Đề đọc hiểu Đêm đợi lũ, NLXH bàn về việc khai thác rừng trái phép ở Việt Nam hiện nay

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

Là công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong nửa học kì II, của khối 11 trong nhà trường, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh trường THPT Phạm Phú Thứ.

II.   HÌNH THỨC, CÁCH THỨC KIỂM TRA

Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút.

Cách thức, thời gian tổ chức kiểm tra: Kiểm tra tập trung toàn khối 11, ngày /03/2024.

III.   THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 

 

 

TT

 

năng

 

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức Tổng

%

điểm

Nhận biết Thông

hiểu

Vận dụng Vận dụng

cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
 

 

 

1

Đọc hiểu Truyện    ngắn    hiện

đại

  2   2       1  

 

 

 

60

Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc

điểm và tác dụng

           

 

 

1

   
 

 

2

Viết Viết văn bản ghị luận về một vấn đề xã  hội  trong  tác

phẩm văn học

   

 

1*

   

 

1*

   

 

1*

   

 

1*

 

 

40

Tỉ lệ %   25 25 35 0 30 0 10  

100

25% 35% 30% 10%
Tỉ lệ chung 60% 40%

 

  1. Bản đặc tả

 

 

 

 

TT

 

 

năng

 

Đơn vị kiến thức / Kĩ năng

 

 

 

Mức độ đánh giá

Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức  

 

Tổng

%

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

1. Đọc hiểu Truyện ngắn hiện đại Nhận biết:

–    Nhận biết được chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn hiện đại.

–   Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

–    Nhận biết lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Thông hiểu:

–  Phân tích, lí giải được chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

–   Phân tích sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Vận dụng cao:

–     Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác

phẩm.

2 câu 2 câu   1 câu 60
Thực hành tiếng Việt Vận dụng:

– Xác định và phân tích được hiệu quả của hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong câu văn.

    1 câu  
3 Viết Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã

hội trong tác

Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

 

1*

 

1*

 

1*

 

1 câu TL

 

40

 

    phẩm văn học –  Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

–     Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

–  Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu:

–     Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

–    Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm.

–  Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

–   Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

–    Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

–   Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

–      Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

–  Vận dụng hiệu quả những

         

 

      kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục,

sức hấp dẫn cho bài viết.

         

Lưu ý:

  • Các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
  • Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

 

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ Văn – Khối: 11

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

(Thí sinh không phải chép đề vào giấy làm bài)

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản

ĐÊM ĐỢI LŨ

– Ông bà nói trật lất! Lão Sơn cụt lầm bầm, tiếc nuối hàng xà cừ trốc gốc đánh ùm xuống dòng nước ngầu đỏ chảy xiết.

Mấy năm trước, mưa nguồn cả ngày nước mới đổ về khúc sông La ngang nhà lão. Năm ngoái, mưa nửa ngày nước về mấp mé ranh vườn. Còn năm nay, mưa chừng sôi nồi cơm, nước đã cuồn cuộn nuốt hàng xà cừ sát mép sông. Vợ lão Sơn đang thu dọn đồ đạc, còn đám trẻ đã di tản về nhà ông bà ngoại từ trưa để tránh lũ quét. Màu xanh núi rừng ngày càng hút tầm mắt. Ông bà nói “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Bọn ăn của rừng giàu có vì không vốn bốn lời, chúng tậu nhà tuốt ở Sài Gòn có bao giờ biết mưa rừng lũ quét. Chỉ có đám dân nghèo bám đất bám rừng mới rưng rưng nước mắt vì thiên nhiên trả thù, vì môi trường sinh thái bị hủy diệt. Ông bà không nói trật lất là gì!

Có tiếng í ới rồi Hoè chui rào sang với bao quần áo trên vai. Lão Sơn đánh trận nửa đời, gửi lại trận mạc một cánh tay hồi mới tập vác súng. Lão từ rừng ra, còn chú lính địa phương quân Hoè từ phố xá lên vùng kinh tế mới lập nghiệp lại chui vào rừng để đốn củi, hầm than. Lão Sơn quý Hoè vì anh dám nói thẳng với đại diện chính quyền địa phương là con anh ta đói, trong khi chờ khoai sắn cho củ, anh chỉ lượm mót chút của rừng. Hoè thách thức lão Sơn cụt chặn bắt những chiếc xe chở gỗ lóng dài ngoằn chạy rầm rập từ rừng ra quốc lộ 1 hằng đêm của bọn đại lâm tặc, chứ bắt tịch thu gánh củi bao than của bọn tiểu lâm tặc như Hoè chỉ thêm mang tiếng… pháp luật không nghiêm minh. Ngày xưa, nếu không có những gốc cây gỗ đường kính hai, ba người ôm phải nối song mây vào dây dù mới căng được chiếc võng thì khối chiến sĩ đã bị bọn tàu gáo quạt tróc đầu.

Lão Sơn cụt đem chuyện những chuyến xe gỗ dài ngoằn hỏi bạn cũ giờ làm lãnh đạo. Bạn cười khẩy. Làm sao giữ nổi rừng trước làn sóng di dân ồ ạt, thôi thì biến rừng thành đồi trà, vườn cà phê, vườn cây ăn trái. Đó cũng là cách giữ độ che phủ cho đất, giữ nguồn cho nước bằng cách thay chiếc áo xanh cho rừng mà còn tạo ra của cải cho xã hội, đem lại cuộc sống sung túc cho bao người. Về những chuyến xe gỗ dài ngoằn rầm rập hằng đêm, người bạn lãnh đạo thề trên tình đồng đội năm tháng đổ máu chiến trường là hoàn toàn hợp pháp. Chỉ thời gian ngắn, lời thề theo người bạn cũ bay vào… trại giam vì giấy phép cho khai thác một thì bọn họ câu kết khai thác gấp mười. Rừng xanh nào mà còn!

Con tắc kè ló đầu khỏi cây cột ống tre thao láo nhìn hai người đàn ông uống trà trên bộ ván trước hiên, lạnh lùng buông hai tiếng “tắc kè” mà Hoè thường nhại “hết rừng”. Nước vẫn sôi sùng sục ngang khúc sông ôm quanh đất lão Sơn cụt. Vợ lão đang treo chiếc rổ đựng mẹ con bầy gà mới nở lên cây cột giữa nhà, góp chuyện:

  • Tại sao người ta chặt cây gỗ cả người ôm rồi trồng lại cây con bằng chiếc đũa, hả ông cụt?
  • Chuyện phá rừng nguyên sinh để trồng rừng non, bà phải hỏi mấy thằng Bảy Rưỡi.

 

Lão Sơn cụt tưng tửng. Bảy Rưỡi là tên chung mà lão đặt cho bọn phá rừng. Từ anh Ba anh Bảy đến thằng Mỹ thằng Pháp, lão đều gọi chung là Bảy Rưỡi để khỏi mếch lòng vì cha mẹ có đẻ đứa con nào chỉ có nửa người đâu mà đặt là Rưỡi. Hoè xía:

  • Thằng Bảy Rưỡi – phó – chủ – tịch mới ra tù hôm

Bọn phá rừng nổi tiếng ở quê lão mà báo chí gọi là “phá rừng vô địch quốc gia” bị kêu án mỗi thằng hai mươi năm tù, mới thụ án sáu, bảy năm đã được đặc xá về với vợ con; có thằng về chỉ còn con vì vợ đã ôm của ăn của rừng đi lấy chồng khác. Trường hợp này coi chừng ông bà nói đúng là “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, à ta!

  • Vợ chồng thằng Bảy Rưỡi – giám – đốc ra tòa ly dị rồi…

Bà Sơn cụt ghé ngồi bên chồng, uống một tách trà cho thấm giọng mới thông tin sốt dẻo, sau khi cột chặt miệng cái bao nhét đầy những thứ giá trị nhất. Năm nào cũng chạy lũ nên bà có thừa kinh nghiệm chọn cái gì, bỏ cái gì mà không tiếc rẻ nếu lũ có quét cả nhà đổ xuống sông. (…)

(Trích Những ngày trở gió, Hồ Việt Khuê, NXB Hội nhà văn, 2018)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định người kể chuyện của văn bản.

Câu 2. Xác định lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn văn in đậm. Từ đó, hãy nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Câu 3. Theo văn bản, vì sao lão Sơn quý Hòe?

Câu 4. Trình bày cách hiểu của anh/chị về chi tiết: “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”.

Câu 5. Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong câu văn sau và phân tích tác dụng biểu đạt của cách diễn đạt này: “Con tắc kè ló đầu khỏi cây cột ống tre thao láo nhìn hai người đàn ông uống trà trên bộ ván trước hiên, lạnh lùng buông hai tiếng “tắc kè” mà Hoè thường nhại “hết rừng”.”

Câu 6. Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) phân tích mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

LÀM VĂN (4.0 điểm)

Qua tác phẩm Đêm đợi lũ (Hồ Việt Khuê), anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về việc khai thác rừng trái phép ở Việt Nam hiện nay.

—— Hết ——

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Phần Câu Nội dung Điểm Điểm chấm cho HS hòa

nhập

I   ĐỌC – HIỂU 6.0 6.0
   

1

–  Người kể chuyện của văn bản: ngôi thứ ba.

Hướng dẫn chấm:

–  Trả lời như Đáp án: 0.5 điểm.

 

0.5

Theo khung điểm chung
   

2

–  Lời người kể chuyện: “Con tắc kè ló đầu khỏi cây cột ống tre thao láo nhìn hai người đàn ông uống trà trên bộ ván trước hiên, lạnh lùng buông hai tiếng “tắc kè” mà Hoè thường nhại “hết rừng”. Nước vẫn sôi sùng sục ngang khúc sông ôm quanh đất lão Sơn cụt. Vợ lão đang treo chiếc rổ đựng mẹ con bầy gà mới nở lên cây cột giữa nhà, góp chuyện.”

–  Lời nhân vật:

+ “Tại sao người ta chặt cây gỗ cả người ôm rồi trồng lại cây con bằng chiếc đũa, hả ông cụt?

+ Chuyện phá rừng nguyên sinh để trồng rừng non, bà phải hỏi mấy thằng Bảy Rưỡi.”

à Nhận xét: Lời người kể chuyện và lời các nhân vật được kết hợp linh hoạt, đan xen, tạo nên giọng điệu trần thuật đa thanh, tự nhiên, sinh động.

Hướng dẫn chấm:

–  Trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.

–  Trả lời được 01 ý: 0.5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo khung điểm chung

  3 Theo văn bản, lão Sơn quý Hòe vì: anh dám nói thẳng với đại diện chính quyền địa phương là con anh ta đói, trong khi chờ khoai sắn cho củ, anh chỉ lượm mót chút của rừng. Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.

 

 

1.0

 

Đạt được ½ nội dung

  4 Cách hiểu về chi tiết: “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”:

+ Thảm họa thiên nhiên lũ lụt, sạt lở xảy ra do con người khai thác, tàn phá rừng bừa bãi.

+ Khai thác rừng bừa bãi gây tổn hại nghiêm trọng đến đời

sống con người, trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần.

 

 

 

1.0

 

 

Đạt được ½ nội dung

 

    Hướng dẫn chấm:

–  Trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.

–  Trả lời đúng 01 trong 02 ý: 0.5 điểm.

   
  5 –   Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ: “Con tắc kè”, được hình dung như con người nên có cách kết hợp: “thao láo nhìn”; “lạnh lùng buông hai tiếng” cách kết hợp từ này phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường.

–   Tác dụng: Tạo ra hình ảnh độc đáo, mới lạ, thú vị gây ấn tượng và khơi gợi cảm xúc cho người đọc.

Hướng dẫn chấm:

–  Trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.

–  Trả lời được 01 ý: 0.5 điểm.

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

Đạt được ½ nội dung

  6 –  HS trình bày theo suy nghĩ của bản thân, diễn dạt trôi chảy. Phân tích mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

+ Nhân loại chỉ là một phần của thế giới tự nhiên.

+ Con người và tự nhiên nên sống chan hòa, gắn bó với nhau.

+ Con người cần bảo vệ, giữ gìn tự nhiên, đặc biệt là rừng.

+ Việc tàn phá tự nhiên (rừng) sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng (lũ quét) cho chính đời sống của con người.

Hướng dẫn chấm:

–  Trình bày thuyết phục, thành đoạn: 1.5 điểm.

–  Trình bày chung chung: 0.75 điểm – 1,25 điểm.

–  Trình bày qua loa, thiếu thuyết phục: 0.5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

Đạt được ½ nội dung

II   LÀM VĂN 4.0 4.0
    Qua tác phẩm Đêm đợi lũ (Hồ Việt Khuê), anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về việc khai thác rừng

trái phép ở Việt Nam hiện nay.

 

4.0

 

4.0

  a. Xác định yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm văn học

 

0.25

Đạt được ½ nội dung
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Nghị luận về việc khai thác rừng trái phép ở Việt Nam hiện nay được gợi ra từ truyện ngắn Đêm đợi lũ.

 

0.25

Đạt được ½ nội dung
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

–  Xác định được các ý chính của bài viết.

–  Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

 

 

2.0

 

Đạt được ½ nội dung

 

    * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

–  Giới thiệu tác phẩm Đêm đợi lũ và vấn đề xã hội cần bàn luận qua tác phẩm: việc khai thác rừng trái phép ở Việt Nam hiện nay

–  Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề đó.

* Triển khai vấn đề nghị luận: Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

–   Giải thích được vấn đề cần bàn luận: Khai thác rừng trái phép là khai thác các loại rừng thuộc diện không được cơ quan nhà nước cho phép như rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc khai thác quá khối lượng cho phép.

–  Thực trạng của nạn phá rừng ở Việt Nam: Diện tích rừng Việt Nam ngày càng bị thu hẹp. Từ một nước có độ che phủ lớn trên thế giới, đến thời điểm này, Việt Nam chỉ còn giữ được một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh.

–  Nguyên nhân của thực trạng đó:

·        Do đói nghèo, lạc hậu, rừng bị phá để làm nương rẫy.

·        Do ý thức bảo vệ rừng chưa được nâng cao ở mỗi cá nhân cũng như các tập thể có sự gắn bó và quan hệ trực tiếp với rừng.

·        Do tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, một bộ phận không nhỏ cán bộ lại đi phá rừng, chiếm đất vì lợi ích cá nhân.

·        Do khả năng quản lí của Nhà nước còn hạn chế: luật pháp chưa thật chặt chẽ, người có chức năng bảo vệ rừng chưa được trang bị đầy đủ về cả phương tiện, quyền lợi cũng như quyền lực để thực thi tốt nhiệm vụ,…

–  Hậu quả của việc rừng bị tàn phá là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng cao, lũ quét, sạt lở… diễn ra ngày càng thường xuyên và nặng nề hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, thậm chí tính mạng, tài sản của người dân, tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh tế của đất nước…

–   Giải pháp: Nâng cao ý thức cá nhân, thực hiện trồng cây gây rừng, có hệ thống luật pháp xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, tuyên truyền bảo vệ rừng, khai thác hợp lí, có

phương án bảo tồn và phát triển diện tích phủ xanh của

   

 

    rừng,…

– Mở rộng, trao đổi ý kiến trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Tổng kết vấn đề nghị luận:

–   Khẳng định vấn đề: vấn nạn khai thác rừng trái phép ở Việt Nam hiện nay cần được nhìn nhận thấu đáo, có định hướng giải quyết cụ thể, triệt để và toàn diện.

–   Đóng góp của tác phẩm Đêm đợi lũ đối với vấn đề: Tác phẩm cho thấy những hậu quả khi con người khai thác rừng trái phép, là hồi chuông cảnh tỉnh con người trước vấn nạn khai thác tự nhiên vô ý thức, không có quy hoạch và định hướng bảo tồn, phát triển môi trường sinh thái.

Hướng dẫn chấm:

–  Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm

–  Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.0 điểm – 1.75 điểm.

–  Trình bày chung chung, chưa rõ: 0.25 điểm – 1.0 điểm

   
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Trình bày được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận..

–  Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

–  Trao đổi các ý kiến trái chiều một cách hợp lí.

* Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

Đạt được ½ nội dung

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

 

0.25

Đạt được ½ nội dung
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm

+ Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0.5 điểm.

+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm.

 

 

 

0.25

 

 

Đạt được ½ nội dung

TỔNG ĐIỂM 10.0  

 

BẢNG KIỂM KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

 

Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
 

Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận    
Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn

luận

   
 

 

 

 

Thân bài

Giải thích được vấn đề cần bàn luận    
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của

người viết

   
Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm    
Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng

tỏ lí lẽ

   
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí    
Kết bài Khẳng định lại quan điểm của bản thân    
Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp    
Kĩ năng trình bày, diễn đạt Có mở bài, kết bài gây ấn tượng    
Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí    
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ

pháp

   

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *