Đề bài
ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
(Dẫn văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học)
“Tập trung là bí mật vĩnh cửu của mọi thành công trong cuộc sống. Nếu thiếu sự tập trung, tất cả chúng ta đều mắc kẹt trong “mở bòng bong” – những thứ chúng ta chẳng phải làm, những thứ chúng ta yêu thích, những mục tiêu kinh doanh, giấc mộng tài chính, ước mơ của bản thân và nhiều vấn đề cần phải giải quyết khác… Không có gì ngạc nhiên khi bạn phải quay cuồng xoay xở để có thể tập trung vào những điều bạn thật sự muốn hoàn thành.
Bạn vào Facebook để xem thông báo công việc, học tập. Những thử “thủ vị” xuất hiện trên “Bảng tin”. Bạn click vào xem, tự hửa với mình chỉ 5 phút thôi, giật mình nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng.
Bạn vào Youtube để học tiếng Anh, ở phần “Video liên quan” bên trái xuåt hiện hàng loạt các video giải trí, ca nhạc, phim ảnh… Bạn click vào xem và tự hứa chỉ một video thôi, ngoảnh lại đã quá 12h đêm.
Đang làm việc với chiếc laptop, vào internet kiếm tài liệu, tiện tay, bạn mở Facebook, Youtube, các trang chế ảnh, đọc báo… khiến bạn không thể nào tập trung được quá 30 phút.
Kết quả là bạn không hoàn thành được công việc, theo thời gian hình thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức, các mục tiêu nhỏ chưa được chinh phục dẫn tới thiếu động lực để đạt mục tiêu lớn, và vì thế để thực hiện ước mơ thì thực sự còn là một điều xa vời”.
(10 điều khác biệt giữa người theo đuổi ước mơ và người giết chết ước mơ, 1980, Books, NXB Lao động, trang 32-33)
Trả lời các câu hỏi sau (Theo ma trận của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Câu 1: Theo tác giả, bí mật vĩnh cửu của mọi thành công trong cuộc sống là gì?
Câu 2: Hãy tìm từ ngữ trong văn bản nói về hậu quả của việc thiếu tập trung?
Câu 3: Những từ “Facebook, “Bảng tin”, Youtube, internet, “Video liên quan” gợi liên tưởng đến nền tảng công nghệ số nào? Ngoài sự tập trung, chúng ta cần có thêm những yếu tố nào để thành công trong công việc và cuộc sống?
Câu 4: Tìm và phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn sau:
Bạn vào Facebook để xem thông báo công việc, học tập. Những thử “thủ vị” xuất hiện trên “Bảng tin”. Bạn click vào xem, tự hứa với mình chỉ 5 phút thôi, giật mình nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng.
Bạn vào Youtube để học tiếng Anh, ở phần “Video liên quan” bên trái xuåt hiện hàng loạt các video giải trí, ca nhạc, phim ảnh… Bạn click vào xem và tự hứa chỉ một video thôi, ngoảnh lại đã quá 12h đêm.
Câu 5: Thông điệp sâu sắc mà anh/chị rút ra từ đoạn văn bản trên là gì? Vì sao?
LÀM VĂN (4,0 điểm) Chọn 1 trong 2 dạng thuyết minh
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về hiện tượng “nghiện Facebook, Zalo” của một bộ phận trong xã hội hiện nay.
—-HẾT———————
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHI TIẾT
ĐỌC – HIỂU
Phần | Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
I | 1 | Bí mật vĩnh cửu của mọi thành công trong cuộc sống là sự tập trung | 0,5 |
2 | Hậu quả của việc thiếu tập trung:
– mắc kẹt trong “mở bòng bong” – phải quay cuồng xoay xở – Không thể hoàn thành công việc, những mục tiêu nhỏ, dẫn tới thiếu động lực để hoàn thành mục tiêu lớn. – Khó thực hiện ước mơ. |
0,75 | |
3 | – Những từ “Facebook, “Bảng tin”, Youtube, internet, “Video liên quan”gợi liên tưởng đến công nghệ phẳng, các trang mạng xã hội, nền tảng công nghệ khiến mọi người kết nối, giao lưu, tìm hiểu kiến thức được dễ dàng, phong phú hơn.
– Ngoài yếu tố tập trung, chúng ta cần vun bồi: kiến thức, sự nỗ lực, ý chí khắc phục khó khăn, thái dộ sống tích cực…để đạt được mục tiêu và ước mơ của chính mình. |
1,0 | |
4 | – HS có thể chỉ ra một trong các biện pháp tu từ sau:
+ Lặp cấu trúc : Bạn vào Facebook… Bạn vào Youtube… Bạn click vào xem… + Liệt lê: công việc, học tập; video giải trí, ca nhạc, phim ảnh; – Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cân đối, nhịp nhàng cho các câu văn + Khẳng định sự phong phú của các nền tảng công nghệ được dùng để giải trí trong xã hội, + Tạo cách diễn đạt cụ thể, sinh động về sự hấp dẫn của Facebook, Youtube …ảnh hưởng đến sự tập tập trung. + Nhấn mạnh và khẳng định hậu quả của sự mất tập trung. |
1,0 | |
5 | HS đưa ra thông điệp theo khả năng hiểu văn bản và theo sự hiểu biết xã hội của bản thân. Có lý giải phù hợp, không vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Ví dụ: – Hãy là người sử dụng thông mình đối với các nền tảng công nghệ Facebook, Youtube… – Đừng để Facebook, Youtube và internet làm chúng ta bị mất tập trung trong công việc và cuộc sống, – Hãy biến Facebook, Youtube, internet…thành công cụ hữ ích trên hành trình chinh phục những ước mơ, những mục tiêu của cuộc đời… |
0,75 |
LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)
Dang 1. Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng đời sống xã hội
* Mở bài: Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.
– Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, việc chúng ta tiếp cận và sử dụng công nghệ là nhu cầu tất yếu
– Các nền tảng công nghệ, các trang mạng xã hội liên tiếp được ra đời, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người
– “Nghiện Facebook, Zalo là hiện tượng phổ biến của nhiều người trong xã hội hiện nay.
* Thân bài:
– Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh
+ Facebook, Zalo là nền tảng số được nhiều người ưu tiên sử dụng nhằm kết nối, giao lưu với người thân, bạn hữu. Sử dụng có chừng mực thì đó là công cụ, phương tiện hữu ích cho cuộc sống. Còn khi sử dụng không có chừng mực, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống thì gọi là “nghiện”.
+ Đối tượng nghiện Facebook, Zalo: Người đã nghỉ hưu, không làm thêm việc gì, học sinh, sinh viên, thanh niên mới lớn…
+ Biểu hiện của hiện tượng “nghiện Facebook, Youtube”:
- Dành nhiều thời gian lướt Facebook,Youtube, Zalo…
- Xem tất cả các tin …
- Chia sẻ và trả lời các bình luận quá nhiều…
- Quan tâm nhiều đến hình ảnh cá nhân trên các nền tảng Facebook, Zalo
- Báo cáo việc làm của bản thân trên Facebook, Zalo mỗi giờ,
- Kết bạn bốn phương: nhiều bạn, nhiều đối tượng…
– Cung cấp thông tin về sự vật, hiện tượng được thuyết minh theo một trong các trình tự sau:
+ Nguyên nhân của hiện tượng “nghiện Facebook, Zalo”
- Tò mò, bốc đồng
- Thích giao lưu trên không gian mạng, thích khẳng định bản thân
- Thích sống ảo, khoa trương…
+ Hệ quả của việc “nghiện Facebook, Zalo”
- Não không có thời gian nghỉ ngơi
- Giảm tương tác trực tiếp
- Bị bắt nạt qua mạng, trang cá nhân
- Suy nghĩ tiêu cực,
- Bị mạo danh
- Lơ là mục tiêu
- Thích được chú ý
- Mất ngủ…
- Trầm cảm
- Tự ti…
- Hạn chế khả năng sáng tạo…
+ Giải pháp khắc phục hiện tượng “nghiện Facebook, Zalo”
- Xác định rõ mục đích sử dụng Facebook, Zalo”
- Không đăng nhập vào Facebook, Zalo khi đang chán nản
- Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ thông tin…
- Tự giới hạn thời gian sử dụng mỗi ngày
- Tắt thông báo đến …
* Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
- Nhận thức: “nghiện Facebook, Zalo” là thói quen tiêu cực của nhiều người trong đời sống hiện đại.
- Ảnh hưởng của “nghiện Facebook, Zalo” đối với cuộc sống của cá nhân và cộng đồng…
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Thế kỷ 21, chúng ta đã và đang sống trong xã hội mà mọi thông tin đều được truyền lan trên các trang mạng xã hội được gọi là Facebook, Zalo… Đó là phương pháp và cũng là phương tiện để chúng ta kết nói với cộng đồng, người thân. Tuy nhiên, có những bạn trẻ, cả những người đã lớn tuổi lại sử dụng các nền tảng số ấy với tần suất rất cao mà chúng ta gọi là “nghiện”. Vậy, “nghiện Facebook, Zalo” có ảnh hưởng thế nào đối với đời sống nói chung và cá nhân của mỗi người?
Facebook, Zalo là nền tảng số được nhiều người ưu tiên sử dụng nhằm kết nối, giao lưu với người thân, bạn hữu. Sử dụng có chừng mực thì đó là công cụ, phương tiện hữu ích cho cuộc sống. Còn khi sử dụng không có chừng mực, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống thì gọi là “nghiện”.
“Nghiện Facebook, Zalo ” là một trong những vấn đề đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi tại Việt Nam hiện nay. Nhiều người “nghiện Facebook, Zalo ” đã rơi vào tình trạng bế tắc, không kiểm soát được hành vi của mình.
Họ là những người đã nghỉ hưu, muốn thư giãn, nghỉ ngơi và khám phá không gian mạng, đặc biệt là các nền tảng công nghệ trong lĩnh vực giả trí mà trước đây chưa có cơ hội tìm hiểu. Đó còn học sinh, sinh viên, thanh niên mới lớn…đang muốn khám phá những điều kỳ diệu và cũng muốn khẳng định bản thân trên các trang mạng có tính chát cộng đồng.
Họ dành nhiều thời gian để lướt Facebook, Zalo…Họ xem tất cả các tin: tin thể thao, văn hóa, các tin về vấn đề xã hội có tính chất giật gân …Họ miệt mài chia sẻ những bài viết mà họ cho là hay, thú vị để câu wew, câu like và trả lời các bình luận của cộng đồng mạng… Và, họ cảm thấy thích thú về những lời bình luận, những commet ảo mà họ cứ ngỡ đó là thế giới thật. Họ cũng quan tâm nhiều đến hình ảnh cá nhân trên các nền tảng Facebook, Zalo. Những bức ảnh sử dụng công nghệ làm đẹp đã được trưng dụng. Và vì thế, những bức ảnh đẹp lung linh khiến cho khoảng cách giữa hình ảnh trong hiện thực và hình ảnh trên Facebook, Zalo ngày càng lớn. Điều đó cáng khiến họ cảm thấy vui, hạnh phúc hơn với những lời tán dương của những người bạn trên Facebook, Zalo. Thậm chí, họ còn báo cáo việc làm của bản thân trên Facebook, Zalo mỗi giờ, mỗi ngày như để khoe với cộng đồng mạng, với các bạn trên Facebook, Zalo. Với người “nghiện Facebook, Zalo”, tứ hải giai huynh đề, bạn bè có ở bốn phương và bạn cũng đủ lứa tuổi, ngành nghề…
Những người “nghiện Facebook, Zalo” thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, họ tò mò hay bốc đồng. Thứ hai, họ thích giao lưu trên không gian mạng, thích khẳng định bản thân với các bạn trên Facebook, Zalo. Thứ ba, là do thói quen sống ảo, muốn khoa trương…
Và thói “nghiện Facebook, Zalo” cũng đã để lại những hệ quả khôn lường. Thứ nhất, não không có thời gian nghỉ ngơi. Thứ hai, giảm tương tác trực tiếp với anh em, bạn bè, với cả người thân trong gia đình. Chỉ gặp và ăn cùng nhau nhưng bữa ăn cũng diễn ra chóng vánh. Và rồi, lại chìm dắm vào thế giới ảo của riêng mình. Thứ ba, càng chìm đắm vào thế giới ảo, càng nảy sinh suy nghĩ tiêu cực thậm chí, bị mạo danh để vay tiền hoặc lừa đảo người thân mà chính bản thân không biết. Đến khi bị mất của mới nhận ra thì cũng đã muộn rồi. Thứ tư, “nghiện Facebook, Zalo” khiến họ lơ là mục tiêu, không đạt được những điều mà họ mong muốn.Thứ sáu, dành nhiều thời gian cho Faceboook, Zalo cũng hạnh chế khả năng sáng tạo, dù ở bất cứ độ tuổi nào.
Để khắc phục hiện tượng “nghiện Facebook, Zalo”, mỗi chúng ta cần: thứ nhất là xác định rõ mục đích sử dụng Facebook, Zalo. Thứ hai, chúng ta không đăng nhập vào Facebook, Zalo khi đang chán nản. Thứ ba, phải suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ thông tin…Thứ năm, tự giới hạn thời gian sử dụng mỗi ngày. và thứ sáu là tắt thông báo đến để tập trung hơn khi làm bất cứ việc gì…
“Nghiện Facebook, Zalo” là thói quen tiêu cực của nhiều người trong đời sống hiện đại. Thói quen đó đã và đang anh hưởng vô cùng lớn đối với cuộc sống của cá nhân và cộng đồng… Vì thế, hãy là người sử dụng Facebook, Zalo thông minh để cuộc sống có giá trị và ý nghĩa hơn.