VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU(6,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
CÂY VĨ CẦM CHO ROTHSCHILD (A.P.Chekhov)
Lược một đoạn: Iakov sống cùng vợ ở một vùng quê nghèo. Ông lão làm quan tài rất giỏi và kiêm thêm nghề chơi đàn. Iakov luôn cáu bẳn, bắt nạt vợ và Rút Xin- Một nhạc công người Do Thái. Iakov luôn cảm thấy cuộc sống mất mát, và có một cuốn sổ ghi lại tất cả những điều này. Sau đó, người vợ của ông bị bệnh tả và qua đời. Chôn cất vợ xong, ông lão suy ngẫm, cố gắng nhớ lại chuyện quá khứ và hối hận về tất cả những việc làm sai của mình. Đến lượt mình, ông cũng nhiễm bệnh, tâm nguyện của ông là để lại cây vĩ cầm cho Rút Xin- một người mà trước đây ông luôn đối xử bất công và hằn học.
……Lão không sao hiểu nổi, tại sao lại như thế, tại sao có đến bốn, năm mươi năm lão không ra sông lấy một lần, mà giá có ra tới đây thì chắc gì lão đã để ý tới nó? Vậy mà đây là một con sông thật lớn, hoàn toàn không phải loại vớ vẩn. Trên sông có thể lập những khu đánh bắt cá để bán cho đám thương gia, cho những công chức và các hàng ăn ở trên bến và sau đó tiền thu được đem gửi vào nhà băng; có thể rong ruổi trên thuyền từ trang ấp này tới trang ấp khác và chơi đàn, mọi người đua nhau mời lão đi biểu diễn và sẽ trả tiền; cũng có thể thử vài chuyến xà lan – làm việc này còn tốt hơn chán vạn nghề đóng quan tài; và cuối cùng, có thể nuôi ngỗng, mổ thịt, tới mùa đông chuyển lên Moskva. Trời đất, mỗi con ngỗng quèn một năm cũng cho tới cả chục rúp. Thế mà lão đã bỏ qua, chẳng làm một việc gì như thế cả. Những tổn thất mới lớn làm sao! Ôi chao là thiệt hại! Mà nếu như làm tất cả cùng một lúc, cả đánh cá, kéo vĩ cầm, chở xà lan và giết ngỗng, thì sẽ kiếm được bội tiền! Nhưng tất cả những việc đó ngay cả trong mơ lão cũng không nghĩ ra, cuộc đời trôi qua chẳng ích lợi, chẳng vui thú gì, trôi qua vô tích sự, chẳng ra đâu vào đâu; phía trước không còn tương lai, mà ngoái lại đằng sau thì chẳng có gì hết, ngoài những mất mát, những mất mát lớn đến nỗi chỉ nghĩ tới thôi đã thấy ớn lạnh cả người. Mà tại sao con người ta lại không có thể sống như thế nào đó, để khỏi phải chịu những thiệt hại, mất mát nhỉ? Thử hỏi, vì sao người ta lại chặt cả cánh rừng bạch dương và đồi thông đi như thế? Vì sao những bãi thả gia súc quý như vậy lại bị bỏ hoang? Tại sao người ta luôn làm những việc chẳng cần thiết? Vì sao Iakov cả đời lúc nào cũng luôn miệng chửi bới, gầm gừ, xấn xổ đấm đá, bắt nạt vợ mình? Thử hỏi, cần gì phải doạ nạt, lăng mạ một thằng Do Thái? Vì sao mọi người lại cứ cản trở nhau, không cho nhau sống? Chính điều này gây biết bao tổn thất! Những tổn thất khủng khiếp! Nếu không có sự ganh ghét, đố kỵ và độc ác, mọi người có thể mang lại cho nhau những lợi ích lớn đến nhường nào.Cả buổi tối và suốt đêm lão toàn mơ thấy đứa trẻ sơ sinh, cây liễu, cá, những con ngỗng bị đập chết, Marpha nhìn nghiêng giống như con chim khát nước, khuôn mặt nhợt nhạt, thảm hại của Rothschild, và những bộ mặt các kiểu từ mọi phía kéo đến nói về sự thiệt hại. Lão trở mình hết bên nọ sang bên kia và năm lần tỉnh dậy để kéo đàn.
Đến sáng lão gắng hết sức đứng dậy để tới bệnh viện. Cũng vẫn Masim Nikoliaich yêu cầu đắp khăn lạnh lên đầu, uống thuốc bột, và qua nét mặt cùng giọng nói của viên y tá, Iakov hiểu rằng việc của lão đã hỏng và không một thứ thuốc bột nào có thể cứu giúp được. Trên đường về nhà lão nghĩ cái chết chỉ mang lại ích lợi mà thôi: khỏi phải ăn, chẳng cần uống, lại không phải đóng thuế, không làm mếch lòng ai, và bởi vì con người nằm dưới đất không phải một, hai năm, mà hàng trăm, hàng nghìn năm, do đó, nếu tính hết, thì cả một nguồn lợi lớn. Cuộc sống đem lại cho con người sự thiệt thòi, còn cái chết lại cho nó những lợi lộc. Ý nghĩ này, tất nhiên, có lý, song dù sao nó cũng xúc phạm và thật cay đắng: Vì sao lại tồn tại trên đời một trật tự lạ lùng vậy, cuộc sống mà con người chỉ được hưởng một lần duy nhất, lại trôi qua chẳng chút ích lợi gì?……
(Truyện ngắn A. Sê- Khốp, NXB Hồng Đức, 2013)
Chú thích:
An- Tôn Páp-Lô-vích Sê-khốp (1860–1904) là nhà văn kiệt xuất của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Sáng tác của ông tập trung lên án một cách nghiêm khắc chế độ xã hội bất công, cuộc sống ăn hại của những kẻ ở trong đám cường quyền lúc bấy giờ, phê phán sự bất lực của giới trí thức, đồng cảm, trân trọng người lao động nghèo và thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai của nhân dân và đất nước Nga.
2. Truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho phong cách văn học của Sê Khốp.
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?
Câu 2: Truyện ngắn Truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” viết về vấn đề gì?
Câu 3: Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói trong câu văn: “Trời đất, mỗi con ngỗng quèn một năm cũng cho tới cả chục rúp. Thế mà lão đã bỏ qua, chẳng làm một việc gì như thế cả. Những tổn thất mới lớn làm sao! Ôi chao là thiệt hại!”
Câu 4. Nhân vật Iakov có tính cách như thế nào?
Câu 5: Truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” đã đặt ra vấn đề nào trong xã hội?
Câu 6. Chi tiết “Cây vĩ cầm cho Rothschild”” có ý nghĩa gì?
Câu 7. Nhận xét về thái độ của tác giả dành cho các nhân vật trong truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild”?
Câu 8. Thông điệp sâu sắc mà em rút ra từ truyện ngắn trên.
LÀM VĂN (4.0 điểm)
Anh(chị) hãy viết bài văn( Khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm trên.
Hướng dẫn đáp án chi tiết
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC – HIỂU | 6,0 | |
1 | Truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ 3. | 0.75 | |
2 | Truyện ngắn Truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” viết về vấn đề thế giới nội tâm phức tạp và mâu thuẫn của con người.
Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác, miễn hợp lí vẫn cho điểm tuyệt đối. |
0.75 | |
3 | Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong câu văn là:
Sử dụng thán từ, từ địa phương. Hướng dẫn chấm: Trả lời đúng 1 ý đạt 0,5 điểm. |
0.75 | |
4 | Nhân vật Iakov có tài( Tài đóng quan tài, chơi vĩ cầm) nhưng tính cách khá hung dữ, hay bắt nạt người khác, keo kiệt, ngược đãi vợ mình, luôn cảm thấy mất mát. Tuy vậy, ông cũng biết hối lỗi về những điều mình làm sai. | 0.75 | |
5 | Truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” đã đặt ra vấn đề: Những sai lầm của con người trong cuộc sống đã làm mất đi tình yêu, bình yên, hạnh phúc và để lại sự tiếc nuối vì thời gian trôi qua vô nghĩa. | 0.75 | |
6 | Chi tiết “Cây vĩ cầm cho Rothschild”” có ý nghĩa: Tình yêu thương và sự thấu cảm trao gửi giữa các thế hệ.
Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác, miễn hợp lí vẫn cho điểm tuyệt đối. |
0.75 | |
7 | Nhận xét về thái độ của tác giả dành cho các nhân vật trong truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild”: Tác giả thể hiện sự thương xót cho sự thiếu hiểu biết của ông lão. Đồng thời cũng tiếc nuối cho những dang dở trong cuộc đời của ông và vợ ông. | 1,0 | |
8 | Thông điệp sâu sắc mà em rút ra từ tác phẩm trên
HS có thể bày tỏ một trong những thông điệp như sau: – Trong tình yêu, chúng ta cần sống chân thành, yêu thương nhau – Chúng ta không nên bắt nạt người khác – Trong cuộc sống, chúng ta cần sống đơn giản, không quá coi trọng tiền bạc… – Hướng dẫn chấm – HS trình bày thuyết phục, diễn đạt tốt: 0,5 điểm – HS trình bày có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25. – HS không nêu được thông điệp: 0,0 điểm |
0.5 | |
II | LÀM VĂN | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: viết bài văn ( Khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm “Cây vĩ cầm cho Rothschild”. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần diễn đạt logic, giàu cảm xúc; mọi kiến giải phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các yêu cầu sau: |
3,0 | ||
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả A.P. Chekhov và tác phẩm “Cây vĩ cầm cho Rothschild”.
2. Thân bài: *. Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả: Anton Pavlovich Chekhov là nhà viết kịch người Nga nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trên thế giới với thể loại truyện ngắn. Chekhov được xem như là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới trong nền văn học Nga, và dần dần trong nền văn học của thế giới. Với cái nhìn trầm tĩnh, trung thực về những nhân vật, Chekhov thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của họ một cách gián tiếp, qua ẩn dụ thay vì miêu tả trực tiếp. Những cấu kết trong truyện của ông thường giản dị, và kết cục thường được để ngỏ thay vì là chung quyết. Những tác phẩm của Chekhov biểu hiện sâu xa ẩn lấp dưới bề mặt cuộc đời thường của những con người bình thường. Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ 19, nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga. Nên có thể nói Chekhov là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga. Ngôn ngữ của truyện ngắn Chekhov rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này. Ông là nhà văn đã để lại ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hoá Nga cũng như trong văn học thế giới. *. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm: – Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết vào năm 1894 vào giai đoạn sáng tác cuối của nhà văn. *. Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. – Phân tích một số đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của tác phẩm truyện…. + Thời gian tuyến tính. Tác dụng: làm nổi bật đặc trưng của truyện ngắn; tô đậm tính cách của các nhân vật + Không gian: Nông thôn nước Nga. Tác dụng nổi bật đặc trưng của truyện ngắn; khái quát bức tranh xã hội thu nhỏ. + Nhân vật: Ông lão, bà vợ, Rothschild… Tác dụng: nổi bật đề tài tác phẩm: Viết về tầng lớp nông dân nước Nga cuối thế kỉ XIX. + Cốt truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian; tác dụng: tăng phần bất ngờ, kịch tính. +Người kể chuyện: Ngôi thứ ba có tác dụng: người kể chuyện toàn tri, biết hết về bối cảnh, nhân vật cả bề ngoài và nội tâm; + Điểm nhìn và lời văn nghệ thuật: Điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện kết hợp với lời văn chủ yếu là người kể chuyện và lời đối thoại của các nhân vật 3. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới. – Giá trị của nghệ thuật tự sự trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm: + Chủ đề/ Vấn đề đặt ra: Căn bệnh sợ mất mát, bắt nạt người khác làm con người trở nên sai trái, thảm hại. Chúng ta cần thay đổi những hành vi này để sống tốt đẹp hơn. Hướng dẫn chấm: – Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,75 điểm. – Trình bày đầy đủ, nhưng còn đôi chỗ chưa sâu: 1,75 – 2,25 điểm – Trình bày còn thiếu ý, chưa sâu sắc: 1,0 điểm – 1,5 điểm. – Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. |
0,5
0,5
0,25
0,5
1,0
0,25
|
||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,25 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
Bài viết tham khảo
CÂY VĨ CẦM CHO ROTHSCHILD– MỘT TÁC PHẨM ĐỘC ĐÁO
Có ai còn chưa nghe đến truyền thuyết, rằng nghệ sĩ và nhạc sĩ vĩ cầm vĩ đại Niccolo Paganini, người gốc Venezia đã bán linh hồn của mình cho quỷ sứ, để đổi lấy một cây đàn vĩ cầm thần diệu? Đến cả Heinrich Heine – một người vô thần, hoài nghi và hay chế giễu mọi sự, một nhà thơ danh tiếng cũng tin vào truyền thuyết ấy. Bù lại, chẳng mấy ai biết được, cái hợp đồng trái đạo ấy kết thúc ra sao, và ai là người chiến thắng – con người hay kẻ thù của loài người. Hình ảnh cây vĩ cầm lại xuất hiện lần nữa trong tác phẩm “Cây vĩ cầm cho Rothschild” của nhà văn A.P.Chekhov. An- Tôn Páp-Lô-vích Sê-khốp (1860–1904) là nhà văn kiệt xuất của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Sáng tác của ông tập trung lên án một cách nghiêm khắc chế độ xã hội bất công, cuộc sống ăn hại của những kẻ ở trong đám cường quyền lúc bấy giờ, phê phán sự bất lực của giới trí thức, đồng cảm, trân trọng người lao động nghèo và thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai của nhân dân và đất nước Nga. Bên cạnh đó, những tác phẩm của ông còn đi sâu vào tìm hiểu, phản ánh những thói hư tật xấu của con người, mang tính thời sự sâu sắc. Truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho phong cách văn học của Sê Khốp.
Chekhov được xem như là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới trong nền văn học Nga, và dần dần trong nền văn học của thế giới. Với cái nhìn trầm tĩnh, trung thực về những nhân vật, Chekhov thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của họ một cách gián tiếp, qua ẩn dụ thay vì miêu tả trực tiếp. Những cấu kết trong truyện của ông thường giản dị, và kết cục thường được để ngỏ thay vì là chung quyết. Những tác phẩm của Chekhov biểu hiện sâu xa ẩn lấp dưới bề mặt cuộc đời thường của những con người bình thường.
Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ 19, nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga. Nên có thể nói Chekhov là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga. Ngôn ngữ của truyện ngắn Chekhov rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này. Ông là nhà văn đã để lại ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hoá Nga cũng như trong văn học thế giới.
Tên truyện, “(Cây vĩ cầm của Rothschild” (xuất bản lần đầu năm 1894), làm cho độc giả lạc đường 4 lần: Nhân vật Rothschild ở trong truyện không phải là nhà hảo tâm nổi tiếng. Anh ta không phải là một người chơi đàn vĩ cầm. Vĩ cầm không thuộc về ông ta, cho tới mãi gần cuối chuyện. Ông ta cũng không phải là nhân vật chính, mà là phụ, một người thổi sáo trong những đám cưới nghèo, một người Do-thái khốn khổ.
Cây vĩ cầm ở tên truyện, thực ra là của một tay Yakov Ivanov, được mọi người gọi bằng biệt hiệu đường phố, Đồng (Bronze). Một ông già thù hận người Do-thái, tầm thường, vô tâm, sống bằng nghề làm quan tài, và đôi khi, vì một vài đồng kopecks, chơi vĩ cầm trong những đám cưới cùng với đám nhạc sĩ rách rưới Do-thái.
Thời gian tuyến tính làm nổi bật đặc trưng của truyện ngắn; tô đậm tính cách của các nhân vật. Không gian ở làng quê có tác dụng nổi bật đặc trưng của truyện ngắn; khái quát bức tranh xã hội thu nhỏ.
Nhân vật trong truyện rất đơn giản, nổi bật lên là hình ảnh ông lão, bà vợ ông, Rothschild. Sự phát triển của chi tiết truyện làm nổi bật đề tài tác phẩm: Viết về những vấn đề mang tính thời sự. Cốt truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian; tác dụng: tăng phần bất ngờ, kịch tính. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba người kể chuyện toàn tri, biết hết về bối cảnh, nhân vật cả bề ngoài và nội tâm; có tác dụng lớn trong việc truyền tải thông điệp của truyện.
Điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện kết hợp với lời văn chủ yếu là người kể chuyện và lời đối thoại của các nhân vật.
Truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ 19 nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga, nên có thể nói Chekhov là nhà văn của tầng lớp nhân dânNga. Ngôn ngữ của truyện ngắn Chekhov rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này. Ông là nhà văn đã để lại ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hoá Nga cũng như trong văn học thế giới