ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NGỮ VĂN 11
(Tự luận 100% – Dùng chung cho cả 03 bộ sách)
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tóm tắt: Nàng Ờm và chàng Bồng Hương quê ở đất Cành Nanh, làng Cà Da, mường Kỳ Ống, là bạn bè từ thuở nhỏ, lớn lên, yêu nhau và mong được kết đôi vợ chồng. Nhưng do cha mẹ nàng Ờm ngăn trở, cấm đoán nghiệt ngã, họ đã rủ nhau lên núi Làn Ai, ăn lá ngón để kết liễu đời mình. Trở thành vợ chồng ở thế giới bên kia, linh hồn họ vẫn quẩn quanh trên núi Làn Ai để kể lại câu chuyện của mình cho những người còn sống rút ra bài học, mong các đôi lứa khác được sum vầy, hạnh phúc, không phải chịu số phận bất hạnh như họ.
Em nói với bố cùng mẹ:
“Vì con muốn cùng chàng Bồng Hương nên cửa
Nhưng bố chẳng cho nên cửa
Con muốn cho nên nhà
Nhưng mẹ không cho nên nhà
Con phải ăn lá ngón cho nó hại thân
Con phải thắt cổ cho nó hại người
Cửa nhà không nên vì bố mẹ già
Bố mẹ còn đem xác con về làm ma!
Không, không bố ạ!
Không, không mẹ ạ!
Bố mẹ đem con về làm chi cho thối
Để con nằm lại ở chốn rừng xanh
Cho xa em xa anh
Cho xa mường xa bản
Đằng trước, xin bố đắp cho con một chà lá nánh
Đằng sau, xin mẹ đắp cho con một cành lá vo
Bố có nướng chín trâu
Mẹ có giết mười bò
Con cũng không sống lại được!” […]
“Không, không bố ạ! Không, không mẹ à!
Con không biến nên chim
Để cho nhà lang bắn
Con không biến nên rắn
Cho người ta đập đầu
Con không biến nên sâu
Để cho người ta ghét bỏ
Con càng không biến nên kiến xanh kiến đỏ
Về ăn cơm tháng chín tháng mười
Con biến lên núi Làn Ai
Cho chuyện của con kéo dài
Chín đời sau cho bố mẹ làng còn nghe
Mười đời sau cho chuyện nên về
Cho bản làng nghe, cho đời sau biết”.
(Trích Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, truyện thơ dân tộc Mường, Hoàng Anh Nhân sưu tầm và biên dịch, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 41,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.991-992)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? Căn cứ vào đâu để anh/ chị xác định điều đó? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng lời độc thoại hay đối thoại? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định đề tài của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 4. Nàng Ờm thể hiện thái độ gì đối với bố mẹ của mình qua đoạn thơ: (0,5 điểm)
Vì con muốn cùng chàng Bồng Hương nên cửa Nhưng bố chẳng cho nên cửa
Con muốn cho nên nhà
Nhưng mẹ không cho nên nhà
Con phải ăn lá ngón cho nó hại thân Con phải thắt cổ cho nó hại người Cửa nhà không nên vì bố mẹ già
Bố mẹ còn đem xác con về làm ma!
Câu 5. Chỉ ra tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau: (0,5 điểm)
Con biến lên núi Làn Ai Cho chuyện của con kéo dài
Chín đời sau cho bố mẹ làng còn nghe Mười đời sau cho chuyện nên về
Cho bản làng nghe, cho đời sau biết.
Câu 6. Nêu chủ đề của đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 7. Anh/ chị có đồng tình với hành động tìm đến cái chết của nàng Ờm ở đoạn trích trên không? Lý giải vì sao? (1,0 điểm)
Câu 8. Giả sử anh/ chị là những bậc làm cha làm mẹ, anh/ chị sẽ ứng xử như thế nào đối với tình yêu đôi lứa của con mình? (Viết khoảng 5 – 7 dòng). (1,5 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề: Tự do yêu đương
ĐÁP ÁN ĐỀ 3
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | – Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
– Căn cứ xác định: người kể chuyện xưng “em”. |
0.5 | |
2 | – Đoạn trích trên sử dụng lời đối thoại giữa nhân vật xưng “em” với bố mẹ của mình.
– Căn cứ vào câu nói: Em nói với bố cùng mẹ |
0.5 | |
3 | Đề tài: Tình yêu đôi lứa. | 0.5 | |
4 | Qua đoạn thơ:(0,5 điểm)
Vì con muốn cùng chàng Bồng Hương nên cửa Nhưng bố chẳng cho nên cửa Con muốn cho nên nhà Nhưng mẹ không cho nên nhà Con phải ăn lá ngón cho nó hại thân Con phải thắt cổ cho nó hại người Cửa nhà không nên vì bố mẹ già Bố mẹ còn đem xác con về làm ma! Nàng Ờm thể hiện thái độ trách móc đối với bố mẹ, vì đã không cho nàng lấy người mình yêu. |
0.5 | |
5 | Tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ:
Con biến lên núi Làn Ai Cho chuyện của con kéo dài Chín đời sau cho bố mẹ làng còn nghe Mười đời sau cho chuyện nên về Cho bản làng nghe, cho đời sau biết. – Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. – Góp phần khắc họa rõ nét thái độ của nhân vật: quyết làm ma trên núi Làn Ai để kể lại câu chuyện tình yêu ngang trái của mình, cho mọi người biết để rút ra bài học. |
0.5 | |
6 | Chủ đề: Thông qua lời đối thoại của nàng Ờm với bố mẹ của mình, đoạn trích cho ta thấy mối tình éo le, ngang trái của nàng với chàng Bồng Hương, khi bị cha mẹ ngăn cấm, phải tìm đến cái chết. Đoạn trích cũng thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả dân gian đối với mối tình dang dở của nàng Ờm và chàng Bồng Hương, đồng thời
cất lên tiếng nói phê phán tục hôn nhân ép buộc. |
1.0 | |
7 | Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:
– Vừa đồng tình vừa không đồng tình. – Lí giải: + Đồng tình, vì theo quan niệm của người Mường thì chết không phải là hết. Khi chết đi, họ sẽ đến một mường khác, gọi là mường ma. Như |
1.0 |
vậy, ý định tìm đến cái chết của nàng Ờm, nếu xét từ góc độ văn hóa tộc người, thì không hẳn là một hành động tiêu cực. Hơn nữa, cái chết của nàng Ờm còn có tác dụng cảnh tỉnh các bậc làm cha làm mẹ, để họ rút ra bài học: không nên ngăn cấm, ép buộc tình duyên.
+ Không đồng tình, nếu xét từ góc độ đạo đức. Vì tự tìm đến cái chết là hành động tự hủy hoại thân xác cha mẹ ban cho, gây đau khổ cho những người thân yêu, ruột thịt. |
|||
8 | Học sinh được tự do đưa ra cách ứng xử, miễn là hợp đạo lí, mang tính nhân văn. Tham khảo:
– Dặn dò con cái phải tìm hiểu kĩ người mình yêu thương. – Không ngăn cấm tình yêu, nhưng đồng thời cũng phải có những chia sẻ, khuyên nhủ để con cái có được một tình yêu đúng đắn, nhằm mang lại hạnh phúc sau này. – Không đưa những điều kiện ngoài tình yêu (gia thế, tiền bạc,…) để ép buộc con cái phải lấy người mà họ không yêu. |
1.5 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Trình bày suy nghĩ về vấn đề: Tự do yêu đương. |
0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý: 1. Giải thích: Tự do yêu đương có nghĩa là nam nữ đến tuổi trưởng thành được phép tìm hiểu, lựa chọn người mà mình yêu dựa trên cơ sở tình cảm cá nhân, không bị lệ thuộc bởi ý kiến và sự quyết định của những bậc làm cha làm mẹ. 2. Bàn luận: a. Lợi ích của tự do yêu đương: – Có điều kiện lựa chọn, tìm hiểu và đến được với người mà mình thực sự thấu hiểu, yêu mến. – Là cơ sở để xây dựng một gia đình hạnh phúc, yên ấm. – Là môi trường tốt để giáo dục con cái nên người. – Tránh được những cái kết bi thảm. b. Giải pháp: Để có được tự do yêu đương thì: – Các bậc làm cha làm mẹ cần có những quan niệm đúng đắn, tiến bộ về tình yêu và hôn nhân, từ đó không ép uổng con cái theo ý muốn của riêng mình. |
2.5 |
– Nam nữ trưởng thành cần có hiểu biết và bản lĩnh vững vàng để đấu tranh một cách hợp lí, nhằm đảm bảo quyền tự do yêu đương của chính mình.
– Xã hội và thể chế cần có những luật lệ tiến bộ, nhằm tạo điều kiện cho nam nữ thanh niên có điều kiện tự do tìm hiểu, tự do yêu đương. c. Phê phán những biểu hiện sai lệch: – Các bậc cha mẹ cấm đoán, ép buộc đối với tình yêu của con cái. – Nam nữ trưởng thành chưa có hiểu biết thực sự về tự do yêu đương, lạm dụng quyền tự do của mình, dẫn đến yêu đương tùy tiện, bất chấp. 3. Rút ra bài học cho bản thân: – Nhận thức: Nhận thức được tầm quan trọng của tự do yêu đương. Cần biết phân biệt giữa tự do yêu đương và việc yêu đương một cách tùy tiện, vô trách nhiệm. – Hành động: Cần có những hành động nhằm nâng cao nhận thức về tự do yêu đương trong xã hội hiện đại; thực hiện tự do yêu đương một cách đúng đắn. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn
phong trôi chảy. |
0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |