Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 Quảng Trị

Đề thi kết thúc học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10. Đề đọc hiểu :Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh.quan niệm sống Nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
 

TRƯỜNG THPT ĐAKRÔNG

Môn kiểm tra: Ngữ văn – Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.

Đề ra
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
 Đọc đoạn văn  sau  và trả lời các câu hỏi:
 “ … Buổi ấy, có bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non.(…).Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền…”
(Trích “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” sách Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1.(1,0 điểm) Xác định nội dung của đoạn văn trên?
Câu 2.(1,0 điểm) Tìm những từ ngữ, chi tiết chỉ thói lộng quyền, vơ vét của cải của nhân dân và cảnh sống giả dối trong phủ Chúa?
Câu 3. Viết đoạn văn từ 7-10 dòng trình bày suy nghĩ của em về thói lộng quyền, sự giả dối trong phủ Chúa, từ đó cho biết thái độ của tác giả và bài học cho bản thân rút ra từ lối sống phù phiếm trong phủ Chúa? (1,0 điểm)
PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích quan niệm sống Nhànvẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn? Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về việc lựa chọn lối sống hiện nay?

.—Hết—

Họ và tên học sinh……………………………………………….Lớp…………….

Số báo danh…………………………………………………..Phòng thi…………

Chữ kí của người coi kiểm tra………………………………………………….

 

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
 

TRƯỜNG THPT ĐAKRÔNG

Môn kiểm tra: Ngữ văn – Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
Mã đề : 02
 

Đề ra
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
 Đọc đoạn văn  sau  và trả lời các câu hỏi:
 “Những lúc rảnh rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc…Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu…Cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh…”
(Trích “Chiếc lược ngà” –Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ Văn 9, tập 2)
Câu 1.(1,0 điểm)  Em hãy xác định nội dung của đoạn văn trên?
Câu 2.(1,0 điểm) Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện tình cảm yêu thương của anh Sáu đối với con gái?
Câu 3 Từ tình cảm yêu thương sâu nặng của ông Sáu dành cho cô con gái bé trong đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 7-10 dòng trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm cha – con? (1,0 điểm)
PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích quan niệm sống Nhànvẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn? Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về việc lựa chọn lối sống hiện nay?

.—Hết—

Họ và tên học sinh……………………………………………….Lớp…………….

Số báo danh…………………………………………………..Phòng thi…………

Chữ kí của người coi kiểm tra………………………………………………….

 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 

             
Chủ đề
 
Nhận biết
 
Thông hiểu
Vận dụng
 
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Đọc – hiểu văn bản
 
Các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết,  từ ngữ, chi tiết chỉ thói lộng quyền, vơ vét của cải của nhân dân và cảnh sống giả dối trong phủ Chúa
– Những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thể hiện thể hiện tình cảm yêu thương của anh Sáu đối với con gái.
– Nội dung của văn bản
 
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận để viết đoạn văn nghị luận xã hội
Số câu: 1
Số điểm: 3điểm
Tỉ lệ: 30%
 
Số điểm: 1 điểm
Tỉ lệ: 10%
 
Số điểm: 1 điểm
Tỉ lệ: 10%
 
Số điểm: 1 điểm
Tỉ lệ: 10%
 
 
2. Làm văn nghị luận văn học
 
– Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống nhàn, vẻ đẹp nhân cách của tác giả
– Các biện pháp nghệ thuật của bài thơ
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm từ lối sống nhàn. – Vận dụng kiến thức kĩ năng để viết bài văn hoàn chỉnh – Liên hệ, mở rộng, rút ra bài học cho bản thân
Số câu: 1
Số điểm: 7điểm
Tỉ lệ: 70%
Số điểm: 2 điểm
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 2 điểm
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 2 điểm
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 1 điểm
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 7điểm
Tỉ lệ: 70%
Số điểm: 2 điểm
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 2 điểm
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 2 điểm
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 1 điểm
Tỉ lệ: 20%


HƯỚNG DẪN CHẤM

Mã đề 01
 

Phần Câu Nội dung Điểm
Phần đọc hiểu 1 Nội dung đoạn văn: Tái hiện lại việc Chúa Trịnh lộng quyền,vơ vét của cải trong dân khiến đời sống nhân dân lầm than, cơ cực. Song hành với đó là bọn thái giám lộng hành, giả dối trong phủ Chúa.
 
1,0
2 Những từ ngữ, chi tiết cho thấy Chúa Trịnh lộng quyền, vơ vét của cải trong nhân dân và cảnh sống giả dối trong phủ Chúa: có bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì; Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về; Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. 1,0
3 – Yêu cầu: Diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, có thể gồm các ý cơ bản:
Viết đoạn văn suy nghĩ của em về thói lộng quyền, sự giả dối trong phủ Chúa, từ đó cho biết thái độ của tác giả qua đoạn văn trên.
+Khẳng định: đoạn văn miêu tả về thói lộng quyền, sự giả dối trong phủ Chúa.
+Biểu hiện: có bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì; Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm.
+Thái độ của tác giả: phê phán lối sống xa hoa, truỵ lạc khiến nhân dân lầm tha, cơ cực.
+ Bài học rút ra: Từ cuộc sống xa hoa đó, biết được hiện thực cuộc sống đương thời nhiễu nhương, phức tạp, xã hội dưới quyền cai trị của Chúa Trịnh trở nên nhố nhăng, hỗn loạn. Cảm nhận được một giai đoạn lịch sử nhố nhăng, xa hoa, lãng phí để biết cách sống tiết kiệm cho bản thân.
1,0
Làm văn   – Yêu cầu kĩ năng:
–         + Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận.
–         + Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí
–         + Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.
– Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể làm theo hiều cách khác nhnhau, so nhưng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
1.Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, và tác phẩm Nhàn.
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
a. Quan niệm sống Nhàn:
+ Nhàn hạ ở công việc:
Công việc nhà nông: “Một mai, một cuốc, một cần câu”: số từ “một” + danh từ “mai, cuốc, cần câu”à Câu thơ tái hiện chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông tri điền chất phác.
+Nhàn hạ ở tâm trí :
Thảnh thơi, ung dung , mặc kệ những thú vui của người đời.
+Lối sống: hoà hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên.
Mùa nào thức nấy: thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
b. Vẻ đẹp nhân cách:
+ Tự nhận mình dại nhường khôn cho kẻ khác, quan niệm dại – khôn là cách nói ý vị, thâm trầm, tự tin, vẻ đẹp nhân cách trí tuệ thoát khỏi vòng lợi danh cuộc đời.
àBPNT: đối lập
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng có thời gian sống và làm quan trong triều đình, vì thế ông quá hiểu chốn quan trường đầy mưu mẹo, lừa lọc, vì vậy ông gán cho nó là chốn “lao xao”, còn nơi “vắng vẻ” là nơi ông ở ẩn, là Bạch Vân am nơi ông mở lớp dạy học, lấy đó làm thú vui của đời mình.
+Quan niệm về danh lợi: Mượn điển tích Thuần Vu Phần để nói về phú quý tựa giấc mộng, tựa chiêm bao như áng mây trắng trôi bồng bềnh giữa cuộc đời, tất cả đều hư vô.
c. Bài học rút ra:
Lựa chọn lối sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ phù hợp với thời đại ông đang sống với mục đích giữ gìn nhân cách, đạo đức của một nhà Nho. Ta học được ở tác giả việc giữ gìn môi trường tự nhiên đang sinh sống qua cách lựa chọn lối sống phù hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên lối sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn phù hợp với lối sống hiện đại, thời đại chúng ta hiện nay cần những con người thức thời, năng động, biết nắm bắt cơ hội để phát triển bản thân.
3.Kết bài
-Bài thơ tiêu biểu cho quan niệm sống Nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Bài thơ đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc về một nhận cách lớn, một lối sống bình dị, thanh cao của Bạch Vân cư sĩ.
– Biểu điểm:
–         + Điểm khá, giỏi: Đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Hành văn mạch lạc, diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến bài làm
–         + Điểm trung bình: Đáp ứng được khoảng 2/3 yêu cầu kiến thức. Hành văn chưa thật mạch lạc; mắc một vài lỗi về diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả
–         + Điểm yếu: Trình bày thiếu ý, sơ sài, chưa đáp ứng các yêu cầu kiến thức. Hành văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả
–         + Điểm kém: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm được gì.
Lưu ý:
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
– Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ….
 
 
 
 
 
 
 
 
 
        1,0
 
 
5,0
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
1,0

 
 Mã đề 02
 

Phần Câu Nội dung Điểm
Phần đọc hiểu 1 Nội dung đoạn văn: tình cảm yêu thương con gái của ông Sáu được thể hiện qua sự tỉ mẩn, cẩn thận của ông khi làm chiếc lược cho con gái.
 
1,0
2 Những từ ngữ, chi tiết thể hiện tình cảm yêu thương của anh Sáu đối với con gái: anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc; Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”; Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. 1,0
3 -Yêu cầu: Diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, có thể gồm các ý cơ bản:
Viết đoạn văn suy nghĩ của em về thói lộng quyền, sự giả dối trong phủ Chúa, từ đó cho biết thái độ của tác giả qua đoạn văn trên.
Viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ về tình cảm cha – con:
+Khẳng định: Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng: tình cha – con.
+Biểu hiện: Yêu thương, chăm sóc, ân cần chu đáo trong những hoạt động nhỏ nhặt.
+Thái độ: Tình cha con phải được nâng niu, trân trọng, giữ gìn.
+Bài học rút ra: Trong cuộc sống, tình cha con có sức mạnh nâng đỡ con người vượt qua những khó khăn, thử thách, giúp con người vững tin, an lòng tiến lên phía trước.
1,0
Làm văn   – Yêu cầu kĩ năng:
–         + Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận.
–         + Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí
–         + Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.
– Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể làm theo hiều cách khác nhnhau, so nhưng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
1.Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, và tác phẩm Nhàn.
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
a. Quan niệm sống Nhàn:
+ Nhàn hạ ở công việc:
Công việc nhà nông: “Một mai, một cuốc, một cần câu”: số từ “một” + danh từ “mai, cuốc, cần câu”à Câu thơ tái hiện chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông tri điền chất phác.
+Nhàn hạ ở tâm trí :
Thảnh thơi, ung dung , mặc kệ những thú vui của người đời.
+Lối sống: hoà hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên.
Mùa nào thức nấy: thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
b. Vẻ đẹp nhân cách:
+ Tự nhận mình dại nhường khôn cho kẻ khác, quan niệm dại – khôn là cách nói ý vị, thâm trầm, tự tin, vẻ đẹp nhân cách trí tuệ thoát khỏi vòng lợi danh cuộc đời.
àBPNT: đối lập
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng có thời gian sống và làm quan trong triều đình, vì thế ông quá hiểu chốn quan trường đầy mưu mẹo, lừa lọc, vì vậy ông gán cho nó là chốn “lao xao”, còn nơi “vắng vẻ” là nơi ông ở ẩn, là Bạch Vân am nơi ông mở lớp dạy học, lấy đó làm thú vui của đời mình.
+Quan niệm về danh lợi: Mượn điển tích Thuần Vu Phần để nói về phú quý tựa giấc mộng, tựa chiêm bao như áng mây trắng trôi bồng bềnh giữa cuộc đời, tất cả đều hư vô.
c. Bài học rút ra:
Lựa chọn lối sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ phù hợp với thời đại ông đang sống với mục đích giữ gìn nhân cách, đạo đức của một nhà Nho. Ta học được ở tác giả việc giữ gìn môi trường tự nhiên đang sinh sống qua cách lựa chọn lối sống phù hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên lối sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn phù hợp với lối sống hiện đại, thời đại chúng ta hiện nay cần những con người thức thời, năng động, biết nắm bắt cơ hội để phát triển bản thân.
3.Kết bài
-Bài thơ tiêu biểu cho quan niệm sống Nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Bài thơ đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc về một nhận cách lớn, một lối sống bình dị, thanh cao của Bạch Vân cư sĩ.
– Biểu điểm:
–         + Điểm khá, giỏi: Đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Hành văn mạch lạc, diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến bài làm
–         + Điểm trung bình: Đáp ứng được khoảng 2/3 yêu cầu kiến thức. Hành văn chưa thật mạch lạc; mắc một vài lỗi về diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả
–         + Điểm yếu: Trình bày thiếu ý, sơ sài, chưa đáp ứng các yêu cầu kiến thức. Hành văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả
–         + Điểm kém: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm được gì.
Lưu ý:
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
– Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ….
 
 
 
 
 
 
 
 
 
        1,0
 
 
5,0
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
1,0

Xem thêm :

  1. Bộ đề thi học kì Ngữ văn 10
  2. Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm : Nhàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *