Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Sơn La

ĐỀ  KIỂM TRA HỌC KÌ I, MÔN NGỮ VĂN 10
Cảm nhận bài thơ tỏ lòng Phạm Ngũ Lão,Đề đọc hiểu Con quạ và cái bình nước. Nghị luận xã hội suy nghĩ về vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống.

SỞ GD VÀ ĐT SƠN LA ,TRƯỜNG THPT SỐP CỘP                       

Thời gian: 90 phút

 
Phần I:  Đọc – hiểu (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:

 CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC

      Vào một ngày mùa hè nóng bức bất thường, một con quạ đang bay để tìm nước. Nó tình cờ tìm thấy một bình nước, nhưng khi cố gắng đặt mỏ vào bình để uống nước thì không thể nào với được nước ở bên trong.
      Nó cố và cố, từ từ với tới để lấy nước. Khi đã sẵn sàng từ bỏ và chấp nhận số phận, nó đã nảy ra một ý tưởng: thả những viên sỏi nhỏ vào trong bình cho đến khi mực nước dâng lên đến nơi mà nó có thể với tới được.
 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? ( 1 điểm)
Câu 2: Nội dung chính được nói tới trong văn bản trên là gì? (2 điểm)
     Phần II . Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1:Từ câu chuyện ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lòng kiên trì đối với con người trong cuộc sống ? (2 điểm)
Câu 2 :  Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão trong hai câu thơ  sau:
Phiên âm:

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

 
Dịch nghĩa:

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu.

 
Dịch thơ:

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe truyện Vũ Hầu.

                                  (Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão; SGK văn 10 trang 115,116)

 

– Hết –

 
SỞ GD VÀ ĐT SƠN LA                             ĐỀ  KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT SỐP CỘP                       MÔN NGỮ VĂN 10
                                                                       Thời gian: 90 phút
MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA

  1. Kiến thức:

– Kiểm tra,  đánh giá kiến thức đã học môn Ngữ Văn 10  của học sinh qua một học kì: Đọc hiểu, nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

  1. Kĩ năng:

– Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn học vào đọc hiểu một  văn bản tự sự.
– Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng tư duy, kĩ năng tạo lập văn bản( dùng từ, đặt câu, diễn đạt, trình bày) cho học sinh.

  1. Thái độ :

– Giáo dục tính chuyên cần, chịu khó cho học sinh, lòng yêu thích bộ môn .
– Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hành văn.

  1. Năng lực:

– Cảm thụ thẩm mĩ trong văn học.
– Nhận xét, đánh giá một khía cạnh trong tác phẩm văn học và vấn đề xã hội
– Phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản.
HÌNH THỨC KIỂM TRA: TỰ LUẬN .
ĐỀ KIỂM TRA
I.THIẾT LẬP MA TRẬN

 
                     Mức độ
 
Chủ đề
 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Thấp Cao
I. Đọc – hiểu:
 Bài ca dao
– Nhận biết được phương thức biểu đạt chính được sử dựng trong văn bản.
 
– Nhận biết được nội dung được đề cập đến trong văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 
3,0
30%
 
 
 
 
 
2
3,0
30%
II. Làm văn
1. Nghị luận  xã hội
 
– Giới thiệu được, đúng  vấn đề cần nghị luận: vai trò của
lòng kiên trì trong cuộc sống
 
– Giải thích được thế nào là lòng kiên trì?
 
– Phân tích được các biểu hiện của lòng kiên trì và vai trò củalòng kiên trì của con người trong cuộc sống
 
– Liên hệ rút ra bài học cho bản thân
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 
0,5
0,5%
 
1,0
10%
 
 
 
0,5
0,5%
1
2,0
20%
2. Nghị luận  văn học  
– Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: tác giả Phạm Ngũ Lão, bài thơ Tỏ lòng, vẻ đẹp nhân cách của tác giả được thể hiện trong 2 câu thơ
 
– Phân tích được vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão được thể hiện trong hai câu thơ.
 
-Thể hiện suy nghĩ nhận xét đánh giá của bản thân về nhân cách tác giả.
 
– Liên hệ hệ  quan niệm về trí làm trai trong VHVN trước và cùng thời với tác giả.
– Liên hệ thực tế cuộc sống, bài học cho bản thân.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 
1,5
15%
 
2,0
20%
 
1,0
10%
 
0,5
5%
1
5,0
50%
Tổng chung:
Số điểm
Tỷ lệ
 
5.0
50%
 
3,0
30%
 
1,0
10%
 
 
1,0
10%
 
5
10
100%


III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM

HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Tự sự.  ( 1 điểm)
Câu 2: Nội dung chính được nói tới trong văn bản trên là: Truyện kể về trí thông minh và sự kiên trì, nhẫn nại của con quạ khi cần tìm nước uống.(2 điểm)
Phần II. Làm văn: ( 7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
          – Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
– Vận dụng  được các thao tác nghị luận.
– Đoạn văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, cách dùng từ và đặt câu.
– Có những cách viết sáng tạo, độc đáo

  1. Yêu cầu về kiến thức:

   Thí sinh sẽ có những suy nghĩ khác nhau về đức tính kiên trì nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Gợi ý:
– Giới thiệu ngắn gọn về vai trò của sự kiên trì đối với cuộc sống con người (thông qua câu chủ đề) ( 0,5đ)
– Nêu được thế nào là lòng kiên trì ?(0,25đ)
– Phân tích ngắn gọn được các biểu hiện và vai trò của lòng kiên trì đối với cuộc sống con người (0,75đ)
– Khẳng định vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống, liên hệ bản thân? (0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

          – Biết cách làm bài nghị luận văn học
– Vận dụng tốt các thao tác nghị luận
– Bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, cách diễn đạt và dùng từ.
– Có những cách viết sáng tạo, độc đáo

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng của ông,  thí sinh có thể nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp nhân cách Phạm Ngũ Lão theo cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Gợi ý :
       * Khái quát những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận ( 1điểm)
      * Phân tích làm rõ vẻ đẹp nhân cách của tác giả trong 2 câu thơ :
– Quan niệm về trí làm trai của Phạm Ngũ Lão trong câu thơ thứ 3? (Có thể liên hệ  quan niệm về trí làm trai trong VHVN trước và cùng thời với tác giả) ( 1điểm)
– Nỗi thẹn của nhà thơ được thể hiện trong câu 4? ( 1điểm)
– Nhận xét, đánh giá của bản thân về nỗi thẹn của nhà thơ?Qua đó đánh giá về vẻ đẹp nhân cách Phạm Ngũ Lão trong hai câu thơ: Nhân cách cao cả, khiêm tốn, luôn khao khát được cống hiến. ( 1điểm)
* Khẳng định lại vấn đề nghị luận, liên hệ thực tế cuộc sống, bản thân.(1 điểm)
 BIỂU ĐIỂM
– Điểm 6- 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
– Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt chính tả.
– Điểm 2-3: Đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.
– Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt chính tả.
– Điểm 0: Không làm bài.
Xem thêm :

  1. Bộ đề thi học kì Ngữ văn 10
  2. Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Tỏ lòng- Phạm Ngũ lão : Tỏ lòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *