Tiết 55 – 56 Đọc văn:
Chí Phèo
– Nam Cao –
- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức :
- Tác giả : Nắm được đặc điểm chính về quan điểm Nt, những dề tài chủ yếu; phong cách NT của nhà văn
- Tác phẩm : Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( sự thay đổi nhân hình , nhân tính, tâm trạng khi gặp Thị Nở )
- Gía trị hiện thực và nhân đạo mới mẻ của tác phẩm
- Những nét đặc sắc trong NT truyện ngắn của Nam Cao như : điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, NT trần thuật, ngôn ngữ NT…
- Kĩ năng:
- Tóm lược hệ thống hệ thống luận điểm của bài về tác giả VH
- Đọc – hiểu VB theo đặc trưng thể loại
- Thái độ :
– Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tự đấu tranh và có tinh thần nhân đạo.
– KNS: KN giao tiếp : trình bày suy nghĩ ,nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của Nam Cao trong tác phẩm, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ; khao khát hoàn lương của Chí Phèo; KN tư duy sáng tạo : Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét về bản chất của đời sống XH trong nhân vật Chí Phèo , về PCNT của Nam Cao trong tác phẩm.
- Năng lực:
– NL chung: NL tự học; NL giải quyết vấn đề; NL hợp tác; NL tự chủ
– NL chuyên biệt: NL tạo lập VB; NL tiếp nhận VB; NL thẩm mỹ.
- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH:
- GV: SGK, giáo án,phiếu học tập
- HS: SGK, tập ghi bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động (5-7p) | |||
HĐ Giáo viên | HĐ học sinh | Nội dung | |
MĐ: ND: Chiếu cho HS xem 1 đoạn phim :” Làng vũ đại ngày ấy”. Câu hỏi 1: Đoạn clip em vừa xem có những nhân vật nào? Những nhân vật đó gợi em nhớ đến tác phẩm nào, của ai? Câu hỏi 2: Tác phẩm đó viết về đề tài gì? Sau khi học xong tác phẩm, điều gì đọng lại nhất trong em? Câu hỏi 3: Em hãy nhắc lại những nội dung ở đề tài “người nông dân” trong sáng tác của Nam Cao? – Dẫn dắt từ đề tài người nông dân trước CMT8 -> Chí Phèo. Hình thành năng lực tiếp nhận văn bản |
HS nhận diện tác phẩm đã học trong đoạn phim. Tác phẩm viết về đề tài người nông dân |
||
Hoạt động 2: Hình Thành kiến thức (30p) MĐ: – Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo – Thấy được một số nét NT đặc sắc của tác phẩm |
|||
Giáo viên | Học sinh | Nội dung | |
?Nêu xuất xứ tác phẩm Chí Phèo? ? Em có suy nghĩ gì về việc đổi tên của tác phẩm? ? Nêu đề tài truyện? ? Em hãy tóm tắt tác phẩm? ( giáo án/188,189) (Phiếu học tập 1)- Nhóm 1 – Lai lịch – Trước khi vào tù Chí làm gì cho ai? – Vì sao Chí bị vào tù? – Ra tù Chí thay đổi như thế nào về nhân hình và nhân tính?. – Sau khi gặp Thị Nở, Chí đã có những thay đổi như thế nào? – Bị thị Nở từ chối, Chí đã làm gì?. – Hình ảnh kết thúc tác phẩm. GV giới thiệu qua về làng Vũ Đại. Đây chính là không gian của tác phẩm. – Làng này dân “không quá 200, xa phủ, xa tỉnh”. – Có tôn ti trât tự nghiêm ngặt: + Cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến “bốn đời làm tổng lí”. + Rồi đến đám cường hào, chúng kết thành bè cánh, mỗi cánh kết bè đảng xung quanh một người: cánh cụ Bá Kiến, cánh ông đội tảo, cánh ông tư Đạm… + Sau nữa là những người nông dân thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén áp bức. + Sau cùng là những người dân dưới đáy cùng của xã hội, sống tăm tối như thú vật: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. – Đám cường hào một mặt ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau. Mặt khác, chúng “đu lại với nhau” để bóc lột, ức hiếp nông dân. ð Như vậy, chỉ qua một số chi tiết được chọn lọc kĩ lưỡng, Nam Cao đã dựng lên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối. Nam Cao đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông thôn. Đấy chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. ? Cuộc đời Chí Phèo được chia làm mấy giai đoạn? Phân công HĐ nhóm: Hình thành NL hợp tác Hình thành NL giải quyết VĐ – Nhóm 1: Lai lịch, tính cách Chí Phèo trước khi vào tù. Nhóm 2: Sự thay đổi về nhân hình, nhân tính, ý nghĩa tiếng chửi của Chí sau khi ra tù. – Nhóm 3: Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo.(Diễn biến tâm trạng sau khi gặp Thị Nở) – Nhóm 4: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. – Nhóm 5: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của TP. ? Döïa vaøo caùc chi tieát trong truyeän, em haõy cho bieát lai lòch, tính caùch cuûa Chí tröôùc khi vaøo tuø? => Ở giai đoạn này lai lịch xuất thân có đặc điểm những Chí vẫn có nét chung của những người nông dân lao động: Tuy phải làm thuê vất vả nhưng anh vẫn là một canh điền lương thiện , khoẻ mạnh biết tự trọng và có những ước mơ đời thường đẹp. Ở một XH bình thường, những con người như anh hoàn toàn có thể sống một cuộc sống lương thiện yên ổn. ? Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật . Một câu hỏi đặt ra là vì sao Chí lại thay đổi lạ lùng đến như vậy? Bởi vì đây không phải là sự thay đổi bình thường mà là sự thay đổi về bản chất con người :Từ một người lao động lương thiện , hiền lành và tự trọng đã biến thành“ Con quỉ dữ của làng Vũ đại”. Cái gì đã tác động đến Chí? ? Vì sao Chí phải đi ở tù? Ta thấy cái lý do vào tù cũng chẳng rõ ràng . Sống trong XH cũ ,người nông dân bị bắt, giải tù nhiều khi là chuyện thường không thể lý giải nổi tại sao. Pháp luật thời ấy đâu có sự công bằng cho họ . Vì cái lý là ở kẻ mạnh. ? Tìm dẫn chứng cho thấy sự thay đổi về nhân hình. Nhận xét ? Tìm các dẫn chứng cho thấy sự thay đổi về nhân tính của Chí ? nhận xét sự thay đổi đó.( Lối sống, Hành động, ngôn ngữ) Bản chất con người đó ra sao? Ta nghe tác giả kể:” Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy hắn ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều” và “hắn chủ yếu sống bằng nghề cướp giật” khi thì dúm muối của một cô hàng xén, mấy quả chuối xanh ở vườn nhà ai. Đời hắn là một cơn say vô tận…“ Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, người ta có thể sai hắn làm bất cứ chuyện gì , kể cả việc giết người ” ? Cách vào truyện của Nam Cao có gì độc đáo? Hãy nêu ý nghĩa câu chửi của nhân vật Chí Phèo? – Nhận xét tiếng chửi của Chí Phèo : + Tiếng chửi mở đầu câu chuyện một cách bất ngờ + Tiếng chửi của mộ kẻ say rượu có vẻ vu vơ mơ hồ, nhưng thực ra rất tỉnh táo. Anh ta mượu rượu để chửi đời. Tiếng chửi rất có thứ tự: Chửi trời, Chửi đời, chửi cả làng Vũ đại , Cha dứa mẹ nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn” ? Qua hành động đó em thấy Chí Phèo như thế nào? => Chí Phèo đã mất hết cả tính người . Chí đã bán linh hồn cho quỉ dữ .Chí là con quỉ dữ của làng Vũ đại , người ta sợ Chí, xa lánh Chí . Tội lỗi ấy nhà tù đế quốc và phong kiến tay sai hoàn toàn phải chịu trách nhiệm. ? Đánh giá, nhận xét chung về nhân vật ở phần này. ? Nêu hiếu biết của bản thân về thị Nở. ? Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở. Nhận xét, đánh giá về cuộc gặp gỡ này. ? Tác giả đã miêu tả tâm trạng Chí như thế nào khi gặp Thị Nở?( Tâm trạng? Cảm nhận cuộc sống?) Nếu trước đây Chí không ý thức được những điều này , ngay cả đến bao nhiêu tuổi cũng không nhân ra thì gặp Thị Nở như ánh sáng của ngọn đèn chiếu vào cuộc đời tối tăm của Chí Phèo . Thị đã mở đường cho Chí Phèo men bờ vực thẳm để trở lại làm người. Đó là sự hoàn lương của Chí. ? Ý nghĩa hình ảnh “bát cháo hành”mà thị Nở dành cho Chí.( Nghĩa thực, nghĩa ẩn) ? Xác định những từ ngữ thể hiện sự cảm nhận, tâm trạng của Chí khi thị Nở xuất hiện với nồi cháo hành trên tay cùng với sự chăm sóc ân cần mà thị dành cho Chí. Nhận xét, lí giải vì sao Chí có tâm trạng đó. => Đây là lần đầu tiên, khi ra tù Chí Phèo tự đối diện với mình để nhận ra thân phận của mình .Bát cháo hành ( cùng với tình yêu thương của Thị Nở) đã mở đường cho hắn trở về cuộc sống lương thiện .Với Chí Phèo , anh ta cảm nhận rất nhiều “ đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. . . hắn chưa được người đàn bà nào yêu. Còn lần này, bát cháo hành của Thị Nở làm hăn suy nghĩ nhiều . Hăn có thể tìm được bạn. . “. ?Với Chí Phèo, bát cháo hành của Thị Nở có ý nghĩa gì? => Như vậy qua bát cháo hành ,Chí Phèo cảm nhận được sự chăm sóc, yêu thương của người khác dành cho mình và chính anh ta cũng mong ước có niềm yêu thương ấy.Những ngày sau đó Chí không còn kinh rượu nhưng cố uống thật ít . Để cho khỏi tốn tiền nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau . Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say, và Hắn say Thị lắm. ? Cuộc gặp gỡ Thị Nở có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời Chí Phèo? Thị Nở là một nhân vật phụ nhưng lại có ý nghĩa đặc biết đ/v sự thức tỉnh và cả bi kịch sau đó của Chí Phèo. – Thị Nở là người phụ nữ hội tụ nhiều yếu tố bất lợi cho đường tình duyên: Thị nghèo nhất trong những người nghèo; Xấu “ma chê,quỉ hờn”; có tính dở hơi; hay quên,lại thuộc dòng mả hủi. Nam Cao là nhà văn giàu yêu thương , chắc chắn ông XD nhân vật Thị Nở không phải là để chế diễu , cười cợt một con người xấu xí . Dụng ý của ông xuất phát tự sự trân trọng con người. Xấu như Thị Nở mà chỉ cần tiếp xúc một lần Chí Phèo đã dánh thức phần người bấy lâu khuất lấp. Phải chăng đó là cái ý của tình người với nhau tưởng rất bình thường nhưng lại rất thiếu đ/v Chí Phèo và thiếu đ/v cả XH mà Chí đang sống. Thị Nở là tác nhân giúp Chí Phèo có ĐK tiếp xúc với tình người để thức tỉnh. ? Đánh giá chung về đoạn văn. Chỉ ra tư tưởng nhân đạo, sâu sắc mới mẻ của Nam Cao. ? Vì sao Thị Nở từ chối tình cảm chủa Chí Phèo? ? Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi Thị Nở nghe theo bà cô khước từ tình yêu của Chí? ? Đọc đoạn văn sau:.Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra , chao ôi , buồn ! Hơi rượu không sặc sụa , hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành . Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Rồi lại uống ” ? Phân tích nỗi đau đớn tuyệt vọng của Chí Phèo? Một câu hỏi đặt ra : Thị Nở đã chân thành yêu thương , chăm sóc Chí Phèo , và đã chung sống cùng hắn trong những ngày ngắn ngủi , hạnh phúc , thế thì tại sao Thị lại khước từ mối tình ấy? Ở đây không phải chính bản thân Thị khước từ, mà là Thị đã khước từ theo lệnh của bà cô “ Ai lại đi lấy cái thằng Chí Phèo?”.Thế là rõ bởi dưới con mắt bà ( cũng như cả làng Vũ đại) thì hắn không phải là con người và từ lâu hắn đã bị XH loài người khai trừ ra khỏi cộng đồng “ Ai lại đi lấy cái thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ?”.”Ai lại đi lấy một con thú vật, một con quỉ dữ bao giờ”, sức mạnh của định kiến đã khiến Thị cự tuyệt mối tình chớm nở được vài ngày . Đến người dàn bà “ma chê, quỉ hờn” như Thị mà còn cự tuyệt hắn , xỉa xói vào mặt hắn như vậy, thì hắn biết sống cùng ai được? Bức tường định kiến khắc nghiệt ấy đã chặn đứng hắn lại, không cho hắn trở về với XH loài người, và chính cái XHTD PK lúc bấy giờ đã bóp chết từ trong trứng cái ước mơ muốn được trở về sống lương thiện , muốn được làm người của Chí Phèo. Đó là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo , một bi kịch xót xa, đau đớn đã làm nhức nhối và ám ảnh bao thế hệ người đọc từ bấy đến nay. ? Đọc doạn văn :Không được ! Ai cho tao làm lương thiện ? Làm thế nào cho mất hết được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không! Chỉ có một cách . biết không! Chỉ còn một cách là . cái này! Biết không ?. ?Vì sao Chí Phèo giết Bá Kiến? Dưới con mắt dân làng, Chí là người như thế nào? Vì sao Chí Phèo tự sát? – Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến : + Dõng dạc đòi lương thiện , chất vấn Bá Kiến kẻ đã gây ra cho Chí bi kịch này . + Chí Phèo đã dùng dao đâm chết bá Kiến ( Trong tác phẩm Chí Phèo nhiều lần đến nhà Bá Kiến lần nào cũng có hung khí ( vỏ chai- con dao) Chứng tỏ mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến là mâu thuẫn giai cấp gay gắt không thể dung hoà) Bi kịch xót xa và đau đớn : Muốn được sống lương thiện mà không ai cho sống lương thiện ! Vậy chỉ còn con đường duy nhất là “chết” , bởi sống mà không được làm người , chỉ là thú vật , thì còn có ý nghĩa gì, sống để làm gì? Nhưng trước khi chết phải giết được kẻ thù – kẻ đã đẩy hắn sang thế giới của động vật , không cho hắn trở về với Xã hội loài người. Chí Phèo đã cầm dao đến nhà Bá Kiến để giết kẻ thù ,hắn đã uống rất nhiều rượu , nhưng lần này càng uống lại càng tỉnh , sau khi uống nhiều rượu với con dao ở thắt lưng ,miệng lảm nhảm :” Tao phải đâm chết nó! Chí Phèo cứ thẳng đường mà đi đến nhà Bá Kiến đi đòi lại lương thiện .Đây có thể coi là giây phút tỉnh táo nhất sau khi Chí đi tù về . Tỉnh táo xác định kẻ thù Ai cho tao lương thiện? làm thế nào để mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tỉnh táo trong hành động tự sát vì không được sống được sống lương thiện và không muốn trở lại kiếp sống thú vật như trước nữa . Cái chết là cách duy nhất để Chí giải quyết bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. – Vì thế chết mà vẫn uất ức , vẫn muốn nói to cho mọi người biết nỗi khát vọng của mình :” . . khi người ta đến thì hắn đã giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược , mồm hắn ngáp ngáp , muốn nói nhưng không ra tiếng . Ở cổ hắn thỉnh thoảng máu vẫn còn ứa ra. . .” ? Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa gì? + Chí Phèo được viết năm 1940, xuất bản năm 1941, trong hoàn cảnh đen tối của XH VN trước CM – 8. Nam Cao là nhà văn hiện thực , giống như nhiều người khác, chưa nhìn thấy lối thoát cho người nông dân. ? Em có suy nghĩ gì cách kết thúc câu chuyện Nam Cao lại để hình ảnh cái lò gạch cũ lại hiện ra trong dầu Thị Nở? Kết thúc tác phẩm Chí Phèo, người đọc gặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ đã từng xuất hiện ở phần đầu câu chuyện , khi Thị Nở nghe tin Chí chết đã nhìn nhanh xuống bụng và Đột nhiên Thị thoáng thấy hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà của và vắng người qua lại. . . – Đây là kiểu kết thúc vòng. Chí Phèo dù giết đượcBá Kiến, nhưng những người như Bá Kiến vẫn còn đó. Còn Chí Phèo, mặc dù đã tự kết liễu đời mình , nhưng những số phận như anh ta, mà đứa con trong bụng Thị Nở là hình ảnh sẽ vẫn đi lại con đường cũ. ? Bá Kiến là người như thế nào? ? Qua việc tìm hiểu tác phẩm anh (chị) hãy rút ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao thể hiện qua đoạn trích sâu sắc, mới mẻ ở chỗ; Nam Cao không chỉ đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân , lên án XHTD phong kiến áp bức, bóc lột như nhiều tác phẩm cùng thời , mà ông còn phát hiện miêu tả phẩm chất tốt đẹp của họ ngay cả khi họ đánh mất nhân hình , nhân tính. ? Em nhận xét gì về nghệ thuật XD tác phẩm? ? Nêu ý nghĩa của truyện ? |
* HS đọc tiểu dẫn. + Tiêu đề của tác phẩm mang ý nghĩa bao trùm và thể hiện nội dung chủ yếu của tác phẩm: – Nếu đặt tên tiêu đề là “Cái lò gạch cũ” mới chỉ phản ánh một đoạn đời sinh ra của Chí Phèo . Hơn nữa ở đoạn cuối, khi Chí Phèo tự sát , cái lò gạch lại thoáng hiện trong suy nghĩ của Thị Nở chỉ làm tăng thêm hạn chế của Nam Cao , không tìm được giải pháp cuộc đời cho người nông dân. – Đặt tiêu đề là “Đối lứa xứng đôi” thì truyện lại phải đề cập đến mối tình của Chí Phèo – Thị Nở. Còn bao vấn đề khác thì lại không đươc chú ý . – Lấy tên nhân vật chính đặt tên cho truyện là “Chí phèo” vừa làm nổi bật chủ đề ,vừa thể hiện cốt truyện . Nói đến Chí Phèo ai cũng nghĩ đến lò gạch, Thị Nở ,Bá Kiến. + HS tóm tắt. . Hình ảnh làng Vũ Đại. Đây chính là không gian của tác phẩm. – Làng này dân “không quá 200, xa phủ, xa tỉnh”. – Có tôn ti trât tự nghiêm ngặt: – Cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến “bốn đời làm tổng lí“. – Đám cường hào kết bè , kết đảng. – Người nông dân thấp cổ bé họng bị áp bức. – Người nông dân sống dưới đáy cùng XH. + 3 Giai đoạn. 1. Từ lúc ra đời đến lúc bị đẩy vào tù 2. Lúc Chí Phèo ra tù và gặp Thị Nở. 3.Bị Thị Nở khước từ tình yêu, Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát. Nhóm 1: Trả lời + Ngay từ lúc sinh ra Chí đã bị vứt bỏ ở một cái lò gạch cũ “ Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương , đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Một đứa con hoang tội nghiệp .Nhờ sự cưu mang của nhiều người: Anh thả ông lươn , bà goá mù, bác phó cối. Bác phó cối qua đời, hắn trở thành người không nơi nương tựa , phải bán rẻ sức lao động để kiếm sống.=> Chí đúng là một anh nông dân lương thiện không gia đình, không cha mẹ không nhà cửa,tứ khố vô thân. Nhóm 2: + 20t làm canh điền cho nhà lý Kiến. Bà ba Bá Kiến thỉnh thoảng gọi Chí lên đấm lưng , xoa bụng và làm cái việc “không phải”. Hắn buộc phải làm. Nhưng “vừa làm vừa run” vì “xấu hổ” => Chí bị người ta bắt vào tù. + Ở tù về Chí là một con người khác hẳn “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn,cái mặt thì đen mà rất câng câng , hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái nái đen với cái áo Tây vàng.Cái ngực phanh đầy những trạm trổ Rồng phượng, cả hai cánh tay cũng thế . . . “ => Bây giờ là vẻ mặt của tay anh chị , một kẻ du côn. Chí đã mất cả hình người. Cá nhân nhận xét, ghi nhận + Chí Phèo xuất hiện ngay từ trang đầu câu chuyện . Đây là cách vào truyện hất sức độc đáo của Nam Cao. Tác giả tập trung sự chú ý của mọi người vào nhân vật. + HS trả lời + HS trả lời Nhóm 3: Đọc đoạn văn từ “ Chí Phèo mở mắt…đáng sợ hơn đói rét và ốm đau” và trả lời các câu hỏi: + HS trả lời. – “ Hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc. Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc. “ + Chí cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình: “ Tiếng chim hót trong lành Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông .Tiếng người cười nói đi chợ về.” + Chí Phèo hồi tưởng quá khứ và hy vọng ở tương lai. “ Có một thời gian hắn mơ ước có một gia đình Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải quay tơ + HS trả lời. Đọc đoạn văn từ “ Cũng may thị vào… Hắn thấy lòng rất vui” trả lời các câu hỏi sau: * HS trả lời + Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức tình người, giúp Chí trở lại bản chất của anh canh điền ngày xưa. Hương vị cháo hành là hương vị của tình yêu. Hạnh phúc giản dị, dân dã mà lớn lao, lần đầu tiên trong cuộc đời Chí Phèo được nhận . + Gặp gỡ Thị Nở như một bước ngoặc trong c/đ Chí Phèo .Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo đã thức tỉnh Chí ,kéo Chí từ thú vật trở lại làm người ,sau bao nhiêu năm bán linh hồn cho quỉ dữ và tồn tại u mê như một con thú. HS nhận xét + Nhóm 4: Đọc đoạn văn từ “Chúng nó sẽ làm một cặp xứng đôi…hết”. Trả lời các câu hỏi sau: – Bị Thị Nở khước từ tình yêu, rơi vào bi kịch cự tuyệt quyền làm người: – Lúc đầu Chí ngạc nhiên ( vì sao mọi người không chấp nhận Chí?) – Chí chợt hiểu (một người như Thị Nở mà vẫn không chấp nhận Chí) – Chí → thức tỉnh → Hy vọng →Thất vọng → đau đớn → Phẫn uất → Tuyệt vọng * HS trả lời. + HS trả lời. – Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác. – Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phủ phàng cự tuyệt chí. + Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc ..” * Cái chết của Chí Phèo: Chí Phèo tự đâm chết mình chứng tỏ nhân vật bế tắc, không muốn quay về cuộc sống tha hoá . – Cái chết mang ý nghĩa XH sâu sắc – Mang tính chất trả thù giai cấp. – Tố cáo XH đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát, dẫn đến cái chết. => XHPK không những biến người dân lương thiện vào con đường bần cùng ,lưu manh tha hoá mà đẩy họ đến chỗ chết. * Cách kết thúc tác phẩm: – Chí Phèo chết, Thị Nở nghĩ đến cái lò gạch cũ. – Kiểu kết thúc vòng tròn. => Thể hiện sự bế tắc của số phận người nông dân trước CM – 8, đồng thời cũng là bế tắc trong nhà văn. – Cảnh báo về sự tồn tại của Chí Phèo néu như XHPK còn áp bức. – Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng: xảo quyệt, gian hùng, lọc lỏi, già đời đục khoét dân nghèo. – Nhân cách ti tiện, bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông, độc ác => Bá Kiến là nhân vật địa chủ cường hào được Nam Cao xây dựng với nhiều khám phá độc đáo riêng. + HS trả lời. + HS trả lời |
I. Tác phẩm: 1. Nhan đề truyện: – Nguyeân coù teân: Caùi loø gaïch cuõ – 1941, nhaø XB Ñôøi môùi ñoåi thaønh Ñoâi löùa xöùng ñoâi. – 1946, NC ñaët laïi laø Chí Pheøo. 2. Đề tài truyện: Người nông dân nghèo trước CM. 3. Tóm tắt truyện : – Chí Phèo ra đời không rõ gốc gác. Lớn lên là người nông dân lương thiện – Bị Bá kiến đẩy vào từ . Ra tù trở thành con quỉ dữ. – Gặp Thị Nở Chí Phèo thức tỉnh , muốn quay về c/s lương thiện – Bị từ chối, Chí Phèo tuyệt vọng, giết Bá Kiến và kết liễu đời mình . II. Phân tích: A. NỘI DUNG: 1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo: a. Trước khi vào tù – Người cố nông lương thiện: * Lai lịch: – Một dứa con hoang bị bỏ rơi – Đi ở hết nhà này đến nhà khác. – Cuối cùng làm canh điền cho nhà Bá Kiến. * Tính cách: – Hiền lành, chất phác – Ước mơ giản dị:” Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê. Vợ dệt vải”. – Giàu lòng tự trọng : “Thấy nhục khi phải bóp chân cho bà Ba” => Chí Phèo là người nông dân lương thiện, chất phát , mang bản chất tốt đẹp. ÔÛ moät xaõ hoäi bình thöôøng, Chí hoaøn toaøn coù theå coù cuoäc soáng löông thieän, yeân oån. b. Sau khi ra tù – “Con quỉ dữ của làng Vũ đại”. * Nguyên nhân: – Caùi ghen voâ côù, BK ñaõ ñaåy Chí vaøo tuø. – Nhaø tuø thöïc daân man rôï ñaõ bieán Chí thaønh “con quyû döõ” ” Toá caùo XH TDPK * Thay đổi: – Nhân hình: + “ Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn,cái mặt thì đen mà rất câng câng , hai mắt gườm gườm trông gớm chết” ” Bị cướp mất nhân hình – Nhân tính: + Lối sống: Triền miên trong những cơn say “chưa bao giờ hắn tỉnh táo” + Hành động: Uống rượu, phá phách, đâm thuê, chém mướn… “vô thức. + Ngôn ngữ : Chửi trời” Chửi đời” chửi tất cả làng Vũ Đại”Chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn” Chửi người đã đẻ ra hăn. => Chửi từ xa đến gần, thể hiện sự uất ức, bế tắc, bất lực; tiếng chửi không lời đáp cho thấy Chí cô đơn đến cùng cực; một cách phản ứng với xã hội; khát khao giao hòa với mọi người. ” Sức mạnh tố cáo; giá trị HT, nhân đạo: Sự đồng cảm của nhà văn. – Kết quả: “Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt mỗi khi hắn qua” Tiểu kết: – Hình tượng người nông dân bị lưu manh, tha hóa. – Hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của sự đè nén, áp bức nặng nề. – Giá trị: tố cáo XH, phát hiện mới của nhà văn, đồng cảm với nhân vật. C .Chí Phèo – Con người có khát vọng làm người: * Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở: – Thị Nở: Xấu xí, dở hơi, ế chồng. – Đêm trăng thanh gió mát. – Chí say rượu; – Thị ngủ quên ” Bản năng tự nhiên của con người. – Thị chăm sóc: Dìu vào lều, đắp chiếu: ân cần, tình người. * Sự thức tỉnh nhân tính: – Khi tỉnh rượu: – Laàn ñaàu tieân Chí tænh vaø caûm thấy “loøng mô hoà buoàn.”, cảm giác sợ rượu ” Dấu hiệu của sự nhận thức. – Nhaän ra nhöõng aâm thanh quen thuoäc cuûa cuoäc soáng (d/c)”Tieáng goïi cuûa cuoäc soáng thanh bình, giaûn dò, aám aùp. ” Gợi ước mô bình thường, giản dị khoâng thöïc hieän ñöôïc. – Nhận thức về hoàn cảnh hiện tại: Đã già; ñoùi reùt, oám ñau vaø coâ ñoäc ” Ñaùng sôï nhaát vì ñaõ gaây nhiều toäi aùc vôùi bị moïi ngöôøi ñaõ xa laùnh. => Suy nghĩ, nhận thức đầy đủ, tỉnh táo của một con người. – Khi Thị Nở bưng bát cháo hành đến: + Nghĩa thực: bát cháo giải cảm + Hàm ẩn: Tình thương, tình người chân thành lần đầu tiên Chí nhận được sự chăm sóc chân thành của người phụ nữ. ” Đánh thức phần người bị vùi lấp trong con quỷ dữ. – Diễn biến tâm trạng + Ngạc nhiên, xúc động “ Mắt ươn ướt …” + “ Nhìn bát bốc khói mà bâng khuâng …”, “ Vừa vui .. vừa buồn. năn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa”. + Chí Phèo nhận ra hương cháo ngon . + Cay đắng , xót xa: ” tại sao đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo ?” + Muốn được chăm sóc , an ủi ” làm nũng với thị.” – ” Thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người” + Tin tưởng, hy vọng Thị sẽ “mở đường cho hắn “. Mọi người “ sẽ nhận lại hắn” =>Thị Nở đã đánh thức lương tâm và bản chất lương thiện của Chí Phèo. Nhận xét: – Tình ngöôøi ñaõ thöùc tænh tính ngöôøi trong con quyû döõ. – Ngoøi buùt nhaân ñaïo mới mẻ: Khaúng ñònh baûn chaát löông thieän cuûa ngöôøi LÑ ngay caû khi hoï bò cöôùp maát caû nhaân hình laãn nhaân tính. d.Chí Phèo – Bi kich bị từ chối quyền làm người : * Nguyên nhân: + Do baø coâ: ñònh kieán XH ” Thằng không cha không mẹ, chỉ chuyên nghề rạch mặt ăn vạ”” Đã từ lâu, XH không còn xem Chí là người. + Thò khoâng ñuû can ñaûm vöôït qua ñònh kieán XH. * Tâm trạng khi bị cự tuyệt: + Ban đầu: ngạc nhiên, không hiểu.” Đang say với tình yêu, với khát vọng trở lại làm người. + hiểu” ngồi ngẩn mặt, không nói gì. ” Đau đớn, chết lặng. + Đuổi theo, nắm lấy tay Thị” níu kéo tuyệt vọng.” Đáng thương. + Tìm ñeán röôïu” trôû veà cuoäc soáng thuù vaät, nhưng “caøng uoáng, caøng tænh, càng tỉnh càng buồn; hơi rượu không sặc sụa; Chí cứ thoang thoảng nghe mùi cháo hành” ; “oâm maët khoùc röng röùc” ” Giọt nước mắt xót xa của con người sinh ra không được làm người. ” Khát vọng làm người đã chiến thắng con quỹ dữ trong Chí. + Xách dao ñi ñoøi “quyeàn löông thieän”, nhöng cuõng nhaän ra raèng “Ai cho tao löông thieän”.” Từ đây bi kịch bị cự tuyệt làm người mới thực sự bắt đầu. * Giải quyết bi kịch: + Ñaâm cheát Baù Kieán” Kẻ thù đã cướp mất quyền làm người của Chí. + Töï saùt” Bế tắc, không lối thoát. ” Hành động của người đã có ý thức về quyền sống của mình. ” Nieàm khaùt khao ñöôïc soáng löông thieän, không chấp nhận trở lại kiếp “quỷ dữ”. ] YÙ nghóa toá caùo XH. ] Tö töôûng nhaân ñaïo ñoäc ñaùo, môùi meû 2. Giá trị của tác phẩm : – Giá trị hiện thức: Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương. – Giá trị nhân đạo: + Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục. + Phát hiện và miêu tả phẩm chất tót đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành thú dũ + Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người . B. NGHỆ THUẬT : – Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc – Kết cấu chuyện mới mẻ , tưởng như tự do nhưng chặt chẽ lô gic. – Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhirn: giọng điệu đan xen, biến hóa , trần thuật linh hoạt . C. Ý NGHĨA VĂN BẢN : – Tác phẩm tố cáo mạnh mẽ XH thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhâ tính của người nông dân lương thiện , đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ bị biến thành quỷ dữ. |
|
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10 phút) – Mục tiêu: Giúp học sinh nắm chắc bài học, bộc lộ quan điểm cá nhân. – Nội dung: Giáo viên đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ, thảo luận nhóm và tìm câu trả lời cho câu hỏi . – Phương pháp: vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. |
||||||||||||||||||||||||||
GV tổ chức giờ dạy theo cách chia nhóm làm việc.
|
HS trao đổi cặp, cử đại diện đứng lên trình bày. HS khác nhận xét |
|
||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5P) | ||||||||||||||||||||||||||
GV yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau. HS lựa chọn một trong số các vấn đề sau: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về: – Ý nghĩa của tình người, tình thương qua chi tiết bát cháo hành trong cuộc sống. – Ý nghĩa của niềm tin vào bản chất lương thiện của con người trong xã hội. (NL tạo lập VB, NL tự quản bản thân) |
HS làm BT ở nhà |
|