BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2023 – 2024
a/ Ma trận:
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | % Tổng điểm | ||||||||
Nội dung/ đơn
vị kiến thức |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |||||||
1 | Đọc hiểu | Truyện thơ | 3 | 3 | 1 | 1 | 60 | ||||
2 | Viết | Viết một bài văn NLVH | 1* | 1* | 1* | 1* | 40 | ||||
Tị lệ % | 15 | 5 | 30 | 15 | 10 | 10 | 5 | 10 |
100 |
||
20% | 45% | 20% | 15% | ||||||||
Tổng | 65% | 35% |
b/ Bản đặc tả:
TT | Nội dung kiến thức/kĩ năng | Đơn vị kiến thức/kĩ năng | Mức độ kiến thức,
kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | ||||
I | Đọc hiểu | Truyện thơ | Nhận biết – Nhận biết về đề tài của văn bản. – Nhận biết được ngôi kể của văn bản. – Xác định được đặc điểm ngôn ngữ Truyện thơ có trong đoạn trích. Thông hiểu: – Phân tích được con người nhân vật được tái hiện trong truyện thơ. – Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ – Hiểu và nêu được thông điệp được thể hiện qua văn bản. Vận dụng: – Nêu được những hiểu biết trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong truyện thơ – Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp trong truyện thơ. |
3TL | 2TL | 2TL | 1TL | 8 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận văn học | Nhận biết:
Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận văn học |
1* | 1* | * | 1* | 1 |
Tỉ lệ % | 20% | 45% | 20% | 15% | 100% | |||
Tỉ lệ chung | 65% | 35% |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Lại tới đoạn Thị Đan ở nhà
Đêm ngày nhớ Nam Kim bạn quý Không biết bạn còn yêu không nhỉ? Chia tay anh còn nói hết lời Hay còn giấu lời nào chẳng rõ. Nom mặt mũi ăn ở có duyên, Lòng bạn trai, hiểu sao được hết! Nghĩ tới chàng, chân tay rời mỏi mệt Một mình đêm ngày chỉ biết vãn than Tự oán vía, oán mệnh, oán thân, Mẹ có hỏi cũng không buồn nói. Đêm ngày mang một nỗi nhớ nhung Đi xóm dưới bản trên đều vậy; Lên nhà lại xuống thang không thấy, Thôi đành luẩn quẩn đến tối ngày Không được thấy mặt bạn. Mẹ lại bắt nàng phải về nhà chồng, Nghe lời mẹ, cúi mặt bước chân, Mẹ có thấy đâu, nước mắt con đang chảy, Chỉ biết ép con về nhà chồng. Bắt con cúi đầu cất bước, Bởi mẹ vội quá, Bán con đi làm ăn khác xã, Sợ con ở nhà ăn nhiều. Nên mới bán cho người ta, Tham nhà giàu thóc lúa đầy nhà |
Mặt gẫy như mặt khỉ rừng già (1)
Không nên đường đạo nghĩa làm ăn Ép uổng mèo ăn gừng tội nghiệp. Không một ngày được thoả lòng, Chỉ muốn tìm ăn lá ngón (2) Mẹ mới mở miệng khuyên con: Ngày xưa mẹ làm ăn cực khổ Khi còn nhỏ, con đã mồ côi bố Công mẹ nuôi dạy dỗ nên người. Bán con vào nơi ruộng cả” Mẹ khuyên con gái đủ điều: “Số mệnh ta do trời đã định; Tốt xấu là do mệnh, do hồn Con hãy tự nghĩ thân con Mẹ đã nói hết lời hết lẽ” Nghe xong, Thị Đan tự nghĩ tự lo, Nghe mẹ nói đêm nằm khóc lóc. Làm sao lắm tủi nhục thế, hỡi trời! Trời sinh cho cuộc đời xa bạn, Cả mười câu mẹ ép về nhà chồng, Đành phải cố nhấc chân ra cửa Nhà chồng ở đường xa khác xã; Heo hút leo hết dốc lại đèo. Nhớ người yêu lại trở về nhà Thơ thẩn vào vườn hoa hồng thắm |
Trích Nam Kim – Thị Đan (3) (Dân Tộc Tày),
Tuyển tập Văn học Việt Nam, tập V, NXB Giáo dục, 2002, tr 899 – tr 900)
Chú thích:
(1) Ví chồng Thị Đan xấu xí, chẳng khác gì giống khỉ.
(2) Lá ngón: một loại cây độc dược. Ngày xưa con gái dân tộc chống nạn ép duyên thường dùng để tự tử
(3) Nam Kim – Thị Đan là truyện thơ của dân tộc Tày, kể về mối tình tan vỡ giữa Nam Kim và Thị Đan. Đôi bạn trẻ mồ côi đã yêu nhau từ thuở thiếu thời. Lớn lên, mẹ Thị Đan đã nhận lễ vật để gả cho Thái Quan. Nam Kim vì nhà nghèo, không có khả năng trả lễ để chuộc lại người yêu, Thị Đan buộc phải lấy Thái Quan sau khi đã cắt máu tay uống thề với Nam Kim. Hận ép duyên đã đưa đến cái chết của Thị Đan, để lại cho Nam Kim nỗi nhớ thương vô hạn.
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định đề tài của truyện thơ Nam Kim – Thị Đan?
Câu 2 (0.5 điểm). Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai, ở ngôi thứ mấy?
Câu 3 (0.5 điểm). Đoạn trích đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ truyện thơ Nôm bình dân?
Câu 4 (1.0điểm). Nêu tâm trạng của nhân vật Thị Đan trong đoạn trích sau:
Đêm ngày nhớ Nam Kim bạn quý
Không biết bạn còn yêu không nhỉ?
Chia tay anh còn nói hết lời
Hay còn giấu lời nào chẳng rõ.
Câu 5 (1.0 điểm). Xác định yếu tố phi ngôn ngữ của ngôn ngữ nói trong các câu sau:
Nghe lời mẹ, cúi mặt bước chân,
Mẹ có thấy đâu, nước mắt con đang chảy,
Chỉ biết ép con về nhà chồng.
Bắt con cúi đầu cất bước,
Câu 6 (1.0 điểm).Xác định nội dung của đoạn trích trên?
Câu 7 (1.0 điểm). Trong đoạn trích, mẹ Thị Đan có nói với nàng:
“Số mệnh ta do trời đã định;
Tốt xấu là do mệnh, do hồn”
Anh/Chị có đồng tình với quan niệm trên không? Vì sao?
Câu 8 (0.5 điểm). Từ nội dung đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về những hậu quả của tục lệ hôn nhân ép buộc?
VIẾT (4.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện thơ Nôm trên.
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | ||
|
1 | Đề tài: Tình yêu đôi lứa.
Hướng dẫn chấm – Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. |
0.5 | |
2 | Đoạn trích trên được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Hướng dẫn chấm – Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. |
0.5 | ||
3 | Đặc điểm của ngôn ngữ:
+ Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình. + Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hướng dẫn chấm – Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc dùng các từ tương đương: 0,5 điểm – Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. |
0.5 | ||
4 | Tâm trạng của nhân vật Thị Đan: Nhớ chàng Nam Kim, lo lắng chàng có còn yêu mình không.
Hướng dẫn chấm – Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc dùng các từ tương đương: 0,5 điểm – Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. |
1.0 | ||
5 | Các yếu tố phi ngôn ngữ: Cúi mặt, nước mắt con đang chảy, cúi đầu, bước chân, cất bước.
Hướng dẫn chấm – Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc dùng các từ tương đương: 1,0 điểm – Học sinh trả lời ½ ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. |
1.0 | ||
6 | Nội dung: Nỗi nhớ nhung, tâm trạng đau buồn, đau khổ của Thị Đan dành cho người mình yêu.
Hướng dẫn chấm – Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc dùng các từ tương đương: 1,0 điểm – Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. |
1.0 | ||
7 | HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần có sự lí giải thuyết phục. Gợi ý:
– Không đồng tình: số phận của bản thân đều do chính mình làm chủ, chúng ta có thể quyết định tất cả mọi việc liên quan đến bản thân, tốt hay xấu đều do sự phấn đấu của mỗi người, không thể nào phó mặc, buông xuôi, … – Đồng tình: mệnh số là cái đã định sẵn và không chối bỏ được. Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ xảy đến mà chúng ta không thể lường trước được nên phải chấp nhận số phận, … Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời có nội dung đúng nhưng chưa thuyết phục: 0,25- 0,75 điểm – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
1.0 | ||
8 | Suy nghĩ về hậu quả của tục hôn nhân ép buộc:
– Dẫn đến hôn nhân không hạnh phúc, có thể đổ vỡ – Đẩy con mình vào đau khổ, có thể dẫn tới cái chết – Làm tan vỡ những mối tình tươi đẹp … Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng từ 2 ý được 0,5 điểm – Học sinh trả lời đúng 1 ý được 0,25 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. |
0.5 | ||
II | VIẾT | 4.0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề – Học sinh xác định đúng cấu trúc bài văn: 0,25 điểm. – Học sinh không đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,0 điểm. |
0.5 | |||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích truyện thơ Nam Kin – Thị Đan – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0.5 | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Sau đây là một số gợi ý: |
2.5 | |||
1. Giới thiệu chung về tác phẩm và đoạn trích
– Nội dung chính: Diễn tả tâm trạng của nhân vật Thị Đan sau khi lấy chồng và nhớ về mối tình tan vỡ với Kim Nam. 2. Phân tích đoạn trích 2.1 Tóm tắt tác phẩm, đoạn trích: Nam Kim – Thị Đan là truyện thơ của dân tộc Tày, kể về mối tình tan vỡ giữa Nam Kim và Thị Đan. Đôi bạn trẻ mồ côi đã yêu nhau từ thuở thiếu thời. Lớn lên, mẹ Thị Đan đã nhận lễ vật để gả cho Thái Quan. Nam Kim vì nhà nghèo, không có khả năng trả lễ để chuộc lại người yêu, Thị Đan buộc phải lấy Thái Quan sau khi đã cắt máu tay uống thề với Nam Kim. Hận ép duyên đã đưa đến cái chết của Thị Đan, để lại cho Nam Kim nỗi nhớ thương vô hạn. 2.2 Đặc sắc về nội dung: Đoạn trích khắc họa hình ảnh, tâm trạng của nhân vật Thị Đan – Tâm trạng buồn tủi, đau khổ, bế tắc của nhân vật Thị Đan khi bị ép lấy chồng và khi nhớ về người yêu Kim Nam. Lại tới đoạn Thị Đan ở nhà Đêm ngày nhớ Nam Kim bạn quý Không biết bạn còn yêu không nhỉ? Chia tay anh còn nói hết lời Hay còn giấu lời nào chẳng rõ. Nom mặt mũi ăn ở có duyên, Lòng bạn trai, hiểu sao được hết! Nghĩ tới chàng, chân tay rời mỏi mệt. – Bộc lộ niềm cảm thông của tác giả với số phận đau khổ và khát vọng tình yêu, hạnh phúc của con người. – Tố cáo chế độ phong kiến cũ hà khắc đã ngăn cấm tình yêu nam nữ đồng thời mong muốn một tình yêu tự do, một hôn nhân nhân đạo. 2.3. Nghệ thuật đặc sắc của truyện thơ – Cốt truyện: đơn giản, xoay quanh câu chuyện của nhân vật Thị Đan khi bị ép lấy chồng và nhớ về người yêu cũ. – Nhân vật chính: Thị Đan với tâm trạng buồn tủi, đau khổ, bế tắc – Ngôn ngữ đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, hình ảnh. Việc sử dụng hình thức ngôn ngữ nhập vai nhân vật làm tăng khả năng diễn đạt, đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật. 3. Đánh giá đoạn trích: + Đồng cảm với nỗi đau muôn đời của kiếp người xưa, một trong những nỗi đau là người phụ nữ với tập tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy + Mơ ước và hy vọng của con người về tình yêu tự do Hướng dẫn chấm: Yêu cầu học sinh trình bày bằng các luận điểm, thông qua cách dựng đoạn và liên kết đoạn. Hướng dẫn chấm: – HS xác định đúng, triển khai đầy đủ các vấn đề, có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, lập luận rõ ràng, thuyết phục 3.5 điểm – HS xác định đúng, triển khai đầy đủ vấn đề nhưng chưa nêu được dẫn chứng, lập luận rõ ràng, thuyết phục: 2.0 – 3.0 điểm – HS xác định đúng, triển khai vấn đề sơ sài, lập luận chưa rõ ràng, thiếu mạch lạc 1.0 – 1.75 điểm – HS xác định được vấn đề nhưng diễn đạt lan man, sơ sài 0.5 – 1.0 điểm – HS triển khai không đúng (lạc đề) hoặc không triển khai được vấn đề: 0,0 điểm. |
||||
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0.25 | |||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm sơ sài, lan man. |
0.25 |