Đề văn 11 Truyện Kiều + NLXH bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

 Đề  gồm có 03 trang

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

 NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN     LỚP: 11 CƠ BẢN

Ngày kiểm tra: 26/12/2023

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

ĐỌC HIỂU (5,0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

“Cửa ngoài vội rủ rèm the,

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

Nhặt thưa gương1 giọi đầu cành,

Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh2 hắt hiu.

Sinh3 vừa tựa án thiu thiu,

Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê.

Tiếng sen4 sẽ động giấc hòe5,

Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần6.

Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần7,

Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường8 tìm hoa.

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”.

Vội vàng làm lễ rước vào,

Đài sen9 nối sáp, lò đào10 thêm hương.

Tiên thề11 cùng thảo một chương,

Tóc mây một món, dao vàng chia đôi.

Vừng trăng vằng vặc giữa trời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Tóc tơ12 căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng13 đến xương”.

(Nguyễn Du, “Truyện Kiều”, NXB Đồng Nai, 1996)

Chú thích

(1) Gương: mặt trăng; ở đây chỉ ánh trăng chiếu qua kẽ lá tạo thành những khoảng sáng, chỗ dày (nhặt), chỗ thưa.

(2) Trướng huỳnh: bức màn che buồng học của Kim Trọng.

(3) Sinh: cách nói tắt chỉ anh học trò Kim Trọng, cũng tương đương như chàng.

(4) Tiếng sen: tiếng bước chân người con gái, do điển tích gót sen mà ra. Xưa một người có vợ đẹp, lấy vàng đúc những đóa hoa sen lót xuống nền nhà cho vợ bước lên rồi nói: “Từng bước nở hoa sen”.

(5) Giấc hòe: điển tích giấc mơ gốc hòe. Ở đây chỉ giấc ngủ của Kim Trọng.

(6) Lấy ý câu thơ cổ: “Nguyệt di hoa ảnh, ngọc nhân lai”, nghĩa là trăng dời bóng hoa, người ngọc đến. Ở đây chỉ việc Thúy Kiều đến.

(7) Đỉnh Giáp non thần: Tích vua Sở nằm mộng thấy thần nữ ở núi Vu Giáp, gọi đó là núi thần. Ở đây chỉ giấc mơ gặp người đẹp.

(8) Trổ đường: mở ra con đường để đi.

(9) Đài sen: đài cắm có hình hoa sen.

(10) Lò đào: lò hương có hình quả đào.

(11) Tiên thề: tờ giấy ghi lời thề.

(12) Tóc tơ: chỉ những điều chi li, tỉ mỉ.

(13) Chữ đồng: chữ đồng tâm, đồng lòng.

Tóm tắt tác phẩm:

Thúy Kiều là cô gái xinh đẹp của một gia đình “bậc trung”, nhân buổi chơi xuân gặp chàng học trò Kim Trọng. Hai người yêu nhau và thề hẹn chung thủy. Đúng lúc Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha cùng em trai nàng bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn. Kiều tự nguyện bán mình cho Mã Giám Sinh đề lấy tiền chuộc cha và em, cứu gia đình qua cơn nguy biến. Kiều nhờ em gái là Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng để trả nghĩa chàng, rồi ra đi với Mã Giám Sinh. Khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều đã tự tử nhưng không chết. Tú Bà lập mưu cho Sở Khanh lừa Kiều đi trốn để có cớ bắt về đánh đập và buộc nàng phải đi tiếp khách.

Ở lầu xanh, Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ, nhưng nàng bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư đánh ghen, bắt về làm con hầu. Kiều xin đi tu để trông coi Quan Âm Các trong vườn nhà Hoạn Thư, nhưng do sợ Hoạn Thư nham hiểm, nàng đã bỏ trốn, mang theo chuông vàng và khánh bạc của nhà họ Hoạn. Nàng đến chùa của vãi Giác Duyên để nương nhờ cửa Phật. Vãi Giác Duyên nhận hết chuông vàng khánh bạc, sợ liên lụy nên gởi nàng cho nhà họ Bạc. Bạc Bà và cháu là Bạc Hạnh lừa bán nàng vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây, Kiều gặp Từ Hải – người anh hùng khao khát tự do, chống lại triều đình. Kiều được Từ Hải chuộc ra. Sau “nửa năm hương lửa đương nồng”, Từ Hải lại ra đi theo giấc mộng anh hùng và khi trở về đã giúp nàng trả ân báo oán. Triều đình dùng chước dụ hàng. Kiều và Từ Hải mắc mưu, Từ Hải bị giết, Kiều phải hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị gán làm vợ một tên thổ quan. Quá đau đớn tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử.

Kiều được vãi Giác Duyên cứu và lập am bên bờ sông cho nàng đi tu. Kim Trọng sau khi trở lại thấy Kiều đã phải buộc phải bán mình chuộc cha thì khóc thương thảm thiết. Theo lời Kiều dặn, gia đình gả Thúy Vân cho Kim Trọng, nhưng lòng nhớ thương Kiều của chàng không bao giờ nguôi. Sau khi thi đỗ, làm quan, Kim Trọng ra sức đi tìm tung tích của Kiều ở khắp nơi nhưng không được. Tưởng Kiều đã chết, chàng lập đàn để giải oan cho nàng bên sông Tiền Đường và gặp vãi Giác Duyên. Nhờ đó, Kim – Kiều tái hợp, nhưng giờ đây, Kiều chỉ lấy việc ngắm trăng, chơi hoa làm vui, không còn màng đến hạnh phúc đôi lứa nữa.

Trả lời các câu hỏi/yêu cầu dưới đây:

Câu 1: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

Câu 2: Cốt truyện của “Truyện Kiều” được xây dựng theo mô hình nào?

Câu 3: Tìm những từ ngữ chỉ hành động của Kiều trong bốn câu đầu? Nhận xét về hành động đó?

Câu 4: Tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc và tâm trạng của Kim Trọng khi thấy Kiều bước vào?

Câu 5: Ý nghĩa nội dung lời thoại của Thúy Kiều trong những câu thơ sau? Từ đó, nhận xét về quan niệm tình yêu của nhân vật Thúy Kiều.

Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”.

Câu 6: Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?

Câu 7: Đây là cuộc thề nguyền chưa được phép của cha mẹ theo quan niệm xưa. Anh/chị có đồng tình với cách thể hiện tình yêu của Thúy Kiều không? Lí giải khoảng 4-6 dòng.

Câu 8: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) so sánh hai đoạn thơ về quan niệm tình yêu của Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” và Giáng Kiều trong “Bích Câu kì ngộ”:

Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường8 tìm hoa.

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”.

(Truyện Kiều)

Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân

                                                Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi

                                                            Song còn mấy bạn tương tri

                                                Bấy lâu chưa có chút gì là đâu

                                                            Trước xin từ biệt cùng nhau

                                                Chữ duyên này trở về sau còn dài”.

                                                                                    (Bích Câu kì ngộ)

VIẾT (5,0 ĐIỂM)

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

—— HẾT ——

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

 Đán án và hướng dẫn chấm gồm có 03  trang

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

 NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN    LỚP: 11 CƠ BẢN

Ngày kiểm tra: 26/12/2023

Thời gian làm bài: 90 phút

————————————————————————————————————

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Nhân vật chính trong đoạn trích là Kim Trọng, Thúy Kiều.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

0.5
2 Cốt truyện của “Truyện Kiều” được xây dựng theo mô hình: Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

0.5
3 – Những từ ngữ chỉ hành động của Kiều trong bốn câu đầu: “xăm xăm”, “băng”.

– Nhận xét: Hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời đúng ý 1: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời đúng ý 2: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

0.5
4 Những chi tiết thể hiện cảm xúc và tâm trạng của Kim Trọng khi thấy Kiều bước vào: “sẽ động giấc hòe”, “bâng khuâng”, “còn ngờ giấc mộng”.

Hướng dn chm

– Học sinh trả lời đúng 2-3 chi tiết: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 chi thiết: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

0.5
5 – Nội dung ý nghĩa lời thoại của Thúy Kiều: giải thích lí do nàng lại sang nhà Kim Trọng để thực hiện nghi thức thề nguyền: vì tình yêu (“hoa” 1) nên nàng phải tìm Kim Trọng (“hoa” 2).

– Nhận xét: Lời thoại thể hiện quan niệm hiện đại của Thúy Kiều trong tình yêu: chủ động trong tình yêu và trân trọng nó trong hiện thực.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời được ý 1: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được ý 2: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng hợp lí vẫn cho điểm.

0,75
6  Những đặc điểm nào của truyện thơ Nôm bác học được thể hiện qua văn bản trên:

– Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay quanh đề tài tình yêu.

– Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

– Có chất lượng nghệ thuật cao: sử dụng nhiều biện pháp tu từ, điển cố, điển tích…

– Cốt truyện xoay quanh số phận nhân vật chính với nội dung phản ánh số phận.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời đúng đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời đúng 3 ý như đáp án: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời đúng 2 ý như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời đúng 1 ý như đáp án: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

1,0
7 – HS nêu ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình.

– Lý giải hợp lý.

  Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời đồng tình/không đồng tình: 0,25 điểm.

– Học sinh lí giải thuyết phục: 0,5 điểm; có lí giải nhưng chưa thuyết phục: 0,25 điểm; lí giải không thuyết phục: 0,00 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

0,75
8    Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình về vấn đề

  Thúy Kiều Giáng Kiều
Giống Đều là lời bày tỏ tình cảm đối với người yêu
Khác – Chủ động trong tình yêu.

– Trân trọng hiện thực.

Bày tỏ tình yêu và hứa hẹn sự bền lâu, thủy chung trong tình yêu tương

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời giống nhau: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời trả lời khác nhau: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng hợp lí vẫn cho điểm.

0.5
II  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIẾT 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.5
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ý nghĩa của việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hướng dẫn chấm:

 – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

 – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

Có thể theo hướng sau:

3.0
Giải thích: Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc.

– Bàn luận:

+ Góp phần tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại.

+ Giữ gìn mối liên hệ của mỗi cá nhân trong cộng đồng; là duy trì và phát huy sức mạnh của cộng đồng.

+ Cần quan tâm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sâu rộng các sản phẩm văn hóa. Tăng cường công tác sưu tầm các hiện vật về văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn để phục vụ bảo quản và trưng bày nhằm giới thiệu rộng rãi đến nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước.

Mở rộng: Giữ gìn các giá trị văn hóa không có nghĩa là bảo thủ, giữ gìn cả những hủ tục mà là tiếp nhận những giá trị thuộc về nhân loại để những gì thuộc về bản sắc có thêm sức sống.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc, thuyết phục: 3.0 điểm.

– Học sinh phân tích tương đối đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tính thuyết phục chưa cao: 2.0 điểm – 2.75 điểm.

Phân tích chưa đầy đủ nhưng mạch lạc, cụ thể: 1.0 điểm – 1.75 điểm.

– Cảm nhận sơ lược, không rõ ý: 0.25 điểm – 0.75 điểm.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

– Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu: 0.5 điểm.

– Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm.

0.5
Tổng điểm 10.0

 

————————- Hết ————————-

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *