Đề đọc hiểu và nghị luận về thơ văn Nguyễn Du,Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe

THƠ VĂN NGUYỄN DU

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

471. So dần dây vũ dây văn

Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương

Khúc đâu Hán Sở chiến trường

Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau

475. Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu

Nghe ra như oán như sầu phải chăng!

Kê Khang này khúc Quảng Lăng

Một rằng Lưu Thủy hai rằng Hành Vân

Quá quan này khúc Chiêu Quân

480.Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia

Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như nước suối mới sa nửa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

485. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu

Khi tựa gối khi cúi đầu

Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.

(Trích Truyện Kiều– Nguyễn Du)

Chú thích:

Vũ, văn: Vũ là dây đàn to, văn là dây đàn nhỏ.

Cung thương: hai âm đứng đầu ngũ âm trong cung bậc nhạc cổ Trung Quốc (cung , thương, giốc ,trủy, vũ)

Hán sở chiến trường: Bãi chiến trường giữa đời Hán, và nước Sở. Cuối đời Tần, Lưu Bang (Hán Cao tổ) và Hạng Vũ (Sở Bá vương) đánh nhau nhiều trận kịch liệt.

Tiếng sắt, tiếng vàng: Tiếng khí giới bằng sắt, bằng kim loại va chạm xô xát nhau.

Tư mã phượng cầu: Tư mã Tương Như người đời Hán, có văn tài, ở đất Lâm Cùng, Trác Vương Tôn, có con gái là Văn Quân, người đẹp mà mới goá chồng. Tương Như gẩy khúc đàn “Phượng cầu hoàng” để tỏ tình với Văn Quân cảm tiếng đàn, đêm ấy, bỏ nhà trốn theo Tương Như.

Kê Khang, đời Tam quốc, đêm gẩy đàn cầm ở đình Hoa Dương, bỗng có người khách lạ tới dạy cho khúc “Quảng Lăng tán”, âm điệu tuyệt hay.

Lưu thuỷ, hành vân: Nước chảy, mây bay. ý nói khúc đàn thanh thoát lưu loát.

Quá quan: Đi qua cửa ải. Chiêu Quân: Tên chữ của Vương Tường, một cung nữ đời Hán Nguyên đế, bị gả cho chúa Hung nô, khi qua cửa ải, vào đất Hung nô, Chiêu Quân thường gảy khúc đàn tỳ bà để tỏ nỗi lòng nhớ nhà, nhớ nước.

Tiếng suối: Tiếng đàn nghe đục như tiếng ầm ì của dòng suối dội ở lưng chừng núi xuống.

10. Chín khúc: Chỉ các khúc ruột chứ không nhất thiết phải đúng chín khúc ruột.

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Tiếng đàn của Thúy Kiều được so sánh với những âm thanh nào?

Câu 3: Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng trong hoàn cảnh nào?

Câu 4: Dựa vào phần chú thích, anh/chị hãy hình dung các cung bậc của bản đàn?

Câu 5: Hai câu thơ sau:

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu”

Miêu tả tâm trạng của nhân vật nào?

Câu 6: Nêu ý nghĩa của các từ láy được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

Câu 7: Theo quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kì phong kiến, theo em nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên hiện lên ở vẻ đẹp gì?

Câu 8: Anh/Chị hãy viết từ 5 – 7 trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của âm nhạc đối với đời sống tinh thần của con người.

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trên

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là: Miểu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 2: Tiếng đàn của Thúy Kiều được so sánh với những âm thanh là:

Tiếng của chiến trường;

Tiếng sắt;

Tiếng nước chảy (lưu thủy);

Tiếng mây bay (hành vân);

Tiếng hạc;

Tiếng suối;

Tiếng gió;

Tiếng mưa.

Câu 3: Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng trong hoàn cảnh: Thúy Kiều và Kim trọng thề nguyền đính ước.

Câu 4: Dựa vào phần chú thích, anh/chị hãy hình dung các cung bậc của bản đàn:

Đó là một bản nhạc phong phú về âm thanh với nhiều cung bậc: cao, trầm, mạnh, nhanh, dồn dập, nhẹ nhàng.

Câu 5: Hai câu thơ sau:

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu”

Miêu tả tâm trạng của nhân vật Kim Trọng.

Câu 6: Nêu ý nghĩa của từ láy được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

Từ láy “sầm sập”: Chỉ âm thanh dồn dập, mạnh; Gợi hình ảnh tay đàn của Thúy Kiều phảy mạnh trên dây đàn. Âm thanh gợi lên từ tiếng đàn dự cảm về những ngày sóng gió của cuộc đời Thúy Kiếu và mối tình đầy trắc trở của Kim Kiều.

Câu 7: Theo quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kì phong kiến, người phụ nữ  có vẻ đẹp tài năng lí tưởng là: cầm, kì, thi, họa. Nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên hiện lên ở tài đàn (cầm)

Câu 8: Âm nhạc có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống tinh thần của con người. Âm nhạc đưa con người dễ dàng xích lại gần nhau, thấu hiểu, cảm thông và đồng điệu. Những âm thanh tuyệt vời có từ cuộc sống đã làm cho tâm hồn con người rộng mở, tình cảm phong phú hơn, tâm hồn nhạy cảm hơn. Đồng thời, qua âm nhạc con người hiểu thêm về thế giới sâu thẳm của tâm hồn mình, hiểu thêm về cuộc sống , con người. Không phải ngẫu nhiên cha ông ta sáng tạo truyện Thạch Sanh đã xây dựng chi tiết độc đáo cây đàn Thạch sanh thành cây cầu tình yêu. Cây đàn ấy đã giúp công chúa nói được, nhận ra người cứu mình. Những người mẹ cũng từng dạy con gái: Đàn bầu ai gảy thì nghe/ Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu là bởi âm thanh réo rắt của tiếng đàn dễ làm xiêu lòng người…

LÀM VĂN

(Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

Mở bài:

– Giới thiệu chung về bài thơ

– Xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết

Thân bài:

* Nhan đề

Đoạn trường tân thanh” là kiệt tác của tác giả Nguyễn Du và tuyệt phẩm của nền văn học dân tộc. Từ trước đến nay bạn đọc yêu tác phẩm này thường quen gọi nó với cái tên là “Truyện Kiều” mà bỏ quên nguyên tên mà Nguyễn Du đã đặt. “Đoạn” ở đây hiểu là chia ly, đứt đoạn; “trường” – nỗi lòng; “tân thanh” ấy là tiếng mới/ lời nói mới. Nguyên tên của Truyện Kiều có thể hiểu là tiếng kêu mới về nỗi lòng bị đứt đoạn. Hay cũng có thể hiểu theo cách ước lệ như đặc trưng của văn học trung đại là tiếng kêu mới (đầy đau đớn) như đứt từng khúc ruột. Dù được hiểu theo cách nào thì Nguyễn Du cũng đã thành công khi mượn nhan đề của tác phẩm để khái quát giá trị nội dung của câu chuyện. Ngay từ nhan đề, tác giả đá hé mở những bi kịch đau thương của nhân vật chính – Thúy Kiều.

* Khái quát cấu tứ,  phân tích và đánh giá tình cảm qua từng phần của bài thơ

Mạch ngầm cấu tứ của đoạn truyện thơ trên được Nguyễn Du sáng tác xoay quanh âm thanh tiếng đàn của Thúy Kiều. Trong những câu thơ đầu của “Đoạn trường tân thanh” Nguyễn Du có giới thiệu về tài nghệ đánh đàn của Kiều qua 2 câu thơ “ Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Trích đoạn nêu trên là những câu thơ đầu tiên miêu tả tài nghệ chơi đàn điêu luyên của cô gái cả nhà Vương Viên Ngoại. Âm thanh của tiếng đàn chính là hình ảnh nghệ thuật trung tâm của đoạn trích. Nguyễn Du bắt đầu đoạn trích với hình ảnh của những dân đàn “Bốn dây to nhỏ”, sau đó là những cung bậc đa thanh của tiếng đàn: khúc đâu nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng; khúc đâu nghe ra như oán như sầu; một rằng lưu thủy; một rằng hành vân, … Mỗi thanh âm của tiếng đàn vang lên lại là một lần biểu tượng và bày tỏ cho tâm trạng của nàng Kiều. Ngoài âm thanh của tiếng đàn, đoạn trích còn được Nguyễn Du sáng tác dựa theo nhiều điển cố. Chúng ta có thể kể đến như Hán sở; Tư mã Phượng cầu; Quảng lăng; Chiêu Quân.

* Hình ảnh, chi tiết

Đoạn trích gây ấn tượng mạnh với bạn đọc với những hình ảnh ước lệ đặc sắc. Nguyễn Du chỉ miêu tả âm thanh của tiếng đàn nhưng cũng đủ để bày tỏ bao cung bậc cảm xúc của cô gái khi yêu. Tiếng đàn của nàng Kiều được so sánh với nhiều âm thanh thiên nhiên khác nhau. “Tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau” những âm thanh rạo rực, não nhiệt. “ Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân” tiếng đàn trôi chảy, mượn mà. Có lúc tiếng đàn vang lên trong trẻo, nhẹ nhàng “như tiếng hạc bay qua” nhưng có khi trầm mặc “như tiếng suối sa nửa vời”. Khi thi tiếng đàn khoan thai, khi thì vội vã. Qua tiếng đàn, ta có cảm giác như Kiều muốn thổ lộ hết trái tim mình với người yêu lý tưởng vậy. Tiếng đàn đa nhịp, mang âm hưởng dìu dặt, có bố cục chặt chẽ như một bài nhạc cổ điển. Ở phần cuối của đoạn trích, Nguyễn Du không còn miêu tả âm thanh của tiếng đàn mà lại bày tỏ tâm trạng của nàng Kiều và chàng Kim qua cảnh “ngọn đèn”. Bởi đèn “khi tỏ khi mờ” mà lòng người “cũng ngơ ngẩn sầu”, “khi tựa gối khi cúi đầu”, “khi vò chín khúc, khi chau đôi mày”. Phải chăng tâm tư của đôi uyên ương cũng chất chứa bao điều rối bời, lo lăng cho tương lai của hai người. Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, bạn đọc đều có thể nhận thấy rằng Nguyễn Du thường mượn cảnh hay thiên nhiên để dự cảm cho số phận của nhân vật. Cảnh đen lúc tỏ, lúc mờ ấy phải chăng là báo hiệu cho chuyện tình nhiều trắc trở của Thúy Kiều và Kim Trọng.

* Nghệ thuật (Thể thơ, từ ngữ, BPTT…)

“Đoạn trường tân thanh” nói chung và đoạn trích trên của Nguyễn Du kết tinh những thành tựu lớn trên nhiều bình diện nghệ thuật. Bạn đọc có thể kể đến thể loại truyện thơ. Lấy thơ để tả nhạc là chuyện không hề đơn giản, nhưng ở đây ta thấy có đầy đủ âm sắc và rất đa giọng, lúc cao trong lúc trầm đục, lúc khoan lúc mau, lúc quyến luyến mềm mại tha thiết, lúc dữ dội kiêu hùng, lúc buồn thương trầm hồn ai oán. Tác giả sử dụng chữ Nôm và thể thơ lục bát như một cách để khẳng định giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Việt. Đoạn trích cũng là mình chứng cụ thể cho tài năng của Nguyễn Du khi ông sử dụng rất thành công bút phát ước lệ tượng trưng miêu tả tiếng dàn và ngụ tình qua hình ảnh ngọn đèn.

* Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật

Với tư tưởng nhân đạo lớn lao và những bút phát nghệ thuật kéo léo tài tình Nguyễn Du đã tôn vinh vể đẹp của con người trong xã hội cũ và cụ thể trong đoạn trích trên là tài năng của nàng Thúy Kiếu. Ông đồng cảm, đồng tình với những khát vọng chính đáng và có phần táo bạo vượt qua cả lễ giáo phong kiến của nàng. Ta thấy tác giả đã hoàn toàn để cho nhân vật thể hiện một cách tự do, tình yêu bộc lộ một cách tràn trề mãnh liệt.

Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa cúa nó đối với việc đem lại cách nhìn mới, cách đọc mới cho độc giả.

Đặt trong văn đàn văn học trung đại Việt Nam, đoạn trích nêu trên nói riêng và “Đoạn trường thân thanh” nói chung đã mở ra một góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về hình tượng của người phụ nữ với những tiếng đàn đầy say đắm và mong muốn, khát khao về tình yêu tự do, mãnh liệt. Nguyễn Du đac vượt xa thời đại của mình khi hướng đến sự kiếm tìm, khám phá con người ở bên trong con người.

Bài viết tham khảo:

T.Sê khốp – nhà viết kịch nổi tiếng người Nga đã từng tâm đắc rằng “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Quả đúng như vậy, mỗi một tác phẩm nghệ thuật được trình bày trước độc giả, công chúng đều là những đứa con tinh thần đã được thai ngén từ chính giá trị nhân đạo của bản thân người nghệ sĩ. Từ cảm hứng, khuynh hướng nhân đạo của mình, người nghệ sĩ sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật để khắc họa chân thực hiện thực sống và cất tiếng nói bày tỏ những trăn trở suy tư. Nguyễn Du – vị đại thi hào của văn đàn Việt, người đã để lại những trang tuyệt phẩm với “Đoạn trường tân thanh”.

 

Trích đoạn nêu được viết từ câu số 471 đến câu số 488. Đây là phần thơ kể chuyện nàng Kiều và chàng Kim cùng nhau trao lời thề nguyền đính ước với nhau trong đêm trăng thanh. Đoạn trích trực tiếp miêu tả và kể lại khung cảnh khi Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe.

 

“Đoạn trường tân thanh” là kiệt tác của tác giả Nguyễn Du và tuyệt phẩm của nền văn học dân tộc. Từ trước đến nay bạn đọc yêu tác phẩm này thường quen gọi nó với cái tên là “Truyện Kiều” mà bỏ quên nguyên tên mà Nguyễn Du đã đặt. “Đoạn” ở đây hiểu là chia ly, đứt đoạn; “trường” – nỗi lòng; “tân thanh” ấy là tiếng mới/ lời nói mới. Nguyên tên của Truyện Kiều có thể hiểu là tiếng kêu mới về nỗi lòng bị đứt đoạn. Hay cũng có thể hiểu theo cách ước lệ như đặc trưng của văn học trung đại là tiếng kêu mới (đầy đau đớn) như đứt từng khúc ruột. Dù được hiểu theo cách nào thì Nguyễn Du cũng đã thành công khi mượn nhan đề của tác phẩm để khái quát giá trị nội dung của câu chuyện. Ngay từ nhan đề, tác giả đá hé mở những bi kịch đau thương của nhân vật chính – Thúy Kiều.

 

Mạch ngầm cấu tứ của đoạn truyện thơ trên được Nguyễn Du sáng tác xoay quanh âm thanh tiếng đàn của Thúy Kiều. Trong những câu thơ đầu của “Đoạn trường tân thanh” Nguyễn Du có giới thiệu về tài nghệ đánh đàn của Kiều qua 2 câu thơ “ Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Trích đoạn nêu trên là những câu thơ đầu tiên miêu tả tài nghệ chơi đàn điêu luyên của cô gái cả nhà Vương Viên Ngoại. Âm thanh của tiếng đàn chính là hình ảnh nghệ thuật trung tâm của đoạn trích. Nguyễn Du bắt đầu đoạn trích với hình ảnh của những dân đàn “Bốn dây to nhỏ”, sau đó là những cung bậc đa thanh của tiếng đàn: khúc đâu nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng; khúc đâu nghe ra như oán như sầu; một rằng lưu thủy; một rằng hành vân, … Mỗi thanh âm của tiếng đàn vang lên lại là một lần biểu tượng và bày tỏ cho tâm trạng của nàng Kiều. Ngoài âm thanh của tiếng đàn, đoạn trích còn được Nguyễn Du sáng tác dựa theo nhiều điển cố. Chúng ta có thể kể đến như Hán sở; Tư mã Phượng cầu; Quảng lăng; Chiêu Quân.

 

Đoạn trích gây ấn tượng mạnh với bạn đọc với những hình ảnh ước lệ đặc sắc. Nguyễn Du chỉ miêu tả âm thanh của tiếng đàn nhưng cũng đủ để bày tỏ bao cung bậc cảm xúc của cô gái khi yêu. Tiếng đàn của nàng Kiều được so sánh với nhiều âm thanh thiên nhiên khác nhau. “Tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau” những âm thanh rạo rực, não nhiệt. “ Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân” tiếng đàn trôi chảy, mượn mà. Có lúc tiếng đàn vang lên trong trẻo, nhẹ nhàng “như tiếng hạc bay qua” nhưng có khi trầm mặc “như tiếng suối sa nửa vời”. Khi thi tiếng đàn khoan thai, khi thì vội vã. Qua tiếng đàn, ta có cảm giác như Kiều muốn thổ lộ hết trái tim mình với người yêu lý tưởng vậy. Tiếng đàn đa nhịp, mang âm hưởng dìu dặt, có bố cục chặt chẽ như một bài nhạc cổ điển. Ở phần cuối của đoạn trích, Nguyễn Du không còn miêu tả âm thanh của tiếng đàn mà lại bày tỏ tâm trạng của nàng Kiều và chàng Kim qua cảnh “ngọn đèn”. Bởi đèn “khi tỏ khi mờ” mà lòng người “cũng ngơ ngẩn sầu”, “khi tựa gối khi cúi đầu”, “khi vò chín khúc, khi chau đôi mày”. Phải chăng tâm tư của đôi uyên ương cũng chất chứa bao điều rối bời, lo lăng cho tương lai của hai người. Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, bạn đọc đều có thể nhận thấy rằng Nguyễn Du thường mượn cảnh hay thiên nhiên để dự cảm cho số phận của nhân vật. Cảnh đen lúc tỏ, lúc mờ ấy phải chăng là báo hiệu cho chuyện tình nhiều trắc trở của Thúy Kiều và Kim Trọng.

 

“Đoạn trường tân thanh” nói chung và đoạn trích trên của Nguyễn Du kết tinh những thành tựu lớn trên nhiều bình diện nghệ thuật. Bạn đọc có thể kể đến thể loại truyện thơ. Lấy thơ để tả nhạc là chuyện không hề đơn giản, nhưng ở đây ta thấy có đầy đủ âm sắc và rất đa giọng, lúc cao trong lúc trầm đục, lúc khoan lúc mau, lúc quyến luyến mềm mại tha thiết, lúc dữ dội kiêu hùng, lúc buồn thương trầm hồn ai oán. Tác giả sử dụng chữ Nôm và thể thơ lục bát như một cách để khẳng định giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Việt. Đoạn trích cũng là mình chứng cụ thể cho tài năng của Nguyễn Du khi ông sử dụng rất thành công bút phát ước lệ tượng trưng miêu tả tiếng dàn và ngụ tình qua hình ảnh ngọn đèn.

Với tư tưởng nhân đạo lớn lao và những bút phát nghệ thuật kéo léo tài tình Nguyễn Du đã tôn vinh vể đẹp của con người trong xã hội cũ và cụ thể trong đoạn trích trên là tài năng của nàng Thúy Kiếu. Ông đồng cảm, đồng tình với những khát vọng chính đáng và có phần táo bạo vượt qua cả lễ giáo phong kiến của nàng. Ta thấy tác giả đã hoàn toàn để cho nhân vật thể hiện một cách tự do, tình yêu bộc lộ một cách tràn trề mãnh liệt.

 

Đặt trong văn đàn văn học trung đại Việt Nam, đoạn trích nêu trên nói riêng và “Đoạn trường thân thanh” nói chung đã mở ra một góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về hình tượng của người phụ nữ với những tiếng đàn đầy say đắm và mong muốn, khát khao về tình yêu tự do, mãnh liệt. Nguyễn Du đac vượt xa thời đại của mình khi hướng đến sự kiếm tìm, khám phá con người ở bên trong con người.

 

 

 

 

5. Thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ.

– Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ.

– Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

– Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có).

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.

– Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ.

– Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ.

– So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

– Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du nhiều lần nhắc đến việc Kiều đánh đàn, nhưng đặc tả tiếng đàn ấy thì trước sau có bốn lần. Bốn lần Kiều đàn ở bốn hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau, nhưng đều hay như nhau – yêu đương và đau khổ.

1.

Lần thứ nhất là Kiều đàn cho Kim Trọng nghe sau lần gặp gỡ với mười tám câu thơ. Lần thứ hai là Kiều đàn cho Hoạn Thư nghe khi nàng bị bắt và hành hạ ở nhà họ Hoạn với sáu câu thơ. Lần thứ ba là Kiều bị ép hầu đàn cho Hồ Tôn Hiến sau khi Từ Hải lâm chung với bốn câu thơ. Lần cuối là Kiều lại đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm tái hợp với mười câu thơ:

Đây là khúc nhạc yêu đương và cũng là lần đầu tiên Kiều đàn cho người yêu tâm đầu ý hợp nghe.

Trong mười tám câu thơ miêu tả tiếng đàn này, ta thấy tác giả hoàn toàn để cho nhân vật thể hiện một cách tự do, tình yêu bộc lộ một cách tràn trề mãnh liệt.

Kiều đàn bằng cảm hứng thực thụ của trái tim nóng bỏng. Lấy thơ để tả nhạc là chuyện không hề đơn giản, nhưng ở đây ta thấy có đầy đủ âm sắc và rất đa giọng, lúc cao trong lúc trầm đục, lúc khoan lúc mau, lúc quyến luyến mềm mại tha thiết, lúc dữ dội kiêu hùng, lúc buồn thương trầm hồn ai oán.

Qua tiếng đàn, ta có cảm giác như Kiều muốn thổ lộ hết trái tim mình với người yêu lý tưởng vậy.

Tiếng đàn đa nhịp, mang âm hưởng dìu dặt, có bố cục chặt chẽ như một bài nhạc cổ điển. Khúc đàn thứ nhất này còn nhắc đến nhiều điển tích, đó là những khúc nhạc nổi tiếng, vượt thời gian của những danh sĩ ngày xưa.

Khúc Phượng cầu hoàng của Tư Mã Tương Như đã làm Trác Văn Quân cảm động mà bỏ nhà đi theo. Khúc Quảng Lăng tán của Kê Khang, danh sĩ đời Tấn khi nhớ về nước Ngụy, trong lúc bị bức thiết thê thảm. Khúc Chiêu Quân buồn thương man mác khi giã từ đất Hán sang Hồ. Khúc Hán Sở chiến trường sắc vàng chen nhau bi hùng chiến trận…

Tất cả được phối hợp với các từ láy “sầm sập, ngơ ngẩn, não nùng, dìu dặt” và các điệp từ “khúc đâu, này khúc, trong như, đục như, tiếng khoan, tiếng mau…” để tạo âm giai bất tuyệt, vang vọng của nhiều tiếng đàn khác nhau, để lột tả được tâm trạng của người con gái đang yêu, mang trong mình con tim thổn thức, sự đa cảm mãnh liệt của tình yêu thuở đầu đời.

Và tiếng đàn ấy cũng đã được chàng Kim thưởng thức, đồng điệu một cách trọn vẹn “Ngọn đèn khi tỏ khi mờ/ Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu/ Khi tựa gối khi cúi đầu/ Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”.

Nếu xét về việc xây dựng khúc đàn thứ nhất này thì ta thấy Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bài “Cầm ca” của Lý Kỳ:

Sơ nghi táp táp lương phong động

Hậu tự tiêu tiêu mộ vũ linh

Cận nhược lưu truyền lai bích chướng

Viễn như huyền hạc hạ thanh minh

(Lúc đầu là ngỡ như gió mát thổi rì rào

Sau lại cho là mưa chiều rơi rào rạt

Gần như suối đổ trên vách núi xuống

Xa như tiếng hạc dội từ trên cao)

Nhưng cho dù có mượn ý thơ của Lý Kỳ, Nguyễn Du đã vượt xa Lý Kỳ về kỹ thuật thâu tóm và chuyển hóa âm thanh. Nghe khúc đàn Kiều ta có thể phóng xa trí tưởng tượng. Hình ảnh thoát ra từ âm thanh, ý vươn ra ở ngoài lời.

2.

Cũng là người đàn ấy, cũng là người nghe ấy, nhưng mười lăm năm sau vật đổi sao dời, hoàn cảnh đã khác, con người trải qua quá nhiều biến động, đau khổ, bụi cuộc đời giằng xé con tim thê thảm, nên khúc đàn thứ tư cũng đã khác xưa hoàn toàn. Nó vẫn hay nhưng đã ở cõi nào xa lơ xa lắc:

Phím đàn dìu dặt tay tiên

Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa

Khúc đâu đầm ấm dương hòa

Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh

Khúc đâu êm ái xuân tình

Ấy hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên

Trong sao châu dỏ duềnh quyên

Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông

Lọt tai nghe suốt năm cung

Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao

Khúc đàn cuối này nó không còn cái dồn dập, rạo rực như khúc đàn của thuở ban đầu, mà thay vào đó là khúc đàn của con người trải nghiệm. Kinh qua nỗi đau lưu lạc, lăn lóc bầm dập trên thớt đời, con người như lột xác và hóa kiếp để nhập vào một thế giới khác.

Dù nợ đời đã trút trả xong, nhưng nợ chút tình xưa thì vẫn còn vương vấn. Chính vì vậy mà khúc đàn thứ tư này vẫn khoan nhặt một nỗi niềm yêu thương nồng ấm.

Trong cái ngậm ngùi của phút giây tái hợp có cái vui của sum vầy, thanh thản, nên âm hưởng của tiếng đàn trở nên nhẹ nhàng, êm ái.

Nếu xưa dồn dập mãnh liệt thì nay đầm ấm trong trẻo, mơ màng. Khúc đàn thứ tư này nó như một khúc nối của khúc đàn thứ nhất mà nhà nghệ sĩ tạm thời ngắt quãng mười lăm năm. Tiếng hạc cao trong thuở nào lại tiếp tục bay qua thoát vòng tục lụy.

Nếu cái tình trong khúc đàn thứ nhất là tình yêu nơi trần thế thì ở khúc cuối này nó đã được tâm linh hóa, nó gần như xóa khoảng cách của tình yêu để thành tình bạn.

Khúc “êm ái xuân tình” là muốn nhắc đến mối tình đầu của Lý Thương Ẩn trong bài “Cầm sắt”, Kiều cũng như Lý đau khổ cả đời vì mối tình đầu này. Rồi sau đó là “hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên” đó là sự mất mát, không còn gì, chỉ còn là sự tiếc nuối. Sau cùng là Trang Sinh hồ điệp, còn biết mình nữa là ai… Chỉ còn chăng là cái tình tan dài trong hai bờ thực mộng mà thôi.

3.

Nếu ở khúc đàn thứ nhất và thư tư là giai điệu của yêu thương thì khúc hai, ba là những khúc đàn của giai điệu đau khổ. Đó là tiếng đàn bật ra từ nghẹn ngào, uất ức, người đánh đàn như gượng gạo vì chịu nhiều áp lực bên ngoài lẫn bên trong tác động. Và đây là khúc đàn thứ hai, Kiều đàn cho Hoạn Thư nghe:

Bốn dây như khóc như than

Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng

Cùng trong một tiếng tơ đồng

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm

Giọt châu lã chã khôn cầm

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương

Và đây là khúc thứ ba, Kiều hầu đàn cho Hồ Tôn Hiến:

Một cung gió thảm mưa sầu

Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay

Ve ngâm vượn hót nào tày

Lọt tay Hồ cũng nhăn mày rơi châu

Hai khúc đàn hai và ba này hoàn toàn trái ngược với khúc một và bốn. Nó không có cái đa dạng, phức hợp của nhiều cung bậc trầm bổng cao thấp khác nhau, nó không có cái rạo rực, ấm áp của tình yêu, mà thay vào đó là cái đơn điệu như cùng một âm điệu trầm buồn thê thiết.

Nguyễn Du không kéo dài khúc đàn đau khổ, bốn dây đàn to nhỏ như bị đè nén cho qua sự. Nguyễn Du cũng không dùng điển tích để đặc tả hay liên tưởng đến những danh cầm khác. Tiếng đàn không bật ra từ con tim nóng bỏng mà lại bật ra từ máu và nước mắt.

Nguyễn Du đã miêu tả hai khúc đàn này bằng một thứ tiết tấu rề rà sầu não. Cách nhắt nhịp ở đây cũng có phần đột ngột, biểu thị cái uất ức nghẹn ngào, một thứ âm thanh của nỗi ê chề cay đắng.

Ở khúc đàn thứ hai, ta thấy Nguyễn Du chỉ cần một câu nhưng nói được cái gan ruột nhất của nhân vật “Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”.

Đó là sự đối lập của kẻ hành hạ và kẻ bị hành hạ, kẻ thì làm cho hả hê, thỏa mãn, kẻ thì đau khổ chịu đựng. Tiếng của nước mắt va đập vào tiếng đàn biến nhạc lòng thành nhạc điệu. Tất cả như càng đánh thức thêm nỗi đau của kẻ bị hành hạ hầu đàn.

Cùng một cung “gió thảm mưa sầu” với khúc đàn thứ hai, nhưng khúc đàn thứ ba lại càng bi thương thê thảm hơn rất nhiều. Nếu liền trước đó là Kiều đàn bằng nước mắt thì liền sau đó là Kiều đàn bằng máu.

Còn gì đau đớn hơn là Kiều phải lấy máu của mình mua vui cho Hồ Tôn Hiến! Một tiếng đàn ẩn chứa ba nỗi đau. Nỗi đau của kẻ tòng phạm giết chồng, nỗi đau mất chồng và nỗi đau bị hạ nhục làm con hầu phục vụ cho kẻ giết chồng mình. Có thể nói đây là tiếng đàn đau đớn nhất trong toàn cõi Truyện Kiều

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *