Đề thi Giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn THPT
HỘI THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THPT CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016- 2017
Môn thi: Văn
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Đề thi này có 1 trang
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT Lam Kinh
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1 (1,0 điểm): Đồng chí hãy nêu nhiệm vụ của giáo viên bộ môn trường THPT theo điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo) PHẦN I. Dành cho tất cả thí sinh (2,0 điểm)
Câu 2 (1,0 điểm): Một học sinh lớp 10 A1 ban khoa học tự nhiên ở trường THPT X có kết quả học tập và rèn luyện cả năm như sau:
Toán | Vật lý | Hóa học | Sinh học | Tin học | Ngữ văn | Lịch sử | Địa lý | Anh văn | GD CD |
Thể dục | GD QP-AN |
CN | HK Cả năm |
Số buổi nghỉ CN |
8.0 | 9.2 | 8.8 | 8.2 | 9.0 | 7.5 | 7.9 | 8.3 | 5.0 | 9.3 | Đ | 9.1 | 9.2 | Tốt | 02 |
Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp đồng chí hãy đánh giá xếp loại cuối năm học sinh trên theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo với các nội dung sau: điểm TB các môn học cả năm; Xếp loại học lực CN; lên lớp, ở lại, kiểm tra lại hay rèn luyện lại trong hè; Đạt học sinh giỏi CN hay học sinh tiên tiến CN.
PHẦN II. Dành riêng cho môn Văn(8,0 điểm)
Đồng chí hãy giải đề và xây dựng hướng dẫn chấm cho đề thi sau theo thang điểm 10 và cho điểm thành phần tối thiểu đến 0,25 điểm
Câu 1 : (4.0 điểm)
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
– Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo nhà văn Tuốc-ghê-nhép)
Suy nghĩ của anh chị về cách ứng xử của con người trong xã hội qua câu chuyện trên.
Câu 2: (6.0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng: “Mỗi người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó”, vì vậy ông coi thiên chức của nhà văn là: “Cố gắng tìm kiếm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người”.
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh (chị) hãy làm rõ quan niệm trên?
Hết.
SỞ GD&ĐT THANH HÓA THI CHỌN GVG CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT Lam Kinh
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đáp án gồm 5 trang)
Phần chung
Câu 1 (1 điểm) Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
- Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
- a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
- b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
- c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
- d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
- e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
- g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu 2: (1 điểm)
Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục kết quả đánh giá, xếp loại của học sinh cuối năm học lớp 10 cụ thể là:
– Điểm TB các môn học cả năm: 8,3 ( Cách tính lấy TB cộng điểm TB cả năm các môn học đánh giá theo cho điểm)
– Xếp loại học lực: loại khá
– Được lên lớp 11
– Đạt học sinh tiên tiến cả năm
Phần riêng
Yêu cầu chung: Đáp án xây dựng theo quan điểm mở, đảm bảm một số nội dung cơ bản sau:
CÂU | Ý | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 | Suy nghĩ về cách ứng xử của con người trong cuộc sống | 4.0 | |
1 | Tóm lược và giải thích truyện: Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người. | 1.0 | |
2 | Bình luận: Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác.Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự. Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ… và thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa. |
1.5 | |
3 | Liên hệ thực tế cuộc sống. | 1.0 | |
4 | Gửi gắm thông điệp: mỗi người cần tôn trọng, quan tâm chia sẻ với người khác… | 0.5 | |
2 |
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa làm rõ cho quan niệm của nhà văn Nguyễn Minh Châu về con người và thiên chức của nhà văn. | 6.0 | |
1 | Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng, giàu tâm huyết. Ông là người sớm ý thức về sự đổi mới tư duy văn học, từ sau năm 1975 ông trở thành “người mở đường tinh anh và tài năng” của nền văn học mới với những tác phẩm giàu tính triết luận, giá trị nhân bản, về hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách con người… | 0.5 | |
2 | Vẻ đẹp của cuộc sống và con người nhiều khi không hiển hiện lung linh, rực rỡ. Có lúc vẻ đẹp chúng ta hằng kiếm tìm tiềm ẩn nay trong cái vẻ xù xì, gai góc mà không phải ai và lúc nào cũng có thể nhận ra được. Đó chính là vấn đề có ý nghĩa cơ bản trong Chiếc thuyền ngoài xa – một tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới. Tác phẩm thể hiện quan niệm sâu sắc và rất nhân văn của ông về con người: “Mỗi người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó”. |
0.5 | |
3 | Trong truyện, nhân vật để lại nhiều dư âm, trăn trở cho người đọc đồng thời hiện thân cho vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người là nhân vật người đàn bà hàng chài. Ngoại hình: Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhà ở phố huyện, nhưng ngay từ nhỏ chị đã có một ngoại hình xấu xí “Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”. Những nét xấu xí, thô kệch ấy, qua bao nhiêu năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan vì cuộc sống nghèo khổ nên càng hằn sâu hơn: “trạc ngoài bốn mươi”, “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu… Cuộc sống: Nghèo khổ, lam lũ, lênh đênh sóng nước, đông con…thường xuyên bị người chồng vũ phu hành hạ dã man… |
0.5 0.5 |
|
4 | Vượt lên trên hoàn cảnh, ngoại hình, cuộc sống lam lũ, cực nhọc, người phụ nữ này mang nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn đáng trân trọng. Sức chịu đựng phi thường và giàu lòng tự trọng. Cuộc đối thoại với Phùng, Đẩu và việc từ chối bỏ chồng cho thấy người phụ nhữ này không nhu nhược, yếu hèn mà là người sâu sắc và từng trải. Có cái nhìn thấu hiểu và đầy lòng vị tha: hiểu được tính cách, tâm lí và sự cùng quẫn, bế tắc của người chồng vũ phu… Đặc biệt người phụ nữ này có tình yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con; hạnh phúc khi con có được bữa ăn no; không muốn con thấy những hành động vũ phu của người cha; đau đớn khi thấy con (thằng Phác) có hành động thù địch với cha… Đây chính là vẻ đẹp tiềm ẩn mà nhà văn cố công kiếm tìm bên trong tâm hồn con người lao động nghèo khổ giữa cuộc đời còn nhiều nghịch lí. |
0.5 0.5 0.5 1.0 |
|
5 | Trong tác phẩm, nhà văn còn phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn các nhân vật khác bằng cái nhìn thấu hiểu. Phùng, Đẩu – những người lính trở về với đời thường, mang bầu nhiệt huyết chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác, cái nghèo, chiến đấu cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Thằng bé Phác yêu mẹ bằng hành động quyết liệt. Ngay người chồng vũ phu cũng được nhà văn cảm thông qua cái nhìn vị tha của người vợ… |
1.0 | |
6 | Qua truyện ngắn, ta thấy một Nguyễn Minh Châu rất sâu sắc, có cái nhìn nhiều chiều về con người và cuộc sống. Ông nhận thấy cuộc sống này có cả ánh sáng và bóng tối, thiện và ác, xấu và đẹp…Ông kêu gọi con người cần có cái nhìn thấu hiểu, vị tha để nhận thấy những hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn mỗi con người. | 0.5 |
Hướng dẫn cho điểm:
Cán bộ chấm thi cần linh hoạt trên cơ sở hướng dẫn chấm, ghi nhận những bài thi có sáng tạo
Câu 1:
Cho từ 3 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm đảm bảo kiến thức bộ môn, sát với yêu cầu của đề bài. Phân phối điểm cho từng ý hợp lý. Phát huy tính sáng tạo và năng lực văn chương của học sinh.
Cho từ 2 đến dưới 3 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm đảm bảo từ 2/3 yêu cầu của đề bài. Phân phối điểm hợp lý. Phát huy tính sáng tạo và năng lực văn chương của học sinh.
Cho từ 1 đến dưới 2 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm đảm một số yêu cầu cơ bản đề bài. Phân phối điểm chưa hợp lý ở một vài ý.
Cho từ 0.25 đến dưới 1 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu của đề bài. Phân phối điểm chưa phù hợp.
Cho 0 điểm: Không làm bài hoặc sai kiến thức cơ bản.
Câu 2:
Cho từ 6.5-8 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm đảm bảo kiến thức bộ môn, sát với yêu cầu của đề bài. Phân phối điểm cho từng ý hợp lý. Phát huy tính sáng tạo và năng lực văn chương của học sinh.
Cho từ 5 đến dưới 6.5 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm đảm bảo từ 2/3 yêu cầu của đề bài. Phân phối điểm hợp lý. Phát huy tính sáng tạo và năng lực văn chương của học sinh.
Cho từ 3.5 đến dưới 5 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm đảm một số yêu cầu cơ bản đề bài. Phân phối điểm chưa hợp lý ở một vài ý.
Cho từ 2 đến dưới 3.5 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm sơ sài. Phân phối điểm chưa phù hợp ở một vài ý.
Cho từ 1 đến dưới 2 điểm: Đáp án và hướng dẫn chấm sơ sài. Phân phối điểm chưa phù hợp. Chưa hoàn thành bài.
Cho dưới 1 điểm: Xây dựng đáp án được một vài ý. Chưa phân phối điểm.
Cho 0 điểm: Không làm bài hoặc sai kiến thức cơ bản.
Hết
Xem thêm : Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn văn