Đề thi kết thúc học kì 1 Ngữ văn 11 THPT Trường Chinh

ĐỀ THI HẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017, MÔN NGỮ VĂN (Chương trình chuẩn)
Đề đọc hiểu bài Quê hương,phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, Nghị luận xã hội về vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH  
 Đề chính thức ,Thời gian làm bài 90 phút, học sinh làm vào giấy thi
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU: ( 2,0  điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:                                                                               

“Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ…”

  (Trích “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên ?
Câu 2. (1.5 điểm): Xác định biện pháp tu từ trong 02 câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.                 

 “Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi “

 
PHẦN II.  LÀM VĂN: ( 8,0  điểm)
Câu 1 (3.0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống?
Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở cho đến hết tác phẩm trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao?
 
                  Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

……………Hết…………

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
 Phần I: Đọc – Hiểu (2,0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt : miêu tả,  biểu cảm
Câu 2 (1.5 điểm):
– Biện pháp tu từ : so sánh, điệp ngữ (1 điểm)
– Tác dụng: tạo nhịp điệu nhịp nhàng; nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của quê hương (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (8,0  điểm)
Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, một tác phẩm văn học.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
– Có những cách viết sáng tạo, độc đáo.
Yêu cầu về kiến thức:
Câu 2: Nghị luận xã hội (3,0  điểm)
Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau miễn thuyết phục trên cơ sở những lập trường tư tưởng sau:
*Giới thiệu vấn đề (0,25 đ)
*Khái niệm (0,25 đ)
  *Vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống (1,25 đ)
– Ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh, lòng dũng cảm
– Ý chí nghị lực giúp ta khác phục khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta hướng về phía trước, vững tin vào tương lai
– Ý chí nghị lực giúp con người ta tự tin vào bản thân, tự tin với công việc mình làm.
  * Phê phán những người thiếu niềm tin, ý chí, hèn nhát và dễ dàng gục ngã (0,75 đ)
  * Rút ra bài học cho bản thân, định hướng hành động (0,5 đ)
Biểu điểm
– Điểm 2,5 – 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
– Điểm 1,75 – 2,25: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót về diễn đạt và chính tả
– Điểm 1,0 – 1,5: Đáp ứng một số phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả
– Điểm 0,25 – 0,75: Không đáp ứng các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả
– Điểm 0: Không làm bài
 
Câu 3: Nghị luận văn học (5,0  điểm)
Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau miễn thuyết phục trên cơ sở những lập trường tư tưởng sau:
* Mở bài (0,5 đ): Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Vấn đề cần nghị luận (diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở cho đến chết)
* Thân bài
– Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm đến khi Chí Phèo gặp thị Nở. (0,25 đ)
– Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. (1,5 đ)
+ Chí Phèo gặp thị Nở trong hoàn cảnh bất ngờ, lúc đầu khơi dậy bản năng của Chí nhưng rồi nhờ sự săn sóc của thị Nở và sau trận ốm Chí hoàn toàn thay đổi.
+ Tỉnh dậy nghe thấy âm thanh của cuộc sống
+ Thấy lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn, nghĩ đến hiện tại đáng buồn, lo sợ cho tương lai, thấy cô độc
+ Hương vị cháo hành của thị Nở thức dậy niềm khao khát lương thiện trong Chí
=>Nhận xét tư tưởng nhân đạo
– Bi kịch tinh thần của Chí Phèo (1,5 đ)
+ Khi thị Nở cắt đứt mối tình -Bà cô thị Nở không cho lấy Chí Phèo mặc dù linh hồn Chí đã trở về nhưng  không ai nhận ra
+ Chí rơi vào bi kịch sinh ra là người nhưng không được công nhận là một con người
+ Chí uống rượu -> tỉnh (ý thức về nỗi đau thân phận), ôm mặt khóc rưng rức, thấy thoang thoảng mùi cháo hành
+ Chí rơi vào bi kịch, trở thành quỷ dữ như  trước thì Chí không muốn, trở lại làm người thì không được, Chí khủng hoảng và bế tắc và cuối cùng đi giết kẻ cướp nhân hình , nhân tính của mình và tự kết liễu cuộc đời
=> Nhận xét hành động giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời  của Chí Phèo
– Nêu giá trị hiện  thực và nhân đạo của tác phẩm (0,25 đ)
– Nhận xét về nghệ thuật (0,5 đ)
*  Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận (0,5 đ)
Biểu điểm
– Điểm 4,0 – 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
– Điểm 2,75 -3,75 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót về diễn đạt và chính tả
– Điểm 1,75 – 2,5 : Đáp ứng một số phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả
– Điểm 0,25 – 1,5: Không đáp ứng các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả
– Điểm 0: Không làm bài
Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý về cách chấm. Trong quá trình chấm GV nên tôn trọng những cảm nhận có tính sáng tạo của HS. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Xem thêm :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *