Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua tác phẩm văn học kháng chiến chống Mĩ

Đề bài: “Văn xuôi những năm kháng chiến chống Mỹ xứng đáng là bản anh hùng ca ca ngợi những con người miền Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất, căm thù giặc cháy bỏng, yêu thương quê hương đất nước tha thiết, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến”.

Qua việc phân tích các tác phẩm tiêu biểu đã học trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ?

Biên soạn: Nguyễn Thế Anh – Lớp 12C – Trường THPT Hoa Lư A – Ninh Bình

HƯỚNG DẪN:

  • Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ 2 tác phẩm tiêu biểu “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi.

1: Giải thích ý kiến:

+ Ý kiến trên đề cập đến chủ nghĩa anh hùng cách mạng – nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học giai đoạn 1945 – 1975 mà biểu hiện cụ thể là ca ngợi phẩm chất của những con người miền Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất, căm thù giặc cháy bỏng, yêu thương quê hương đất nước tha thiết, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến.

+ Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mỹ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa. Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.

+ Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mỹ đem quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Ra đời trong bối cảnh đó, hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.

2: Chứng minh ý kiến:

  • Những con người miền Nam chịu đựng nhiều đau thương, mất mát – nỗi đau tiêu biểu cho đau thương của cả dân tộc. Ở họ, có tình yêu quê hương đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
  • Dẫn chứng:

+Tnú phải chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân anh bị giặc đốt mười đầu ngón tay.

+Việt và Chiến chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc.

  • Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng:

+ Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua tác phẩm văn học kháng chiến chống Mĩ

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua tác phẩm văn học kháng chiến chống Mĩ

+ Việt và Chiến cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước, thù nhà là lẽ sống.

  • Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con người cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng khắc sâu vào lòng người.
  • Những con người miền Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến:
  • Nhân vật Tnú:

+ Từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn quyết không chịu khai.

+ Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù.

  • Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ.
  • Nhân vật Việt: bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị Chiến, Việt ngây thơ, nhỏ bé, còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.
  • Nhân vật Chiến: cùng em bắn cháy tàu địch trên sông Định Thủy; quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình với lời nói như dao chém đá “Tao đã thưa với chú Năm rồi, đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.
  • Các nhân vật khác:

+ Cụ Mết: luôn tự hào về buôn làng, về người Strá; luôn dặn dò con cháu giữ gìn niềm tin sắt đá “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước mình còn” và quyết tâm chống lại kẻ thù “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua tác phẩm văn học kháng chiến chống Mĩ

+ Mai: một cô gái gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng đi nuôi cán bộ, thà chết chứ không chịu khai ra chồng ở đâu.

+ Dít: trước súng đạn kẻ thù, đôi mắt nó vẫn bình thản lạ lùng.

+ Ba má Việt và chú Năm: đều nhiệt tình tham gia cách mạng. Đặc biệt, chú Năm là người lưu giữ truyền thống gia đình, là khúc thượng nguồn trong dòng sông lịch sử gia đình.

+Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng trong “Rừng xà nu”; ba, má, chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình” đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu Tổ Quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ.

  • TÓM LẠI: Các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

3: ĐÁNH GIÁ CHUNG:

  • Với nghệ thuật miêu tả và khắc họa nhân vật tài tình, các tác giả đã dựng nên những chân dung anh hùng rất sinh động; đồng thời tái hiện lại không khí và tinh thần của dân tộc trong thời đại chống Mỹ cứu nước.
  • Qua đó chúng ta cảm nhận được tấm lòng yêu nước của các nhà văn. Họ đã khơi dậy trong mỗi con người Việt Nam lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với vận mệnh non sông.

Lưu ý : Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ các tác phẩm cùng thời

Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *