GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
BÀI: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Tiết 2)
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Nguyễn Tuân
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1.Về nội dung:
– Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao
– Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2.Về kĩ năng:
-Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản;
-Rèn kĩ năng phân tích nhân vật;
-Kĩ năng thảo luận làm việc nhóm, phân tích đánh giá kết quả;
-Kĩ năng quan sát.
- Về thái độ:
– Yêu quý những vẻ đẹp văn hóa dân tộc
-Trân trọng tấm lòng của nhà văn Nguyễn Tuân.
Phương pháp, phương tiện dạy học:
1.Phương pháp:
-Phương pháp vấn đáp
-Thảo luận nhóm
-Trực quan ,giảng bình.
2.Phương tiện:
-SGK, SGV Ngữ văn 11 tập 1;
-Hình ảnh tư liệu liên quan đến tác phẩm Chữ người tử tù,kế hoạch giảng dạy, giáo án powerpoit
-Máy chiếu, bảng con, bút lông…
-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài (soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập)
III. Hoạt động dạy học:
- Hoạt động khởi động (5 phút)
a)Mục tiêu:
-Ôn lại kiến thức cũ, giới thiệu vấn đề mới.
-Tạo tâm lý hứng khởi, thích thú.
-Khơi gợi sự tò mò, mong muốn khám phá, tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
b)Nội dung:
-Học sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm Hai đứa trẻ ( Thạch Lam) và Chữ người tử tù (tiết 1).
c)Phương pháp:
-Sử dụng trò chơi ô chữ.
d)Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | KĨ NĂNG |
– GV chiếu ô chữ, HS lựa chọn ô chữ và trả lời các câu hỏi tương ứng. 1. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, món ăn nào được coi là thứ quà xa xỉ? 2. Nguyễn Tuân có sở trường với thể loại văn học nào nhất? 3. Hình ảnh nào được nhà văn Thạch Lam tập trung bút lực miêu tả trong đoạn cuối của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? 4. Trước Cách mạng phong cách của Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ, đó là chữ gì? 5. Truyện ngắn “Chữ người tư tù” ban đầu có tên là gì? 6. Nhân vật chính trong tập truyện “ Vang bóng một thời” thường là những Nho sĩ…. điền từ còn thiếu vào ….? 7. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam muốn gửi tới người đọc một thông điệp đó là: Đừng bao giờ đánh mất ….. điền từ còn thiếu vào ….. – GV dẫn vào bài mới: Nhân vật là kết tinh của cả tác phẩm, là nơi hội tụ tài năng của nhà văn. Xây dựng thành công nhân vật là điểm tựa vững chắc cho sự thành công của truyện ngắn. “Chữ người tử tù” đạt đến đỉnh cao vì đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao- nhân vật được đánh giá là “đẹp nhất trong đời văn Nguyễn Tuân” (Chu Văn Sơn). Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp cuả hình tượng nhân vật Huấn Cao. |
-Học sinh trả lời được câu hỏi. Nhận diện được nội dung trọng tâm của tiết học. 1. Phở 2. Tùy bút 3. Đoàn tàu 4. Ngông 5. Dòng chữ cuối cùng 6. Cuối mùa 7.Hi vọng Ô chữ hàng dọc: Huấn Cao |
-Kỹ năng tái hiện kiến thức. – Kỹ năng trực quan. |
2 .Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)
a)Mục tiêu nội dung:
– Hình tượng nhân vật Huấn Cao.
– Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
-Hiểu được một số nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
b)Mục tiêu kỹ năng:
-Đọc hiểu văn bản.
-Phân tích nhân vật tự sự.
-Làm việc nhóm.
-Thuyết trình.
c)Phương pháp, phương tiện:
-Phương pháp:
+ Thảo luận nhóm.
+ Vấn đáp, gợi mở.
+ Giảng bình.
-Phương tiện:
+ Bảng con, bút lông.
+ Sách giáo khoa.
+ Vở ghi.
d)Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | KĨ NĂNG |
Hoạt động 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Qua việc đọc và tìm hiểu tác phẩm, em cảm nhận gì về nhân vật Huấn Cao? HS: – là người viết chữ đẹp – là người có khí phách – là người có tâm. Giáo viên chốt 3 vẻ đẹp của hình tượng nhân vật và giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu Nhóm 1: Tìm những chi tiết trong tác phẩm để chứng minh vẻ đẹp tài năng của Huấn Cao ? Nhóm 2: Tìm những chi tiết trong tác phẩm và phân tích để chứng minh vẻ đẹp khí phách của Huấn Cao ? Nhóm 3: Tìm những chi tiết trong tác phẩm chứng vẻ đẹp tâm hồn của Huấn Cao? Nhóm 4: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật? Có thể đánh giá khái quát gì về nhân vật Huấn Cao? Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi gắm những quan niệm gì về cái Đẹp? Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 1: Cho hoc sinh thảo luận -Học sinh thảo luận, giáo viên quan sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn của học sinh. – Sau khi nghe đại diện nhóm báo cáo, học sinh các nhóm khác bổ sung, phản biện. Bước 2: Cho hoc sinh báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm tham gia phản biện và giáo viên chốt ý khắc sâu kiến thức v Thao tác 1: Nhóm 1 trình bày sản phẩm – Học sinh các nhóm bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Giáo viên đánh giá và giảng bình chốt ý. “Chữ” ở đây là chữ Hán – thứ chữ khối vuông, được viết bằng bút lông, vừa có tính chất tạo hình vừa ít nhiều mang dấu ấn cá tính, nhân cách người viết. Người viết chữ đẹp được coi là nghệ sĩ và viết chữ được xem là một hành vi sáng tạo nghệ thuật, một hoạt động sản sinh cái đẹp. Bộ môn nghệ thuật ấy được gọi là thư pháp. GV trình chiếu hình ảnh về thư pháp để giúp HS cảm nhận rõ hơn. v Thao tác 2: Nhóm 2 trình bày sản phẩm Học sinh các nhóm bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. – Giáo viên đánh giá và giảng bình: Nguyễn Du từng viết: “ Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”. Tuy nhiên Huấn Cao nằm ngoài qui luật ấy. Trong ngục thất ông vẫn hiên ngang, bất khuất, ung dung tự tại. Điều đó bộc lộ qua hành động lạnh lùng dỗ gông, bỏ ngoài tai lời đe dọa của tên lính áp giải, thái độ thản nhiên nhận rượu thit, lời nói tỏ ra khinh bạc với quản ngục. Đúng là khí phách của một bậc anh hùng “phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” v Thao tác 3: Nhóm 3 trình bày sản phẩm Học sinh các nhóm bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. – Giáo viên đánh giá và giảng bình: Vẻ đẹp thiên lương trong sáng: ông từ bỏ đặc quyền đặc lợi để đứng về phía nhân dân đấu tranh cho quyền lợi của họ. Khi vào tù Huấn Cao vẫn giữ nguyên vẹn tấm lòng ấy. Điều đó thể hiện rõ ở lí do ông cho chữ viên quản ngục “cảm tấm lòng” chứ không phải lung lay vì tiền bạc, quyền thế. Nguyễn Du từng khẳng định “ Cái Tâm kia mới bằng ba cái Tài, và có lẽ đây mới chính là điều khiến cho Huấn Cao tỏa sáng ở chốn lao tù. V. Goth có nói : “Trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối”. Huấn Cao là nhân vật hội tụ mọi vẻ đẹp: trí tuệ và trái tim xứng đáng được tôn kính. v Thao tác 4: Nhóm 4 trình bày sản phẩm Học sinh các nhóm bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. – Giáo viên đánh giá và giảng bình Thái độ trân trọng, ngợi ca, nuối tiếc của nhà văn trước một vẻ đẹp văn hóa lâu đời đang có nguy cơ mai một đồng thời là sự thể hiện quan niệm thẩm mĩ mà suốt đời nhà văn theo đuổi : cái Đẹp là sự hòa hợp giữa cái Tâm và cái Tài, cái Tài nhờ có cái Tâm để mà “cháy lên”, còn cái Tâm nhờ có cái Tài để mà “tỏa sáng” (R.Gam-da-tốp). |
– Nắm được nhưng nét chính về vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao. – Hiểu được quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuât. – Hiểu được mục đích của nhà văn Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao. 2. Nhân vật Huấn Cao a. Vẻ đẹp tài năng. – Tài năng của Huấn Cao được miêu tả gián tiếp qua lời đồn: “ …hay là người mà vùng tỉnh Sơn vẫn khen là có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” – Lời ngợi ca và mơ ước cháy bỏng của Viên Quản Ngục: “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm có được chữ của ông Huấn là như có một vật báu trên đời”. – Qua hành động và thái độ bất chấp tính mạng của Viên Quản ngục. <=>Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Qua đó nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ sự ngưỡng mộ, trân trọng với những người tài hoa và nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc b. Vẻ đẹp khí phách. – Trước khi vào ngục: + Là thủ lĩnh trong phong trào chống lại triều đình – Khi vào ngục: + Không thèm chấp, không thèm để ý đến câu nói của những tên lính + Hành động “dỗ gông” -> thái độ coi thường chốn ngục tù. – Thản nhiên nhận rượu thịt như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình -> phong thái tự do, ung dung, coi thường cái chết. – Trả lời Viên Quản Ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa” -> không quỵ lụy trước cường quyền. <=> Huấn Cao là trang anh hùng dũng liệt, khí phách hiên ngang, bất khuất. c. Vẻ đẹp tâm hồn – Không vì vàng ngọc mà ép mình viết câu đối -> là người trọng nghĩa khinh lợi – Khi biết được tấm lòng của Viên Quản Ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ: chỉ cho chữ những người biết trọng cái tài, quí cái đẹp – Câu nói : “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: thể hiện tấm lòng trân trọng những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. <=> Cái Tâm trong sáng, cao cả <=> Bằng bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao: một người vừa có Tài, vừa có Tâm. Hiên ngang, bất khuất trước cái xấu, cái Ác; mềm lòng trước cái Đẹp, cái Thiện * Quan niệm thẩm mĩ của nhà văn: – Cái Đẹp và Cái Thiện không thể tách rời. – Một nhân cách đẹp là sự thống nhất cao cả giữa cái Tài và cái Tâm, -> Đây là quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Qua đó bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân. |
– Kỹ năng đọc hiểu – Kỹ năng phân tích – Kỹ năng phát hiện chi tiết. – Đọc hiểu văn bản – Phát hiện chi tiết – Khái quát ý nghĩa chi tiết – Làm việc nhóm – Thuyết trình |
- Hoạt động luyện tập (4 phút)
a)Mục tiêu:
-Củng cố nội dung bài học.
-Khắc sau kiến thức.
b)Phương pháp:
-Sử dụng hệ thống câu hỏitrắc nghiệm.
c)Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | KĨ NĂNG |
Củng cố kiến thức bằng việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan |
Câu 1: Hành động rỗ rệp thang gông của Huấn Cao là biểu hiện của: A.Dũng khí, không run sợ trước cường quyền. B. Hành động theo thói quen C. Sợ hãi, run rẩy D. Nhân cách cao đẹp Câu 2: Huấn Cao đồng ý cho chữ Viên Quản ngục vì: A. Nể thầy thơ lại đã cầu xin B. Cảm ơn quản ngục đã biệt đãi C. Vì muốn được nổi tiếng D. Vì cảm tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của quản ngục. Câu 3:Nhận định nào đánh giá đầy đủ nhất về nhân vật Huấn Cao? A. Người anh hùng chọc trời khuấy nước. B. Người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang C. Một tấm lòng trong thiên hạ D. Một con người có tài, có tâm, có khí phách hiên ngang. Câu 4: Thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu để xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao? A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Tương phản, đối lập D. Liệt kê |
-Quan sát, phát hiện -Ghi nhớ – |
- Hoạt động vận dụng: (4 phút)
a)Mục tiêu:
-Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
-Hình thành thái độ với bản thân và với mọi người xung quanh.
b)Phương pháp:
-Sử dụng hệ thống câu hỏivấn đáp.
- c) Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | KĨ NĂNG |
– Thao tác 1: Giáo viên gợi mở: Cuộc sống hiện đại ngày nay, những giá trị văn hóa truyền thống có còn được xem trọng? Suy nghĩ về trách nhiêm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống ấy? – Em học được gì từ hình tượng nhân vật Huấn Cao? Thao tác 2:Nhận xét câu trả lời của HS |
– Nêu được thực trạng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. -Từ kiến thức của bài học, học sinh biết trân trọng hơn những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. – Đưa ra được một số giải pháp cụ thể để góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. – Bài học: – Sống có bản lĩnh, có khí phách. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải giữ “thiên lương”, cái Tâm trong sáng, tốt đẹp. |
-Giải quyết vấn đề hình thành những kỹ năng . – Trân trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như vẻ đẹp nhân cách của con người. |
Hoạt động tìm tòi khám phá: (2 phút)
a)Mục tiêu:
– Tìm hiểu thêm một số kiến thức có liên quan đến bài học: Tìm hiểu thêm về nghệ thuật thư pháp và sưu tầm những bức thư pháp cổ hiện nay còn được lưu giữ.
– Tìm hiểu nhân vật Viên Quản ngục và Cảnh cho chữ
b)Phương pháp:
– Đọc tài liệu, tìm hiểu kiến thức
c) Hoạt động:
-Học sinh về nhà tìm hiểu.
-Chuẩn bị nội dung tiếp theo: Nhân vật Viên Quản ngục và Cảnh cho chữ.