Bộ đề ôn luyện thi học sinh giỏi môn Văn. Tổng hợp những đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 10
Đề ra: Qua một số tác phẩm đã được học trong chương trình phổ thông anh chị hãy làm sáng tỏ “ Hào khí Đông A”
BÀI LÀM
“ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập” có triều đại nào không trải qua những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, có thời đại nào không vang dội những chiến công nức lòng, có người dân nào không sôi sục trong huyết quản một dòng máu yêu thương tha thiết. Tinh thần ấy được biểu hiện rõ nét qua Hào khí Đông a làm ngời sáng cả trang sử vàng dân tộc, kết đọng lại qua từng vần thơ bất hủ.
Trong tiếng Hán chữ Trần gồm hai bộ A và Đông, như vậy có thể hiểu Hào khí Đông A là hào khí thời nhà Trần, là chí anh hùng lẫm liệt thời đại nhà Trần, là không khí hào hùng của những trận chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược.
Thời đại nhà Trần(1225-1400) là một mốc son chói lọi trong bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc ta với ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông. Làm sao có thể lí giải được những chiến thắng huyền thoại ấy của một đất nước nhỏ bé trước một thế lực tàn bạo như quân Mông – Nguyên; “ Vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu cỏ cây chết rạp tới đó” nếu như không nghe qua những lời kể hùng tráng của các thi sĩ, những nỗi lòng của bậc tướng sĩ trướ thế sự quốc gia, hay đơn giản chỉ là một kẻ “ khách” không thôi. Tất cả đều rần rật cháy lên ngọn lử của Hào khí Đông A, ngùn ngụt một niềm kiêu hãnh tự hào:
“ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.”
( Múa giáo non sông đã mấy thu
Ba quân hùng khí nuốt trôi trâu )
( “ Thuật hoài” _ Phạm Ngũ Lão)
Câu thơ dịch từ “ hoàmh sóc” bằng từ “ múa giáo” chưa thật sat nghĩa. “ Múa giáo” thiên về biểu diễn cung kiếm, tay nghề, gợi một vẻ phô trương, đưa chủ thể vào thế động làm mất đi cường độ, nội lực của hình ảnh thơ. Còn nguyên văn lời thơ là “ hoành sóc”-cắp ngang ngọn giáo, chỉ 2 tiếng mà đầy sức gợi, gợi một dáng đứng tự tin, kiêu hãnh, gợi một phong thái đường hoàng,đĩnh đạc, gợi một ý chí sắt, một tinh thần thép chủ động trước tình thế, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Tư thế ấy, dáng đứng ấy dường như bất tử khi đặt trong sự rộng lớn của núi sông. Đây không phải là một vị tướng trấn giữu một thành trì hay một vùng biên ải mà trấn giữ cả non sông, đất trời với tư thế hiên ngang, kì vĩ sánh với núi sông. Trước sự rộng lớn của đất trời con người không trở nên nhỏ bé mà ngược lại càng trở nên tầm vóc hơn, dường như trong tư thế “cắp ngang ngọn giáo” ấy con người đã làm chủ cả thiên nhiên, đất trời. Sức mạnh ấy lan tỏa từ chiều sâu chuyển sang chiều cao của không gian, từ một người mà tới muôn người: “ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”. Từ một thế đứng hiên ngang, điệu thơ đã thăng hoa một cách rực rỡ và tỏa sáng hào quang lên tận trời xanh, át cả ánh sáng sao Ngưu- một khí thế xung thiên đã đưa đất nước đi lên từ trong kiên cường, lầm than, vùng dậy từ trong biển máu để chiến thắng những thế lực cường bạo như quân Nguyên – Mông. Hào khí Đông A ấy không chỉ rần rật cháy qua những nỗi niềm sục sôi bầu màu nóng của lòng căm thù giặc, không chỉ hân hoan trong lòng tự hào, tự tôn dân tộc mà còn tha thiết qua chữ “thẹn”. “ Thẹn” là cái hổ thẹn, sự thẹn thùng và đặt trong trường hợp này vị tướng sĩ ấy đã “ thẹn” vì thấy kém cỏi trước tài năng của Gia Cát Lượng. Đó là một nỗi thẹn cao cả tiêu biểu cho chí khí người con trai đời Trần, nỗi “thẹn” ấy vì một lẽ thật lớn lao, “thẹn” vì chưa trả được nợ công danh, chưa báo đền nợ nước vì sức mạnh không được như Gia Cát Lượng giúp nhà Hán ngày xưa.
Hào khí Đông A không dừng lại ở lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần quật khởi chóng xâm lăng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc mà hơn thế nữa nó còn là khía cạnh tâm sự sâu kín của con người, cũng là tâm trạng của thế hệ trai tráng lúc bấy giờ. Lúc nào cũng canh cánh thù nhà nợ nước, cũng đặt sự nghiệp gánh vác sự an nguy của đất nước trên đôi vai của mình. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng lưu danh sử sách đến muôn đời, dội vào lòng mai hậu một niềm tự hào dấy lên một khí thế hào hừng của lịch sử khi đi qua những chiến địa mang huyền thoại của lịch sử dân tộc.
Cũng trong domngf mạc cảm xúc ấy Trần Quang Khải đã gợi lại những âm vang chiến trận với những chiến thắng lẫy lừng qua bài thơ “ Phò giá về kinh”:
“ Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.”
Hai câu thơ đầu làm sống dậy không khí hào hùng, hồ hởi của hai cuộc kháng chiến diễn ra tại hai chiến địa oai hùng, thiêng liêng: Chương Dương, Hàm Tử. Những từ ngữ “cướp giá giặc”, “bắt quân thù” gợi lại chiến thắng oai hùng, chiến công nối tiếp chiến công. Tất cả dấy lên tjhành ngọn sóng đẹp đẽ nhấn chìm, cuốn trôi những thế lực quân thù mạnh như vũ bão. Từ những chiến thắng vang dội ấy tác giả thể hiện một niềm tin vô hạn, một ước mơ vĩnh hằng vào tương lai :
“ Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.”
Hai câu thơ thể hiện cho ước mơ của tác giả và cũng là ước mơ ngàn đời của nhân dân về một đất nước thái bình, thịnh trị, trường tồn đến muôn đời. Đó là hào khí sục sôi, vang dội của một đời, của một thời, sáng ngời cả hồn thiêng sông núi, âm vang đến muôn đời.
Bốn dòng thơ là sự kết tinh của hào khí thời đại, hừng hực, bừng sáng cả một trang vàng lịch sử. Sừng sững giữa đất trời một dáng đứng uy nghiêm, lẫm liệt của vị anh hùng, hiên ngang, sánh tầm vũ trụ giữa trận mạc binh đao.
Và để rồi hân hoan trong niềm vui thắng lợi ấy Trương Hán Siêu lại ngậm ngùi hạ bút, viết nên nỗi lòng qua những vần thơ “ Bạch Đằng giang phú”. Đó là một bức tranh tuiyệt đẹp về hào khí một thời:
“Thuyền tàu muôn đội
Tinh kì phấp phới
Hùng hổ sáu quân
Giáo gươm sáng chói.”
Cả một chiến trận với một hùng khí mạnh mẽ, kiên cường dội về với núi sông, dội về với người đời sau bằng những vần thơ như tô, như vẽ. Dường như cả chiến địa bừng sáng bởi những chiến công khiến cho Trương Hán Siêu phải thốt lên trong niềm cảm khái:
“Khác nào
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Niềm vui nối tiếp niềm vui, lòng tự hào tự tôn dân tộc ấy còn được nâng lên một tầm cao mới qua hai câu thơ:
“ Đến nay sông nước tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.”
Dòng sống lấp lánh ánh lửa binh sĩ trong đêm với lời thề vang vọng, quyết đền nợ nước trả thù nhà, dòng sông như còn in máu quân thù khi bại trận, “giày xéo lên nhau mà chết”. Dòng chảy ấy sẽ chảy đến ngàn đời khắc ghi một thời kì hoàng kim của lịch sử.
Trong niềm hân hoan với núi sông, đắm chìm trên trận địa linh thiêng có màu cờ tổ quốc ấy, tác giả đã ca lên những vần thơ ngời sáng một chân lí đẹp đẽ:
“ Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
Câu thư là một lời ca, một lời triết lí làm nên nét xoáy trong tâm hồn vị tướng sĩ -nhà thơ. Đồng thời lời thơ còn như khắc, như tạc sự vĩnh hằng, bất diệt của chiến thắng sông Bạch Đằng- một dòng sông chảy mãi đến muôn đời. Kết thúc tác phẩm là sự hụt hẫng cuỉa người anh hùng trước thời cuộc làm cho hào khí Đông A càng mang tính chất bi hùng của một công dân có trách nhiệm đối vợi nợ nước thù nha, lập công báo quốc.
Khi nhìn lại cả một chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, nhà văn Nguyễn Thành Trung đã cảm khái mà thốt lên rằng: “ Nếu như phải vẽ lại lịch sử Việt Nam thì trang nào cũng phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu.” Thật vậy, Hào khí Đông A rừng rực trong lịch sử, bừng lên qua từng trang thơ và lan tỏa đến muôn đời. Vẫn là hào khí mạnh mẽ của hồn thiên sông núi ấy nhưng mõi tác phẩm là một tấc lòng riêng, một cá tính sáng tạo riêng làm nên sự đa dạng của văn học đời nhà Trần tiêui biểu cho hình ảnh người con trai đời Trần. Hào khí ấy đã tiếp thêm sức mạnh để ngọn sóng dân tộc cuộn trào quia từng trận chiến.
Xem thêm : Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn văn có đáp án và bài văn mẫu : http://vanhay.edu.vn/hoc-sinh-gioi
HAY, DOC XONG CAM THAY THEM TU HAO VE DAN TOC.
Cảm ơn bạn nhé