Đề đọc hiểu + phân tích giá trị đặc sắc của đoạn trích truyện thơ Nôm Phạm Tải – Ngọc Hoa

                                                                         MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

                    TỔ NGỮ VĂN                                                     MÔN THI: NGỮ VĂN 11

                                                                                                    Năm học : 2023-2024

                                                                                                Thời gian: 90 phút

MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

–  Nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, năng lực được qui định trong chương trình Ngữ văn lớp 11 cuối kì I.

–  Đánh giá bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

– Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng các đơn vị kiến thức:

+ Đọc hiểu được một đoạn văn bản ngoài sách giáo khoa theo đặc trưng thể loại.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận : Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Từ đó, giúp HS hình thành những năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

+ Năng lực viết bài văn nghị luận.

– Hình thức kiểm tra: Tự luận.

– Cách tổ chức kiểm tra: Viết tự luận trong 90 phút.

XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ

Ma trận

TT Kĩ năng Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc Truyện thơ Nôm 3

(3 câu

TL=1,5 điểm)

3

(3 câu

TL=3 điểm)

1

(1 câu

TL=1 điểm)

1

(1 câu

TL= 0,5 điểm)

60
2 Viết

 

Viết văn bản nghị luận về đoạn trích truyện thơ Nôm. 1* 1* 1* 1* 40
Tổng 25% 45% 20% 10% 100
Tỉ lệ chung 70%   30%    

 

* Lưu ý:

– Tổng số câu hỏi do người ra đề căn cứ vào hình thức kiểm tra để lựa chọn số câu hỏi phù hợp trên cơ sở đảm bảo: 60-70% tỉ lệ điểm câu hỏi nhận biết và hiểu; 30 – 40% tỉ lệ điểm cho câu hỏi vận dụng và vận dụng cao.

– Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 4 cấp độ; các cấp độ và cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án – Hướng dẫn chấm.

– Những đơn vị kiến thức, kĩ năng không có trong Ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe, viết báo cáo nghiên cứu,…) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên hoặc tích hợp trong các sản phẩm dự án học tập.

– Kiến thức tiếng Việt thực hành, lịch sử văn học, tác gia văn học được tích hợp trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.

  1. Bản đặc tả các mức độ kiểm tra, đánh giá
TT Kĩ năng Đơn vị

kiến thức /

Kĩ năng

Mức độ đánh giá Số lượng câu hỏi

theo mức độ nhận thức

Tổng %
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được nhân vật trong truyện thơ Nôm

– Nhận biết được người kể chuyện trong truyện thơ Nôm.

– Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ Nôm.

Thông hiểu:

– Phân tích được đặc điểm nhân vật trong truyện thơ Nôm.

– Nêu được chủ đề chính của truyện thơ Nôm và thông điệp rút ra.

– Phân tích được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ Nôm.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị nhân văn, triết lí nhân sinh từ truyện thơ Nôm.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

Vận dụng cao:

– Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của truyện thơ Nôm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo ma trận

ở trên

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn học (truyện thơ Nôm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của đoạn trích/tác phẩm.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc bài hát.

– Phân tích được những biểu hiện riêng của loại hình nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm .

– Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm.

– Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/tác phẩm).

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

 

 

TỔ NGỮ VĂN

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I                                                                                                                  MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11 (2023– 2024)

                   ( Thời gian 90 phút)

     Đề: Gồm có 2 trang

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Tóm tắt truyện thơ Nôm Phạm Tải – Ngọc Hoa

Ngọc Hoa là con một gia đình giàu có họ Trần, cha làm quan, quê ở Thanh Hà. Gặp Phạm Tải, người Sơn Tây, mồ côi cha mẹ, phải đi ăn xin để tiếp tục việc học, Ngọc Hoa đem lòng thương yêu. Ông bà họ Trần chiều ý con gái, cho Phạm Tải và Ngọc Hoa kết duyên. Trong làng có Biện Điền là tên vô lại, trước dạm hỏi Ngọc Hoa không được, thấy nàng lấy chồng thì đem lòng thù oán, bèn tạc tượng Ngọc Hoa đem dâng lên Trang Vương. Trang Vương là tên vua hiếu sắc, cho quan quân đến bắt Ngọc Hoa. Giữa triều đình, Trang Vương ép Ngọc Hoa lấy hắn, nhưng bị nàng cự tuyệt. Hắn lại thương lượng với Phạm Tải nhường vợ cho hắn, nhưng Ngọc Hoa vẫn kiên quyết không chịu. Trang Vương liền đầu độc Phạm Tải, bức bách Ngọc Hoa. Ngọc Hoa cầm dao rạch mặt, cắt tóc, mặc tang phục vào triều. Nàng viện cớ chồng chết, vợ phải để tang ba năm và nói chỉ khi nào đoạn tang mới trở lại. Trang Vương đành phải ưng thuận.

Ngọc Hoa đưa thi hài chồng về quê an táng. Hết ba năm cư tang, nàng tự tử để khỏi bị Trang Vương đòi bắt. Ngọc Hoa chết xuông âm phủ, gặp Phạm Tải, cùng với chồng làm đơn kiện Trang Vương tại điện Diêm La. Diêm Vương tuy là em Trang Vương, nhưng sau khi xét hỏi đã tuyên bố: “Thương anh tôi để trong lòng; Việc quan phải cứ phép công tôi làm” và ra lệnh ném Trang Vương vào vạc dầu. Phạm Tải, Ngọc Hoa được sống lại, trở về đoàn tụ ở cõi trần và chàng trị vì đất nước thay cho Trang Vương.

Đoạn trích dưới đây trích kể về việc vua Trang Vương sau khi được tên Biện Điền tặng tượng tạc Ngọc Hoa, đã cho quân lính đến nhà, ép chết Phạm tải và bắt nàng vào cung.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

[…]

Trang Vương thấy táng chàng rồi

     Truyền quan nội giám cho mời nương nương (1)

Thị thần thẳng tới Chiêu Dương (2)

Thưa rằng: “Vua dạy rước nàng vào trong”

Ngọc Hoa nghe nói giận lòng,

Cầm dao rạch mặt, máu dòng chảy ngay.

Khóc rằng: “Chàng hỗi có hay,

                                          Vì tôi nhan sắc, chàng rày thác oan!”

     Chẳng tham gác phượng, lầu vàng,

Vái trời, cắt tóc, để tang cho chồng.

Khăn tang áo trở não nùng,

Rời chân rón rén gót hồng bước ra.

Lạy thôi, quỳ tấu thượng tòa:

“Chồng tôi quả thác đã ba ngày rày,

Tôi là phận gái thơ ngây,

Vua đòi vâng phép vào đây làm gì?”

Vua nghe nói vân vi mọi nhẽ,

Phán rằng: “Nàng sao nỡ hoài thân?

Chớ nghe cáo bỏ chư quan,

Phượng hoàng sao lại đứng ăn với gà!

Trẫm nay trị nước gần xa

Chưa ai xứng đáng gọi là chính phi.

Nó dù thiệt phận thác đi

Ta cùng nàng muốn kết nghì làm đôi.

Âu là duyên số bởi trời,

     Lòng vàng quyết hẳn đẹp đôi duyên vàng,

Hay là nàng nhớ thương chàng,

Cho nên nàng lại tìm đường lánh xa?”

Nàng liền đặt gối tâu qua:

“Chúc vua muôn tuổi quốc gia vững bền.

    Tôi niên thiếu, tuổi hèn thơ dại,

Còn xuân xanh tuổi mới mười ba

Lòng vua muốn kết giao hòa

Tôi xin về nhà, chịu chế ba đông (3)

Ba năm mãn phục tang chồng

Thời tôi kíp đến sân rồng chầu vua”.

                                                […]   

        (Trích “Kho tàng truyện Nôm khuyết danh”- tập 1, trang 34, 35, 36- NXB Văn học)

  • Nương nương: Chỉ nàng Ngọc Hoa
  • Chiêu Dương: Cung của Hoàng hậu
  • Ba đông: ở đây đây ý chỉ chịu tang Phạm Tải ba năm

Câu 1. Dựa vào nội dung tóm tắt, cho biết cốt truyện được xây dựng theo mô hình nào? (0,5  điểm)

Câu 2. Người kể chuyện trong đoạn trích là ai? (0,5  điểm)

Câu 3. Chỉ ra những dấu hiệu trong đoạn trích cho thấy đây là truyện thơ Nôm bình dân. (0,5 điểm)

Câu 4. Phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật Trang Vương thể hiện qua đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 5. Xác định chủ đề chính của đoạn trích và cho biết qua đoạn trích này, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Nhận xét về cách thể hiện thái độ của nhân vật Ngọc Hoa qua đoạn thơ:

Trang Vương thấy táng chàng rồi

     Truyền quan nội giám cho mời nương nương (1)

Thị thần thẳng tới Chiêu Dương (2)

Thưa rằng: “Vua dạy rước nàng vào trong”

Ngọc Hoa nghe nói giận lòng,

                                                  Cầm dao rạch mặt, máu dòng chảy ngay.

Câu 7. Lời nói và hành động của nhân vật Ngọc Hoa trước Trang Vương có ý nghĩa gì với anh/chị? (1,0 điểm)

Câu 8. Qua hình ảnh nhân vật Ngọc Hoa anh/chị có suy nghĩ gì về tâm hồn và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến? (0,5  điểm)

VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của đoạn trích truyện thơ Nôm Phạm Tải – Ngọc Hoa trong phần đọc hiểu trên.

………………………………………………………….HẾT………………………………………………..

 

 

  ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I                                                                                                     MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11 (2023 – 2024)

               (Thời gian 90 phút)

 

  ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

( Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang)

HƯỚNG DẪN CHUNG

Về cách chấm:

– Giám khảo cần nắm vững Đáp án-Thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Ở một số ý, đáp án chỉ nêu mức điểm chính, việc chi tiết hóa điểm số cho mỗi ý phải được thống nhất trong Tổ chấm kiểm tra, nhưng không thay đổi tổng điểm của mỗi ý.

Tính điểm toàn bài thi:

Chấm riêng từng câu, tổng điểm toàn bài kiểm tra làm tròn như sau: Ví dụ: 5,25= 5,3; 5,75=5,8

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1  Cốt truyện được xây dựng theo mô hình: Hội ngộ – Lưu lạc – Đoàn viên.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời đúng không cho điểm

0.5
2 Người kể chuyện trong đoạn trích là: tác giả khuyết danh

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời đúng không cho điểm

0.5
3 Những dấu hiệu trong văn bản cho thấy đây là truyện thơ Nôm bình dân: tác giả khuyết danh sáng tác, chủ yếu lưu hành trong dân gian, phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới, ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời được 3 trong 6 ý cho 0,25

– Học sinh không trả lời đúng không cho điểm

0.5
4 Đặc điểm tính cách nhân vật Trang Vương thể hiện qua đoạn trích: háo sắc, cố chấp, một tên bạo chúa dùng quyền uy để ép người khác lấy mình.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 2 ý cho 0,75

– Học sinh trả lời được 2 ý cho 0,5

– Học sinh không trả lời đúng không cho điểm

1.0
5 –  Chủ đề chính của đoạn trích: Miêu tả cuộc sống bất hạnh của Ngọc Hoa, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của nàng trước cường quyền bạo lực, trước cái xấu, cái ác. Đồng thời lên án tên vua dâm dục, háo sắc, không biết lí lẽ.

–  Thông điệp tác giả muốn gửi gắm: Đề cao phẩm chất của những con người không bị phú quý làm mê đắm, không đầu hàng trước cường quyền và bạo lực, đặc biệt là người phụ nữ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được ý đầu cho 0,5

– Học sinh không trả lời đúng không cho điểm

1.0
6 Cách thể hiện thái độ của nhân vật Ngọc Hoa qua đoạn thơ: Bản lĩnh, quyết lấy cái chết để giữ vẹn đạo thủy chung.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 ý cho 0,75

– Học sinh không trả lời đúng không cho điểm

1.0
7 Lời nói và hành động của nhân vật Ngọc Hoa trước Trang Vương có ý nghĩa: Phải kiên quyết giữ gìn phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ trước cường quyền.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được “phẩm chất”, “phẩm giá” cũng cho 1,0 điểm.

– Học sinh không trả lời đúng không cho điểm

 1.0
8 – Tâm hồn: trong sạch, thủy chung, son sắt

– Số phận bất hạnh, bị vùi dập, chà đạp, không có quyền quyết định hạnh phúc,…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý cho 0,25

– Học sinh không trả lời đúng không cho điểm

 0.5
II   VIẾT: Viết văn bản nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của đoạn trích truyện thơ Nôm trong phần đọc hiểu trên. 4.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.25
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

khái quát đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

0.25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

 

 

 

 

2.5

  * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn thơ trong đề.

* Phân tích:

– Tóm tắt khái quát truyện thơ Nôm Phạm Tải – Ngọc Hoa

– Nội dung: Miêu tả cuộc đối thoại của Ngọc Hoa trước Trang Vương. Những phẩm chất tốt đẹp của nàng trước cường quyền bạo lực, trước cái xấu, cái ác. Đồng thời thể hiện ước mơ đổi đời; tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác của nhân dân ta.

– Đặc sắc hình thức nghệ thuật

+ Cốt truyện đơn giản, gần gũi, xây dựng theo mô hình Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành động, lời thoại, đối thoại của nhân vật. (Ngọc Hoa: xinh đẹp, nết na, mạnh mẽ, chung thủy, đức hạnh quyết bảo vệ hạnh phúc gia đình. Trang Vương: vô đạo, háo sắc)

+ Ngôn ngữ: giản dị, tự nhiên, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày

* Đánh giá chung: Đoạn trích đã thành công ca ngợi tinh thần quật cường của người dân lao động trước sự tàn bạo của giai cấp phong kiến. Ca ngợi tình vợ chồng chung thủy, keo sơn.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,25 – 2,5 điểm.

– Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,25 điểm – 2,0 điểm.

– Học sinh phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – -0,75 điểm

  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0.5
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *