HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: VĂN – LỚP 10
A Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý và bài nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định.
- Bố cục hợp lý, ý tứ rõ ràng.
- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn
- Đáp án:
Câu1 | Hãy nhìn con chim đậu trên cành liễu: nó thấy cành sắp gãy mà vẫn vui vẻ hót vì biết rằng mình vẫn còn đôi cánh.
(V. Huygo) Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên. |
8,0 | |
a | Giải thích:
– Con chim đang đậu trên cành liễu, cành liễu sắp gãy nhưng nó không lo sợ mình bị rơi xuống đất mà vẫn vui vẻ, lạc quan vì tự tin vào đôi cánh của mình. – Từ hình ảnh trên, V. Huygo đề cập đến tinh thần lạc quan, nghị lực, ý chí và sự tự tin của con người trong cuộc sống. |
1.0 |
|
b | Bàn luận | 5.0 | |
– Trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Lúc ấy, một điểm tựa hay sự giúp đỡ của những người xung quanh là cần thiết nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có niềm tin ở chính mình.
– Có ý chí, niềm tin vào bản thân, dù những điểm tựa có mất đi hay không có sự giúp đỡ, hay phải đối mặt với những khó khăn, chúng ta vẫn có thể tự mình đứng vững và vượt qua. – Để có được lòng tự tin và tinh thần lạc quan, chúng ta cần phải học tập, trang bị tri thức, năng lực, bản lĩnh, ý chí cho bản thân. – Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm vào người khác, không có bản lĩnh cá nhân, không có ý chí và niềm tin vượt qua thử thách. |
1.5
1.5
1.0 1.0 |
||
c | Bài học nhận thức và hành động | 2.0 | |
– Nghị lực, ý chí, sự tự tin là điều cần thiết để ta vượt qua thử thách và đến với thành công.
– Phải nhận thức đúng đắn năng lực, bản lĩnh của mình để sẵn sàng đối mặt và vượt qua thử thách. |
1.0
1.0 |
||
Câu 2 | “Nghệ sĩ đến với cuộc đời không phải để chép lại mà để nói một điều gì đấy mới mẻ, để gửi tới mọi người một lá thư, một lời nhắn nhủ” ( Nguyễn Đình Thi)
Qua tác phẩm “ Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới, bài 43) của Nguyễn Trãi, anh/ chị hãy nêu ý kiến của mình về nhận định trên. |
12.0 | |
1 | Giới thiệu nhận định, tác giả và tác phẩm | 0.5 | |
2 | Giải thích ý kiến:
– Nghệ sĩ: Là những người sáng tạo nghệ thuật là nhà văn nhà thơ. – Cuộc đời: là hiện thực đời sống – Một điều gì đấy mới mẻ, một lá thư, một lời nhắn nhủ: Là những tâm tư, tình cảm, thái độ tư tưởng của tác giả. Như vậy, nhận định có nghĩa là: Nhà văn, nhà thơ không phản ánh hiện thực bằng cách bê nguyên si những gì vốn có, mà qua hiện thực được phản ánh, tác giả gửi tới người đọc những thông điệp về tư tưởng tình cảm, ý nghĩ, và cả những đề xuất trước hiện thực. Nhận định đã đề cập tới đặc trưng của văn học trong việc phản ánh hiện thực. |
2.0 | |
3 | Bình luận:
Nhận định đúng đắn khi đề cập tới đặc trưng của văn học trong việc phản ánh hiện thực. Vì: – Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống. Đối tượng của văn học là toàn bộ đời sống khách quan. Điều đó có nghĩa là phạm vi phản ánh của văn học gồm tất cả những gì có trong hiện thực. Hiện thực là cội nguồn sản sinh các sáng tác văn học, đồng thời cũng là chìa khóa giải thích các hiện tượng phức tạp được thể hiện trong văn học. – Văn học phản ánh toàn bộ đời sống khách quan, nhưng đó là hiện thực thể hiện mốiquan hệ người, thể hiện đời sống tâm tư tình cảm và số phận con người, được nhìn qua lăng kính của nhà văn, thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Vì thế, hiện thực được phản ánh trong tác phẩm không theo cách bê nguyên si những gì vốn có mà hiện thực đó phải thể hiện những thông điệp của nhà văn gửi gắm. |
1.0 | |
3 | Chứng minh: Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, miễn là đảm bảo được các ý sau: a. Hiện thực được phản ánh trong bài thơ: – Bức tranh thiên nhiên ngày hè giàu sức sống. – Cuộc sống con người thanh bình sung túc. b. Tâm tư, tình cảm của nhà thơ được gửi gắm: – Tình yêu thiên nhiên tha thiết. – Niềm vui trước cuộc sống thanh bình, sung túc của nhân dân. – Khát vọng da diết của nhà thơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. |
7.5
|
|
4. | Mở rộng:
– Nghệ thuật miêu tả hiện thực và biếu đạt tâm trạng của nhà thơ: + Sử dụng nhiều động từ để tả cảnh => Sức sống nội lực mãnh liệt của cảnh. + Nhà thơ căng mọi giác quan để cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống con người ngày hè. + Hình ảnh sống động giàu sức gợi. + Tam trạng vừa gửi gắm qua cảnh, vừa được tỏ bày trực tiếp. – Nhận định đặt ra yêu cầu đối với người sáng tạo và tiếp nhận: + Người sáng tạo luôn thể hiện tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm, nhưng tư tưởng ấy phải có cơ sở hiện thực và phải hướng đến tư tưởng, tình cảm chung của xã hội. + Người đọc phải thấy hiện thực trong tác phẩm là hiện thực được nhìn từ lăng kính chủ quan của tác giả nên không thể đòi hỏi nó phải được phản ánh như vốn có. |
1.0
(0.5)
(0.5) |