Đề HSG Bài thơ làm xong, cỏ cây cũng được đẹp và truyền đến ngàn năm

 

 

(ĐỀ ĐỀ XUẤT)

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 12

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1. (8,0 điểm)

Chuyện kể rằng Trung Hoa thời cổ đại, khi biên cương bị giặc xâm lăng, đại chiến gần kề trong gang tấc, có một thanh niên là Vạn Lương bị triệu đi lính. Trước khi đi, cha anh cẩn thận trao cho anh một chiếc bao đựng tên. Đó là một chiếc bao rất đẹp, được làm bằng da trâu dày dặn, viền bằng đồng xanh sáng bóng, cầm khá nặng tay.

Vạn Lương mừng rỡ định rút tên ra xem cho rõ những cha anh lập tức ngăn lại và nói: “Đây là mũi tên báu mà tổ tiên nhà ta truyền lại, chỉ cần mang theo bên mình thì con sẽ có được sức mạnh vô biên. Nhưng con phải nhớ kĩ, tuyệt đối không được rút ra. Một khi tên được rút ra, nó sẽ mất hiệu lực. Vạn Lương rụt tay lại, vuốt ve chiếc bao đựng tên một cách say mê.

Kì lạ là bao đựng tên dường như có một sức mạnh thần kì khiến anh trở nên vô cùng tự tin.[…]Vạn Lương mặc binh phục chỉnh tề, đeo lên vai bao đựng tên báu, hùng dũng xông pha trên chiến trường. Trong cuộc chiến, anh quả nhiên anh dũng phi phàm, đánh đến đâu là kẻ địch bại đến đó, Vạn Lương cướp được lá cờ của quân địch, lập được công đầu.

[…] Vạn Lương say sưa trong niềm vui chiến thắng. Đúng lúc này, bỗng “bộp” một tiếng, mũi tên báu từ trong bao da của anh rơi xuống đất. […]Vạn Lương loạng choạng lùi mấy bước, như thể một căn nhà đột ngột mất đi cột trụ, ý chí của anh cũng hoàn toàn sụp đổ. Trong trận chiến đó, Vạn Lương mất đi dũng khí chiến đấu, lần này họ bị kẻ địch đánh bại, khi cả đội quân tháo chạy như nham thạch núi lửa phun trào, Vạn Lương đã chết dưới móng ngựa của quân mình.

Anh/Chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2. (12,0 điểm)

          Bàn về thơ, Nguyễn Du từng viết: Thi thành thảo thụ giai thiên cổ (Dịch nghĩa: Bài thơ làm xong, cỏ cây cũng được đẹp và truyền đến ngàn năm)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua một số bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 12.

                  

 

 

(HƯỚNG DẪN CHẤM)

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 12

Thời gian làm bài: 180 phút

                                                                                          (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Câu Ý Nội dung Điểm
 

Câu 1

(8,0 điểm)

  a. Về kĩ năng

– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng.

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

 
  b. Về kiến thức

Trên cơ sở hiểu bản chất của vấn đề, bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội…

 
1 Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề 0,5
2 Giải thích ngắn gọn, rút ra ý nghĩa triết lý của câu chuyện

mũi tên báu là vật ở bên ngoài con người

– Khi mũi tên báu để trong bao, nó mang đến sức mạnh thần kì khiến Vạn Lương trở nên vô cùng tự tin khiến anh ta có thể chiến thắng được kẻ địch.

– Nhưng khi mũi tên báu rơi xuống đất và bị gãy thì anh ta đã mất đi toàn bộ ý chí, dũng khí chiến đấu, bị thất bại và phải trả giá bằng cái chết của chính mình.

-> Như vậy, sự tự tin, dũng khí, sức mạnh của anh ta không đến từ bản thân mà phụ thuộc vào mũi tên báu ở bên ngoài.

-> Ý nghĩa của câu chuyện: Con người nếu không tin vào bản thân mình mà phụ thuộc vào một mũi tên báu từ bên ngoài thì chắc chắn sẽ không bao giờ thành công, thậm chí phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Bản thân con người chính là một mũi tên báu, muốn nó sắc béncứng cáp cần tự mình mài giũa.

1,0
3 Bình luận

– Con người nếu không tin vào bản thân mình thì chắc chắn sẽ thất bại:

+ Khi không tin vào bản thân mình, chúng ta sẽ chỉ thấy khuyết điểm, thấy mình yếu kém, không hiểu và không phát huy được sức mạnh, khả năng tiềm ẩn vốn có, gây  ra tâm lí hoang mang, sợ hãi, chắc chắn sẽ thất bại

+ Khi không tin vào bản thân mình, chúng ta sẽ đánh mất đi nhiều thứ khác nữa bao gồm bản lĩnh, ý chí, nghị lực, sự tin tưởng của người khác… kéo theo đó là tình yêu, hạnh phúc, cơ hội và cả sự sống của mình.

+ Niềm tin nếu không xuất phát từ bản thân mà phụ thuộc vào cái bên ngoài chắc chắn sẽ không thể lâu bền, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

– Tin vào giá trị vốn có của bản thân giúp chúng ta khám phá và khai thác được những khả năng tiềm ẩn của mình; phát huy được sức mạnh của bản lĩnh, ý chí; chủ động, sáng suốt, quyết đoán trong mọi hoàn cảnh, tận dụng được cơ hội, vượt qua khó khăn, chiến thắng nghịch cảnh, cập bến thành công…Tin vào bản thân mình cũng là cách để khiến người khác có niềm tin vào chúng ta, qua đó tăng cường sự ủng hộ, đoàn kết. Niềm tin vào bản thân sẽ truyền cảm hứng đến những người xung quanh khiến họ cũng tự tin hơn vào chính mình. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng dẫn đến sự thành công của cả tập thể…

– Bản thân mỗi người luôn là một mũi tên báu chứa đựng niềm tin nhưng nếu không biết rèn giũa sẽ không bao giờ sắc bén cứng cáp được. Để mũi tên báu không bao giờ gãy, chúng ta cần biết tự trau dồi, rèn luyện để củng cố và nâng cao giá trị bản thân và khẳng định mình…

– Cần phê phán những người thiếu tự tin, không tin vào bản thân, luôn tự ti trong cuộc sống

– Tin vào bản thân nhưng không nên thái quá dẫn đến chủ quan, tự kiêu, tự mãn dễ dẫn đến thất bại thảm hại

5,0
4 Bài học nhận thức và hành động 0,5
 

Câu 2

(12,0 điểm)

  a. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn học bàn về một ý kiến; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù hợp làm nổi bật được vấn đề; khuyến khích những bài viết sáng tạo.

b. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần có những ý sau:

 
1 Dẫn dắt , giới thiệu vấn đề 0,5
2 Giải thích

+ Bài thơ là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ để phản ánh hiện thực đời sống và bộc lộ những tâm tư tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời.

+ Cây cỏ (thụ thảo) ở đây chính là hiện thực đời sống

-> Ý kiến của Nguyễn Du nhấn mạnh chức năng nhận thức thẩm mĩ của thơ ca: Hiện thực đời sống khi đi vào tác phẩm sẽ trở nên đẹp hơn, có sức sống lâu dài, vượt thời gian

 

1,0
3

 

 

 

 

 

 

 

 Bình: Khẳng định ý kiến là đúng đắn     

+ Thơ ca nói riêng và văn học nói chung đều là hình thức sáng tác theo quy luật của cái đẹp. Nhà thơ sáng tạo nên tác phẩm dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mĩ. Trong nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ góp phần định hướng tư duy theo tiêu chí Chân – Thiện – Mĩ. Bởi vậy hiện thực cuộc đời khi đi vào thơ sẽ đẹp hơn ngoài đời sống, tạo nên sức sống, sức hấp dẫn của góp phần đưa thi phẩm vượt thoát khỏi giới hạn không gian, thời gian và lưu truyền đến nghìn đời.

+ Mặt khác, những hình ảnh của đời sống khi được lưu truyền bởi thơ ca, nếu đạt được một hình thức độc đáo, chuyển tải một nội dung sâu sắc chạm tới tính nhân loại có thể trở thành những ước lệ nghệ thuật, có sức sống lâu dài.

+ Hơn nữa, nhờ thơ ca, cuộc đời nhà thơ cũng được nối dài cùng với đời sống của tác phẩm nghệ thuật

 

 

2,0

 

 

4 Chứng minh

Yêu cầu:

– Đúng giới hạn: Tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 11.

– Đảm bảo số lượng tác phẩm: Chọn được một số tác phẩm hay và đặc sắc.

– Phân tích đúng, trúng, nổi bật được vấn đề: Vẻ đẹp của hiện thực đời sống trong bài thơ và sức sống của tác phẩm

7,0

 

 

 

5 Bàn luận mở rộng, ý nghĩa của vấn đề

– Khẳng định ý lại vấn đề

– Ý nghĩa với người sáng tác và tiếp nhận:

+ Đối với người sáng tác: Để một bài thơ làm xong, cái đẹp được truyền tới ngàn đời, nhà thơ cần gắn bó sâu sắc với cuộc sống, tìm kiếm, phát hiện cái đẹp của cuộc đời, đưa vào trong thơ, trau dồi và mài sắc lí tưởng thẩm mĩ kết hợp với những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật để cái đẹp trong thơ có thể lưu truyền đến muôn đời, đồng thời hướng con người vượt khỏi những điều nhỏ bé, tầm thường, hướng tới cái đẹp cao cả, phi thường.

+ Đối với người tiếp nhận: Cần đến với tác phẩm bằng tất cả tâm hồn để cảm nhận, thấu hiểu những vẻ đẹp giai thiên cổ mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đồng thời bồi đắp, nâng cao thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ để có khả năng tiếp nhận, đánh giá cái đẹp trong tác phẩm của người nghệ sĩ.

 

1,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *