HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ – HÒA BÌNH |
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10
NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 2 câu trong 01 trang) |
|
Câu 1 (8,0 điểm)
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khái niệm trải nghiệm được nhắc đến rất nhiều. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan điểm: Sống là trải nghiệm?
Câu 2 (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Văn bản ngôn từ nghệ thuật (tác phẩm văn học) là một hệ thống các lời văn, lời thơ được nhà văn tổ chức một cách khéo léo, tinh vi, đôi khi rất đặc biệt (không theo ngữ pháp thông thường) nhằm tạo nên những cách nói hay hơn và có hiệu quả tác động mạnh hơn. Dựa vào các tác phẩm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
…………………………….HẾT………………………………
Người ra đề:
Nguyễn Thị Hạnh (SĐT: 0977.584.179)
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10
Câu | Nội dung chính cần đạt | Điểm |
1 | Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khái niệm trải nghiệm được nhắc đến rất nhiều. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan điểm: Sống là trải nghiệm? | 8,0 |
Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
– Về hình thức và kĩ năng Trước hết, thí sinh cần phải xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng đựoc tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học. – Về nội dung Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: |
||
I/ Mở bài : Giới thiệu về lối sống trải nghiệm
|
0,5 | |
II/ Thân bài
a.Giải thích một số thuật ngữ : – Sống : là sự tồn tại có ý nghĩa của một đối tượng, sự vật hay con người. Khái niệm này thường được phân biệt với tồn tại, tồn tại được xem là sự duy trì sự sống nhưng không có ý nghĩa. – Trải nghiệm : là quá trình trực tiếp tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sự kiện…từ đó thu được những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống. Trải nghiệm thường được dùng nhiều như động từ (với ý nghĩa trải qua, kinh qua), còn kinh nghiệm thường được dùng như danh từ (những gì thu được qua trải nghiệm) -> Như vậy có thể hiểu quan điểm : sống là trải nghiệm muốn đề cao việc mỗi cá nhân cần không ngại tiếp xúc với thực tế, tham gia vào các hoạt động để từ đó có thể phát triển toàn diện, tránh lối sống thụ động hay chỉ chăm chăm tích lũy những tri thức từ sách vở, lý thuyết… |
`
1,5 |
|
b. Bình
Học sinh cần đưa ra được chính kiến của cá nhân về lối sống này : đồng ý hay không đồng ý. Mọi ý kiến đều được chấp nhận miễn là học sinh có lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lý để chứng minh cho quan điểm của mình. -Cần nhận thấy đây là một quan điểm sống có khả năng đem đến cho người lựa chọn nó những điều bổ ích như : + Mang đến những cảm xúc mới mẻ… +mang đến những kiến thức mới mẻ, bổ ích + Mang đến những kinh nghiệm sống quý giá.. + Mang đến những mối quan hệ, những cơ hội… + Giúp con người tự thử thách để nhận ra khả năng cũng như giới hạn của bản Thân + Tránh được lối sống thụ động, bó hẹp chỉ chăm chăm vào học lý thuyết ……. – Quan điểm sống này trong thời gian gần đây được nhắc đến rất nhiều đặc biệt là giới trẻ nhưng không hoàn toàn là một quan điểm sống mới mẻ mà là sự phát triển từ những đúc kết của người đi trước như Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Thất bại là mẹ thành công, Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi… nên có thể khẳng định đây là một quan điểm sống tích cực. |
3 | |
c/ Luận
Học sinh cần lật xuôi, lật ngược vấn đề để bàn luận và rút ra bài học cho bản thân. – Cần nhận thấy trải nghiệm là điều cần thiết và quan trọng trong cuộc sống tuy nhiên trải nghiệm cũng cần có sự lựa chọn và chỉ đạt được kết quả khi có sự tìm hiểu kĩ lưỡng về đối tượng cần trải nghiệm thì mới có ý nghĩa. Cần tránh việc trải nghiệm giống như một sự a dua, hay lấy lý do trải nghiệm để tham gia vào những tai tệ nạn, hoặc do thiết hiểu biết mà quá trình trải nghiệm đem đến những điều không mong muốn….Nói tóm lại trải nghiệm cần được tiến hành trên cơ sở của đam mê, kiến thức và cần có bản lĩnh. – Học sinh cần liên hệ bản thân để rút ra những bài học. Với đề này, đây là phần cần được đánh giá cao. : khuyến khích những cảm xúc chân thành, những câu chuyện cảm động, chân thực của bản thân học sinh về những trải nghiệm của chính mình |
2,5 | |
III/ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của việc trải nghiệm trong cuộc sống | 0,5 | |
2 |
Có ý kiến cho rằng: Văn bản ngôn từ nghệ thuật (tác phẩm văn học) là một hệ thống các lời văn, lời thơ được nhà văn tổ chức một cách khéo léo, tinh vi, đôi khi rất đặc biệt (không theo ngữ pháp thông thường) nhằm tạo nên những cách nói hay hơn và có hiệu quả tác động mạnh hơn. Dựa vào các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 10, anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên | 12,0 |
Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: | ||
Mở bài:
Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề |
0,5 | |
1/ Giải thích ý kiến:
– Văn bản ngôn từ nghệ thuật (tác phẩm văn học): là toàn bộ những sáng tác của các tác giả lấy ngôn từ nghệ thuật làm chất liệu và hình tượng nghệ thuật làm phương tiện phản ánh thế giới thông qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm và những triết lý nhân sinh của mình -là một hệ thống các lời văn, lời thơ được nhà văn tổ chức một cách khéo léo, tinh vi, đôi khi rất đặc biệt (không theo ngữ pháp thông thường): đây thực chất là đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong sự phân biệt với ngôn ngữ đời sống. Lấy chất liệu từ ngôn ngữ đời sống nhưng ngôn từ văn học lại được sử dụng một cách có nghệ thuật nhờ cách lựa chọn, sắp xếp hay tổ chức của nhà văn. – nhằm tạo nên những cách nói hay hơn và có hiệu quả tác động mạnh hơn: đây chính là hiệu quả của ngôn từ nghệ thuật. Khi được sử dụng một cách có nghệ thuật, ngôn từ trong các tác phẩm văn học vừa mang đến giá trị cho tác phẩm, vừa tác động mạnh đến tình cảm, cảm xúc, nhận thức…của người đọc-> Có thể hiểu ý kiến trên muốn khẳng định: đặc điểm và tác dụng của ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm văn học. |
1,5 | |
2/ Bình
* Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn. *Chứng minh: – Văn học là nghệ thuật của ngôn từ và chức năng quan trọng nhất của văn học là chức năng thẩm mỹ, bởi vậy khi đến với một tác phẩm văn học trước khi quan tâm đến nội dung tư tưởng của tác phẩm, yếu tố đầu tiên người đọc tiếp xúc chính là ngôn từ, nếu ngôn từ trong tác phẩm không có khả năng gợi lên những rung cảm thẩm mỹ ở người đọc thì khó có thể tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. – Nhà văn cùng với việc là một nhà tư tưởng còn là một người nghệ sỹ ngôn từ. Mỗi nhà văn đều có vốn từ vựng cũng như cách sử dụng ngôn từ đặc trưng riêng của mình. Khi việc sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật được hình thành cách cách thức, các con đường đặc trưng của nhà văn thì đồng thời nhà văn đã hình thành được cho mình phong cách riêng. Mà phong cách chính là vấn đề sống còn trong sáng tạo nghệ thuật. -Ngôn từ văn học có những đặc điểm rất riêng như tính hàm súc, đa nghĩa, Tính hình tượng, tính cá thể hóa…bởi vậy chỉ khi biết tổ chức sắp xếp ngôn từ một cách tinh vi, khéo léo nhà văn mới có thể tạo nên ngôn từ nghệ thuật cho các tác phẩm của mình. – Xét đến cùng sức hấp dẫn của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng chính là ở chỗ lạ hóa những gì vốn quen thuộc. Bởi vậy nếu nhà văn không biết tổ chức ngôn từ một cách đặc biệt để tạo ra sự lạ hóa trong cách diễn đạt thì sẽ không cuốn hút được độc giả. – Học sinh dựa vào hiểu biết của mình về các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du để chứng minh đặc điểm cũng như hiệu quả của ngôn từ nghệ thuật. Trong quá trình chứng minh cần tìm được dẫn chứng đắt giá kết hợp với phân tích, cảm nhận thấu đáo. Cần tìm được các dẫn chứng phù hợp với các đặc điểm: được tổ chức khéo léo; tinh vi; đôi khi rất đặc biệt không theo ngữ pháp thông thường từ đó đánh giá hiệu quả của cách sử dụng ngôn từ của nhà văn. Việc tìm được dẫn chứng đắt giá hay không cần được đánh giá cao. |
6,5 | |
3/ Luận: – Lật lai vấn đề: Để sáng tạo nên những tác phẩm văn học có giá trị rất cần nhà văn phải trở thành những nghệ sỹ về ngôn từ, nhưng nếu chỉ chăm chăm gò câu, đẽo chữ mà không chú ý đến chiều sâu tư tưởng, tình cảm thì người nghệ sỹ sẽ chỉ trở thành người làm xiếc ngôn từ và tác phẩm chỉ có giá trị hình thức chứ không khiến người đọc trăn trở, suy tư nghĩa là sức hấp dẫn của tác phẩm chỉ tồn tại trên bề mặt. – Bài học: + Với nhà văn: Nhà văn vừa phải rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, vừa đồng thời là một nhà tư tưởng để tác phẩm vừa có hấp dẫn trên bề mặt vừa có sức hút ở bề sâu. + Với người đọc: khi đến với một tác phẩm văn học cần nhận ra, khám phá cái hay, cái đẹp trong cách sử dụng ngôn từ của nhà văn từ đó khám phá chiều sâu tư tưởng của tác phẩm |
3,0 | |
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của ngôn từ nghệ thuật đối với sáng tác và thưởng thức văn học | 0,5 |
Họ và tên:
Nguyễn Thị Hạnh (SĐT: 0977.584.179)