SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
|
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 01 trang, 02 câu) |
Câu 1 (8,0 điểm)
NGƯỜI THỢ XÂY
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để ghi nhận sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”.
(Trích Quà tặng cuộc sống)
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Câu 2 (12 điểm)
Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình. (Nguyễn Ngọc Tư)
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
———— Hết ———-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………………………………………; Số báo danh:…………………….
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
|
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XI ĐÁP ÁN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
|
Câu 1 (8,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ bản sau:
Ý | Nội dung | Điểm |
I | Giải thích câu truyện để rút ra vấn đề cần nghị luận | 1,0 |
– Người thợ xây làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu: phấn đấu để được tin tưởng.
– Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc…. ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi: cách làm việc vô trách nhiệm và lừa dối. – Lí do Vì biết mình sẽ giải nghệ: nghĩ rằng mình sẽ không nhận được gì nếu làm cẩn thận và cũng không phải chịu trách nhiệm nếu làm dối trá và có thể che đậy việc làm của mình bằng cái danh tiếng mà mình đã gây dựng từ trước. – Ngôi nhà đó lại được thưởng cho chính ông: nhận lại sản phẩm từ chính việc làm của mình. → Đem đến bài học cảnh tỉnh: mỗi người, dù trực tiếp hay gián tiếp đều nhận lại những thành quả hoặc hậu quả từ việc làm của chính mình. Thế nên chỉ cần một hành động vụ lợi, dối trá, vô trách nhiệm sẽ có nguy cơ đánh đổ cả sự nghiệp và danh tiếng mà cả đời ta dày công xây dựng. |
||
II | Bàn luận: Tại sao mỗi người, dù trực tiếp hay gián tiếp đều nhận lại những thành quả hoặc hậu quả từ việc làm của chính mình? | 6,0 |
– Trong cuộc sống mọi sự việc đều có mối liên hệ biện chứng, nhân quả. Vì vậy mỗi hành động, việc làm sẽ mang đến một kết quả hoặc hậu quả nào đó cho chính bản thân người tạo ra chúng.
– Suy nghĩ, nhân cách của mỗi người sẽ thể hiện qua lời nói và việc làm của người đó. Vì vậy, mỗi hành động, việc làm cụ thể sẽ là một đường kênh để đánh giá, nhận xét về con người. Những hành động trách nhiệm, tâm huyết, trung thực sẽ được đề cao, sự cẩu thả vô trách nhiệm thì trước sau sẽ bị lên án. – Những hậu quả mà ta nhận về từ hành động vụ lợi, dối trá, vô trách nhiệm của mình có thể trực tiếp, tức thời, có thể lâu dài, dai dẳng nhưng đều rất nặng nề: + Sự khinh rẻ, quay lưng của mọi người. + Đánh đổ cả sự nghiệp và danh tiếng. + Đối diện với tòa án lương tâm. … |
||
III | Bài học nhận thức và hành động | 1,0 |
– Cần nhận thức được mọi việc đều có mối quan hệ nhân quả để từ đó lấy lương tâm, đạo đức làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình.
– Việc sống có lương tâm, trách nhiệm không phải là dễ dàng, vì vậy cần luôn có ý chí, nghị lực để thoát khỏi những cảm dỗ và vượt lên phần khuất tối trong con người của chính mình để sống sao cho thiện lương, trung thực…. |
Câu 2 (12,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học: hiểu và giải quyết một vấn đề lí luận về đặc trưng, chức năng của văn học; chứng minh qua một bài thơ cụ thể (có những cảm nhận, đánh giá mang màu sắc cá nhân).
– Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có chất văn chương.
– Trình bày sạch sẽ, khoa học.
- Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Ý | Nội dung | Điểm |
I | Giải thích nhận định: Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình | 1,0đ |
– Người vẫn còn mang vết thương: mang trong lòng những nỗi đau, những bất hạnh của chính mình và đau cả nỗi đau của thời đại, của nhân loại.
– chữa vết thương cho người khác: mong muốn chia sẻ những bất hạnh, khổ đau; lên tiếng đấu tranh bênh vực cho quyền sống và những khát vọng chân chính, cao đẹp của con người. – người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình: người nghệ sĩ cầm bút như một sự giải tỏa những trăn trở, những xúc cảm đang bùng cháy trong lòng và cũng là để chia sẻ đồng cảm với nỗi thống khổ của con người. Đó cũng là cách người nghệ sỹ tìm được cảm giác hạnh phúc và tìm được ý nghĩa cho trang viết của mình. → Ý kiến đề cập đến tư chất và xứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ: có trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân ái, và luôn khát khao hướng tới những giá trị chân, thiện mỹ. |
||
II | Bàn luận: | 3,0đ |
* Vì sao người nghệ sĩ thường mang vết thương:
– Một trong những tư chất cần có của người nghệ sĩ là phải có một trái tim nhạy cảm, dễ rung ngân trước mọi “vang động của đời”. Vì vậy, người nghệ sĩ dễ “thương vay, khóc mướn”, đau những nỗi đau của mọi kiếp đời, kiếp người. – Nghệ thuật đòi hỏi sự trải nghiệm, vì vậy bản thân số phận của những người nghệ sĩ cũng thường đa đoan, bất hạnh. Chính những nếm trải đó đã tạo nên ở người nghệ sĩ khả năng đồng cảm sâu sắc với những cảnh đời, cảnh người. * Vì sao người nghệ sĩ vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác? – Một trong những xứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là “nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ”. Trái tim nhạy cảm, tấm lòng nhân đạo sâu sắc không cho phép họ ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của nhân loại. Vì vậy nghệ sĩ cầm bút là để lên tiếng đấu tranh với cái xấu, cái bạo tàn, bảo vệ quyền sống và khát vọng chính đáng của con người. – Người đọc đến với mỗi tác phẩm văn chương như đâu đó bắt gặp những cảnh ngộ, những nỗi lòng của chính mình. Vì thế mà họ tìm thấy cảm giác được an ủi, được sẻ chia, được “xoa dịu vết thương”, để có thêm động lực, niềm tin hướng tới những điều tốt đẹp. |
||
III | Phân tích, chứng minh | 6,0đ |
– Học sinh chọn lựa được những tác phẩm đắt, phân tích, làm sáng tỏ:
+ Nhà văn gửi vào tác phẩm những “vết thương” nào của chính mình? + Nhà văn hướng tới chữa lành những “vết thương” gì cho con người? (VD những tác phẩm tiêu biểu: Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du, Đời Thừa của Nam Cao, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử… ). |
||
IV | Đánh giá, tổng kết | 2,0 |
– Bài học với người sáng tạo: Muốn “viết nhân đạo” phải “sống nhân đạo”. Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với đời, với người, phải có trách nhiệm với việc cầm bút của mình. Thông qua tác phẩm, tác giả vừa gửi gắm tâm sự của mình, vừa đau nỗi đau của nhân thế; như vậy tác phẩm mới chứa đựng những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc, có khả năng “chữa lành vết thương của người khác” và “làm dịu vết thương của chính mình”.
– Bài học với người tiếp nhận: phải đồng cảm, tri âm với tác giả thông qua tác phẩm. Có như vậy tâm hồn người đọc mới được “xoa dịu vết thương”, được bồi đắp, trở nên giàu có và tràn đầy niềm tin yêu với cuộc sống. |
Người ra đề: Bùi Thị Hoàng Yến
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
SĐT: 0987892779; email: yenvancvp@vinhphuc.edu.vn