ, ông thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, sống tự do hoà hợp với thiên nhiên để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.
      Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao. Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá là những món ăn thôn quê giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên. Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.

Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người. Cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.

        Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. Trí tuệ uyên thâm với cái nhìn thông tuệ, người tìm đến say là chỉ để tỉnh- nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao. Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm. Động từ “nhìn xem” tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triết lí sống Nhàn Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sang, nhận thức rõ ràng , tỉnh táo, trí tuệ của một bậc hiền triết hiểu rõ lẽ biến dịch và quy luật của cuộc đời.

Tư thế ung dung, nhàn nhã, coi thường danh lợi giàu sang, người tiên nơi cõi tục. Mượn tích xưa, một người nằm ngủ dưới gốc cây hòe chiêm bao thấy mình được làm quan, giàu có, tỉnh dậy thấy vẫn nằm dưới cây hòe, mới biết chỉ là chiêm bao. Tác giả mượn tích xưa để bộc lộ thái độ xem thường phú quý công danh, qua đó khẳng định thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống, cách sống thực sự thoải mái về tinh thần cũng như thể xác. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.

        Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ ở thể thơ thất ngôn Đường luật ngắt nhịp linh hoạt, sử dụng phép đối, điển cố, ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. Bài thơ thể hiện quan niệm sống nhàn, vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã.

      Bài  thơ Nhàn đã cho thấy trong quá trình Tiếp thu văn học Trung Quốc, NBK một mặt tuân thủ tính qui phạm, mặt khác lại phá vỡ tính qui phạm Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa chữ Nôm trở thành ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Tác giả đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập, ngôn từ giản dị nhưng không kém phần tinh tế, nhịp thơ linh hoạt. Ông cũng đưa vào thơ những hình ảnh dân dã, gần gũi, bình dị, rất đỗi Việt Nam như hình ảnh cuốc, cần câu, măng trúc, giá, … là những nét hiện thực dân dã mà văn chương trung đại thường kiêng kị. Đó chính là điểm mới, những cách tân về nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn. Chính tài năng, bản lĩnh, cá tính sáng tạo mạnh mẽ của người nghệ sĩ đã Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật. thúc đẩy văn học trung đại phát triển theo theo hướng dân tộc hóa, hiện đại hóa, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Đó chính là quy luật kế thừa và cách tân, bảo lưu và tiếp biến của văn học.

Bài thơ Nhàn của NBK không chỉ giúp người đọc hiểu hơn về quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như của tầng lớp trí thức ngày xưa mà còn bồi tâm hồn người đọc những tình cảm cao đẹp yêu thiên nhiên, vượt lên danh lợi tầm thường, gắn bó với nhân dân

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *