Đề HSG Hư cấu luôn là một kiểu sự thật,NLXH Con đường đến với ước mơ

 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM 2022 – 2023

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm)

Tôi muốn kể câu chuyện có thật về người bạn kia. Cấp một, bạn tôi nói muốn trở thành họa sĩ. Mọi người bảo trẻ con mơ mộng chút mới giống trẻ con. Cấp hai vẫn những con người ấy, không ai nói gì với bạn nữa. Cấp ba, tương lai không đuổi kịp nỗi sợ ở hiện tại, thầy cô nói ngắn gọn: “Hãy nghĩ cho kĩ vào”. Bố mẹ thì khuyên học ngành này ngành kia đi, dễ xin việc, cuộc sống sau này mau ổn định. Ừ thì ổn định. Rồi đại học, bạn chán nản, bạn nói mình vẫn muốn trở thành họa sĩ. Và tất cả cười mỉa mai: “Đừng có mơ mộng nữa mà”. Ước mơ của bạn tôi đã chết như thế, vì những khuôn mẫu mà xã hội áp đặt lên những đứa trẻ và vì sự do dự.

(Trích từ sách Nỗi buồn màu xanh lá của Raxu Nguyễn)

Là một người trẻ, câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cuộc sống?

Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm)

Bàn về văn chương Aristotle cho rằng: “Hư cấu luôn là một kiểu sự thật”.

Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó. Bằng trải nghiệm văn học hãy làm sáng tỏ ý kiến của anh/chị.

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

HƯỚNG DẪN CHUNG

Giám khảo chấm đúng như Hướng dẫn chấm thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ trưởng Tổ chấm thi cần tổ chức để các giám khảo thảo luận kĩ trước khi chấm.

Nếu thí sinh có cách trả lời khác đáp án nhưng đúng thì giám khảo vẫn chấm điểm tương đương với biểu điểm của Hướng dẫn chấm thi.

Giám khảo không quy tròn điểm thành phần của từng câu, điểm của bài thi.

Khuyến khích thí sinh:

– Làm bài có cảm xúc, cá tính; trình bày vấn đề một cách có hệ thống, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng đa dạng, tiêu biểu; có thể định dạng văn bản theo những kiểu khác nhau (trừ thơ) miễn là bám sát yêu cầu của đề và có sức thuyết phục.

– Có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng, có những tìm tòi, sáng tạo riêng (ví dụ: biết vận dụng những quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm riêng về cuộc sống hay văn chương để bàn luận vấn đề; biết kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận để làm nổi bật luận điểm của bài viết…).

Giám khảo căn cứ vào tình hình và chất lượng thực tế của mỗi bài làm để chấm điểm thích hợp.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 1 Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội  
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn  
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích  
  1. Giải thích

– Câu chuyện kể về một bạn trẻ đã trải qua thời gian từ thời thơ ấu đến trưởng thành và đã để giấc mơ của mình héo mòn.

– Hoàn cảnh khách quan và sự do dự của bản thân khiến bạn trẻ sống trong chán nản, ước mơ vẫn ở ngoài tầm với.

=> Câu chuyện đã gợi ra suy ngẫm về con đường đến với ước mơ của người trẻ. Đó là con đường có nhiều chông gai. Người trẻ cần kiên định, cần vượt qua, cần chiến thắng những lực cản của xã hội và của chính bản thân mình để được sống với mơ ước, được là chính mình, được sống cuộc đời thực sự ý nghĩa

 
2.2 Bàn luận  
2.2.1 Ai trong cuộc đời cũng từng có ít nhất một ước mơ. Để:  
– Định hướng cho hành trình cuộc đời mỗi con người.

– Tạo động lực để con người nỗ lực, vượt qua khó khăn thử thách.

– Cuộc sống trở nên hạnh phúc, ý nghĩa…

 
2.2.2 Không vượt qua được trở ngại để thực hiện ước mơ, con người dễ:  
– Đánh mất ước mơ của chính mình, để ước mơ héo úa, lụi tàn theo năm tháng.

– Không được sống với con người thật, không được sống với khả năng, sở thích của bản thân.

– Cuộc đời vô vị, nhàm chán, mệt mỏi, thất bại.

 
2.2.3 Sự kiên định theo đuổi ước mơ, chiến thắng mọi lực cản giúp cho người trẻ:  
– Tràn đầy nhiệt huyết, năm tháng cuộc đời trôi qua trong niềm hạnh phúc.

– Được là chính mình với những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.

 
2.3 Liên hệ, mở rộng  
  Ước mơ cần gắn liền với thực tế và nằm trong khả năng thực hiện.

– Biết theo đuổi ước mơ cao đẹp, có ý nghĩa cho bản thân và cộng đồng.

 
Tổng điểm câu 1 8,0
 

 

 

 

 

 

 

2

1 Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học  
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn  
2 Nội dung  
2.1 Giải thích  
  – Hư cấu là vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những nhân vật, câu chuyện, những tác phẩm nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện những mục đích nghệ thuật nhất định.

– Sự thật: hiện thực đời sống được nhà văn phản ánh, tái tạo trong tác phẩm văn học.

=> Ý kiến của Aristotle “Hư cấu luôn là một kiểu sự thật” khẳng định đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật nói chung, sáng tạo văn học nói riêng: Đó là kết quả từ quá trình tưởng tượng của nhà văn, nhưng nó vẫn có nguồn gốc từ hiện thực đời sống. Mặt khác, có thể hiểu, tác phẩm văn học là một cách nhìn, cách cảm nhận, cách đánh giá của nhà văn về hiện thực đời sống.

 
2.2 Bàn luận  
2.2.1 Bản chất của văn học phản ánh đời sống  
– Nghệ thuật không thể xa rời thực tại mà luôn xuất phát từ cuộc đời, phát triển theo dòng chảy cuộc sống.

– Nghệ thuật không phải là sự sao chép giản đơn hiện tượng có thật ở đời mà là sự tái hiện chọn lọc thông qua tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ.

 
2.2.2 Hư cấu là hoạt động cơ bản của sáng tạo nghệ thuật  
– Hư cấu thể hiện cái nhìn, cách cảm nhận, sự đánh giá của nhà văn về hiện thực đời sống.

Qua hoạt động hư cấu, nghệ sĩ vừa phản ánh cuộc sống, vừa biểu hiện cá tính sáng tạo, phong cách độc đáo và lý tưởng thẩm mỹ của mình.

– Sự hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật cần có nguyên tắc không được xa rời thực tế. Nếu tác giả quá lạm dụng sự hư cấu thì sẽ bộc lộ mặt trái của hư cấu nghệ thuật, đó là sự giả tạo, sự gán ghép khiên cưỡng, lẽ dĩ nhiên nó sẽ không được người đọc chấp nhận, câu chuyện không thể làm cho người ta tin vào những điều mà tác giả mong muốn chuyển tải đến công chúng.

– Hoạt động hư cấu có thể đưa lại những hình tượng nghệ thuật hấp dẫn, có ý nghĩa khái quát lớn lao; mặt khác, sự hư cấu tùy tiện lại có thể tạo ra những hình tượng nghệ thuật giả tạo, xuyên tạc chân lí cuộc sống.

 
2.3 Mở rộng  
  – Khẳng định bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, sáng tạo cần hoạt động hư cấu.

– Sự hư cấu trong tác phẩm luôn gắn với hiện thực cuộc đời, phục vụ con người. Khi đó hư cấu nghệ thuật mới có ý nghĩa.

– Bài học:

+ Nhà văn cần sống trọn vẹn với cuộc đời và trau dồi năng lực sáng tạo.

+ Độc giả khi tiếp nhận tác phẩm cần trân trọng sự sáng tạo của nhà văn.

 

 
Tổng điểm câu 2 12,0
Tổng điểm toàn bài (1 + 2) 20,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *