Đề đọc hiểu tự luận Truyện Kiều SGK lớp 11 chương trình mới

Đọc đoạn trích sau:

Xiết bao kể nỗi tâm sầu!

Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi. Kiệu hoa đâu đã đến ngoài,

Quản huyền17 đâu đã giục người sinh ly Đau lòng kẻ ở người đi,

Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm. Trời hôm mây kéo tối rầm,

Dầu dầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương. Rước nàng về đến trú phường18

Bốn bề xuân khóa một nàng ở trong. Ngập ngừng thẹn lục e hồng,

Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen. “Phẩm tiên rơi đến tay hèn

Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai! Biết thân đến bước lạc loài,

Nhị đào thả bẻ cho người tình chung. Vì ai ngăn đón gió đông,

Thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi. Trùng phùng dù họa có khi, Thân này thôi có ra gì mà mong. Đã sinh ra số long đong,

Còn mang lấy kiếp má hồng được sao”.

(Trích Truyện Kiều, Đào Duy Anh, in trong Từ điển Truyện Kiều,

NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000, tr.660-661)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Dựa vào hiểu biết về cốt truyện của tác phẩm “Truyện Kiều”, hãy nêu bối cảnh của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra hai phương thức biểu đạt nổi bật được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định thể thơ của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 4. Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? (0,5 điểm)

Câu 5. Những hình ảnh “phẩm tiên”, “tay hèn”, “người tình chung” được dùng để chỉ cho những người nào? (0,5 điểm)

Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong hai dòng thơ sau: (1,0 điểm)

Đau lòng kẻ ở người đi,

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.

Câu 7. Nêu chủ đề của đoạn trích? (1,0 điểm)

Câu 8. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) phân tích bi kịch của Thúy Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên.

17 Quản huyền: Tiếng nhạc rước dâu (Mã Giám Sinh đến rước Kiều đi).

18 Trú phường (trú phòng): phòng trọ.

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 0.5
2 Bài thơ có thể được chia làm bốn phần:

–  Đề (hai câu đầu)

–  Thực (hai câu tiếp)

–  Luận (hai câu tiếp)

–  Kết (hai câu cuối)

0.5
3 Chủ thể trữ tình xuất hiện gián tiếp (chủ thể ẩn) 0.5
4 Hoàn cảnh sống của tác giả được thể hiện qua bốn câu thơ đầu:

–  Sống xa quê hương.

–  Sống trong cảnh nghèo nàn, cô quạnh.

0.5
5 Tâm thế sống của tác giả thể hiện qua hai câu luận: Phải sống ẩn mình, lánh đời, giấu con người thực của mình. 0.5
6 Cảm nhận chung về tâm sự của tác giả:

–  U uất vì phải sống trong cảnh cô quạnh, nghèo nàn.

–  Lo sợ vì sống trong thời buổi loạn lạc.

–  Buồn bã khi tuổi già đang đến gần.

1.0
7 Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

–   Đồng tình, vì với hoàn cảnh xã hội hiện thời và với hoàn cảnh cá nhân của nhà thơ, chỉ có cách sống đó mới mong bảo toàn được tính mạng cũng như tránh xa được những xáu xa, ô trọc ở đời.

–  Không đồng tình, vì nếu xét một cách toàn diện, đó là lối sống yếm thế, bi quan.

1.0
8 Bài thơ trên và bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” (đã học trong chương trình Ngữ văn 11) đều thể hiện “nỗi thương mình” của tác giả. Chỉ ra điểm khác nhau của “nỗi thương mình” đó trong hai bài thơ? (Viết khoảng 8 – 10 dòng)

Điềm khác nhau trong “nỗi thương mình” của tác giả thể hiện ở bài thơ này và bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là:

–  Ở bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”: Thương mình khi trót mang cái “án phong lưu”, tức là mang lấy số kiếp tài hoa nên phải gặp nhiều truân chuyên trắc trở.

–  Ở bài thơ “U cư”: Thương mình vì sống trong thời loạn lạc, phải tha phương, cô quạnh, đói nghèo, luôn ở trong tâm trạng lo âu, buồn bã,

u uất.

1.5
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: sống dấn thân.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

1.  Giải thích:

2.5

 

Sống dấn thân tức là chủ động tham gia tích cực vào các vấn đề xã hội, không ngại gian khổ và nguy hiểm, có thể hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của cộng đồng.

2.  Bàn luận:

a. Ý nghĩa:

–   Sống dấn thân giúp con người rèn luyện được cho mình một bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng đối mặt với mọi hiểm nguy và thử thách.

–   Sống dấn thân giúp con người hiểu ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó có biện pháp rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

–   Sống dấn thân mang đến những trải nghiệm thú vị, những bài học quý báu.

–   Sống dấn thân giúp con người tạo dựng được một cuộc đời phong phú và sâu sắc.

–  Sống dấn thân góp phần làm cho xã hội ngày một trở nên dân chủ, văn minh, tiến bộ.

b. Giải pháp phát huy:

Để có được lối sống dấn thân, chúng ta cần:

–  Nhận thức được những giá trị to lớn mà lối sống dấn thân sẽ mang lại; đồng thời ý thức được tác hại của lối sống thụ động.

–  Biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của bản thân.

–   Luôn coi những điều mới lạ là một thử thách cần thiết trong việc hoàn thiện bản thân mình.

–   Kết giao với những con người có lối sống tích cực, chủ động, cao thượng.

c. Phê phán những biểu hiện sai lệch:

–  Phê phán lối sống vị kỉ.

–  Phê phán lối sống thụ động, lười biếng, ỷ lại.

3. Rút ra bài học cho bản thân:

–  Nhận thức: nhận thức được ý nghĩa to lớn của lối sống dấn thân đối với bản thân cũng như đối với cộng đồng.

–  Hành động:

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.

+ Lên tiếng phê phán lối sống yếm thế.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0,5
Tổng điểm 10.0

1 bình luận trong “Đề đọc hiểu tự luận Truyện Kiều SGK lớp 11 chương trình mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *