Đề thi lớp 11 theo SGK mới.
Dạng đề văn thuyết minh về hiện tượng đời sống
Đề bài
ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Google hôm 08/01/2024 đã bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà khoa học Stephen Hawking, người đã vượt qua căn bệnh suy nhược để tiếp tục khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông.
Nhà vật lý học Stephen Hawking (8/1/1942 – 14/3/2018), qua đời ở tuổi 76. Ông đồng thời là một nhà vũ trụ học, thiên văn học, toán học và là tác giả của nhiều cuốn sách trong đó có cuốn “Lược sử thời gian”, đã bán hơn 10 triệu bản.
Năm 1963, khi mới 21 tuổi và đang theo học cao học, Hawking bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên, còn gọi là bệnh Lou Gehrig, căn bệnh phá hủy hệ thống neuron thần kinh của cơ thể khiến ông bị liệt. Các bác sĩ cho rằng ông chỉ có thể sống thêm hai năm. Tuy nhiên, dạng bệnh ông mắc phải phát triển chậm hơn bình thường, giúp ông tiếp tục sống thêm hơn nửa thế kỷ, trở thành ông hoàng vật lý với những thành tựu khoa học rực rỡ. “Dưới bóng mây đe dọa của cái chết, tôi ngạc nhiên phát hiện rằng mình tận hưởng cuộc sống còn hơn trước. Tôi bắt đầu đạt được tiến triển trong nghiên cứu của mình”, Hawking nói.
Ban đầu ông sử dụng nạng để di chuyển, sau đó phải dùng đến xe lăn. Trong hoàn cảnh như vậy, ông vẫn không ngừng nghiên cứu khoa học. “Mục tiêu của tôi rất đơn giản. Đó là hiểu toàn bộ về vũ trụ, vì sao vũ trụ lại như vậy và vì sao nó tồn tại“, ông chia sẻ.
Hawking quyết tâm không để điều gì cản trở ông nghiên cứu. Bước ngoặt lớn đầu tiên trong sự nghiệp của Hawking là năm 1970, khi ông cùng nhà vật lý Roger Penrose áp dụng các công trình toán học về hố đen vào nghiên cứu vũ trụ và chỉ ra một điểm kỳ dị không – thời gian vào thời điểm vụ nổ Big Bang xảy ra. Những năm 1980, ông tiếp tục có những cống hiến vĩ đại cho khoa học thế giới dựa trên “Lý thuyết về sự phình to của vũ trụ”. Năm 1982, Hawking trở thành một trong những người đầu tiên chỉ ra cách các dao động lượng tử, những biến đổi rất nhỏ trong sự phân bố vật chất, có thể tác động đến sự trải rộng của các thiên hà trong vũ trụ.
Stephen Hawking từng giành nhiều giải thưởng danh giá như giải Albert Einstein, giải Wolf, Huân chương Copley và giải Vật lý Cơ bản. Năm 2009, ông được tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống. Những năm cuối đời, “ông hoàng vật lý” vẫn không ngừng nghiên cứu và đóng góp cho khoa học thế giới. Với những cống hiến của mình, Stephen Hawking được coi là một tượng đài trong lĩnh vực khoa học vũ trụ.
(Dẫn theo https://dantri.com.vn/, 10/01/2022)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Nêu hai thông tin chính về Stephen Hawking được đề cập trong văn bản.
Câu 2. Văn bản được triển khai theo trình tự nào?
Câu 3. Lời chia sẻ của Stephen Hawking: “Dưới bóng mây đe dọa của cái chết, tôi ngạc nhiên phát hiện rằng mình tận hưởng cuộc sống còn hơn trước. Tôi bắt đầu đạt được tiến triển trong nghiên cứu của mình” cho anh/chị hiểu gì về ông?
Câu 4. Sự tôn vinh của Google Doodle đối với Stephen Hawking có ý nghĩa gì?
Câu 5. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ cuộc đời của Stephen Hawking là gì? Hãy lí giải.
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về hiện tượng lũ lụt.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | Hai thông tin chính về Stephen Hawking được đề cập trong văn bản:
– Mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến ông gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu – Là nhà khoa học có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực khoa học vũ trụ Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0.75 điểm – Trả lời được 1 ý như đáp án: 0.5 điểm – Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm |
0.75 | |
2 | Văn bản được triển khai theo trình tự thời gian
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0.75 điểm – Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm |
0.75 | |
3 | Lời chia sẻ của Stephen Hawking: “Dưới bóng mây đe dọa của cái chết, tôi ngạc nhiên phát hiện rằng mình tận hưởng cuộc sống còn hơn trước. Tôi bắt đầu đạt được tiến triển trong nghiên cứu của mình” cho thấy ông:
– Là người lạc quan, có cái nhìn tích cực về bệnh tật của mình. – Là người biết trân trọng cuộc sống. – Là người nỗ lực, đam mê, cống hiến trong nghiên cứu khoa học,… Hướng dẫn chấm: – HS trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1.5 điểm. – Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0.75 – 1.0 điểm – Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm |
1.5 | |
4 | Sự tôn vinh của Google Doodle đối với Stephen Hawking có ý nghĩa:
– Ghi nhận công lao, đóng góp của Stephen Hawking đối với nền khoa học vũ trụ thế giới. – Góp phần giáo dục những người thế hệ sau biết trân trọng những đóng góp của những người đi trước, không quên lãng họ. Hướng dẫn chấm: – Trả lời đầy đủ như đáp án: 1.5điểm – Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0.5 – 1.0 điểm – Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm |
1.5
|
|
5
|
Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ cuộc đời của Stephen Hawking là gì? Hãy lí giải.
Có thể rút ra một trong những thông điệp sau: – Nghị lực có thể giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại. – Niềm đam mê ở bất cứ một lĩnh vực nào cũng có thể đưa con người đến những thành công. – Khát vọng cống hiến trí tuệ, tài năng cho nhân loại là những cống hiến vẻ vang và cao quý. HS lí giải thông điệp hợp lý, thuyết phục. Hướng dẫn chấm: – Trả lời như Đáp án: 1.5 điểm – Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0.25 – 1.0 điểm – Không trả lời: 0 điểm |
1.5 | |
II | LÀM VĂN | 4.0 điểm | |
2 | Viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) về hiện tượng sao băng. | 4.0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Viết văn bản thuyết minh. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh
Giới thiệu về hiện tượng lũ lụt. |
0.5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề thuyết minh:
* Giới thiệu khái niệm lũ lụt * Những biểu hiện của hiện tượng tự nhiên: – Đặc điểm nổi bật? – Xuất hiện ở đâu, khi nào? – Hiện tượng có thay đổi gì so với những lần xuất hiện trước đây? * Giải thích hiện tượng tự nhiên: – Nguyên nhân gây xuất hiện hiện tượng lũ lụt. – Các chuyên gia đã giải thích như thế nào (trích dẫn thêm các ý kiến của những chuyên gia trong ngành). – Trong các nguyên nhân đó có điều gì là do con người gây ra? * Mối quan hệ giữa con người và hiện tượng tự nhiên: – Sự tác động của lũ lụt với đời sống con người? (tiêu cực/tích cực). – Thái độ, hành động của con người trước hiện tượng lũ lụt. *Nêu ý kiến đánh giá cá nhân về hiện tượng lũ lụt. |
1.0
|
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Đảm bảo cấu trúc: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. – Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ vấn đề thuyết minh. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề thuyết minh: Hiện tượng lũ lụt. |
1.5 | ||
đ. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0.25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Lũ lụt là một thảm họa thiên tai gây ảnh hưởng nặng nề đối với môi trường sống, là hiện tượng tự nhiên đầy hiểm nguy đối với cuộc sống cộng đồng. Đó không chỉ là kết quả của một yếu tố đơn lẻ mà là sự hòa trộn của hai hiện tượng tự nhiên – lũ và lụt.
Lũ là hiện tượng mạnh mẽ với dòng nước chảy xiết trên bề mặt đất, có sức mạnh đủ để cuốn trôi mọi vật thể trên đường đi, từ nhà cửa, cây cối đến xe cộ. Đặc biệt, lũ thường xuất hiện đột ngột và chủ yếu ở những vùng núi có địa hình đồi dốc. Ngược lại, lụt là sự ngập cao nước tại một khu vực trong khoảng thời gian nhất định, không có dòng chảy mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước lớn đột ngột xuất hiện và không ngừng bổ sung, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước hoặc khiến nó không kịp thời hoạt động. Đây thường xảy ra khi các đập nước hoặc đê không thể chịu đựng được áp lực của lực nước lũ lụt.
Sự hình thành của lũ lụt phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn mưa kéo dài có thể làm tăng đột ngột mực nước trong ao hồ, trong khi các hiện tượng như bão, thủy triều, sóng thần cũng có thể tạo ra lực đẩy nước mạnh, làm tăng cao mực nước và di chuyển nhanh. Không kém phần quan trọng, tác động của con người qua việc khai thác tài nguyên một cách không bền vững, chặt phá rừng mà không tuân thủ kế hoạch, góp phần làm gia tăng nguy cơ lũ lụt. Đất đai bị xói mòn do tác động của con người cũng khiến rừng đầu nguồn trở nên yếu đuối và không còn khả năng giữ chặt nước, từ đó tăng sức tàn phá của lũ lụt.
Mỗi khi lũ lụt xảy ra, hậu quả là nặng nề đối với cả cộng đồng và môi trường xung quanh. Không chỉ có những mất mát về người và của cải, mà còn có ảnh hưởng lâu dài từ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh. Cần lưu ý rằng, dù đã có những nỗ lực trong việc dự báo, nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn dự đoán chính xác sự xuất hiện của lũ lụt.
Không thể không nhắc đến ảnh hưởng của con người đối với hiện tượng lũ lụt. Việc khai thác tài nguyên một cách không bền vững, chặt phá rừng mà không có kế hoạch, góp phần làm tăng nguy cơ lũ lụt. Đất đai bị xói mòn, rừng đầu nguồn trở nên yếu đuối và không còn khả năng giữ chặt nước, tạo điều kiện thuận lợi cho lũ lụt.
Mỗi khi lũ lụt xảy ra, hậu quả là nặng nề và đa dạng. Không chỉ gây mất mát về người và của cải, mà còn tạo ra những vấn đề lâu dài về ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh. Các nhà cửa bị tàn phá, cơ sở hạ tầng bị suy giảm, cộng đồng mất mát tinh thần và kinh tế. Đối diện với những thách thức này, việc xây dựng các công trình phòng chống lũ lụt trở nên cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề lũ lụt, cần có một chiến lược toàn diện hơn. Việc bảo vệ môi trường, trồng rừng và quản lý đất đai bền vững sẽ giúp giảm thiểu tác động của con người đối với sự hình thành của lũ lụt. Hơn nữa, việc nâng cao ý thức cộng đồng về nguy cơ lũ lụt và biện pháp phòng chống cũng là yếu tố quan trọng để giảm thiểu tổn thất khi lũ lụt xảy ra. Chính vì vậy, chỉ có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, cộng đồng và các tổ chức phi lợi nhuận mới có thể tạo ra một giải pháp bền vững và hiệu quả đối với hiện tượng lũ lụt, giúp bảo vệ cuộc sống và tài nguyên của chúng ta.