Đề thi Văn 10 trại hè Hùng Vương và duyên hải 2015 văn 10 HDC VCVB

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI  DUYÊN HẢI BẮC BỘ

 MÔN NGỮ VĂN  LỚP 10

NĂM HỌC 2014-2015

 

Câu 1:  Cuộc sống không phải là những ngày trôi qua mà là những ngày còn ghi sâu trong trí nhớ” ( P. Pavlenco)

  1. Yêu cầu chung

– Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội, lí lẽ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng hợp lí, hay.

– Trình bày sáng rõ, sạch đẹp, không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.

  1. Yêu cầu cụ thể

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau. Tuy nhiên cần thể hiện được nội dung cơ bản sau:

  1. Giải thích ( 1,0 điểm)
  • “ những ngày trôi qua”: chỉ thời gian sống không ý nghĩa, sống nhạt nhẽo, vô vị.
  • “ những ngày ghi sâu trong trí nhớ”: chỉ những ngày tháng đẹp đẽ, sống có ích những ngày tháng ấy in đậm trong tâm trí con người

Câu nói của P. Pavlenco đã đề cập đến giá trị cuộc sống đích thực của con người. Giá trị cuộc sống con người không phải ở số lượng ngày tháng mà ở ý nghĩa của từng ngày ta đang sống. Câu nói của P. Pavlenco đã thức tỉnh mỗi người cách sống, thái độ sống, cách ứng xử với thời gian.

  1. Bàn luận, chứng minh ( 6,0 điểm)
  • Con người chỉ sống có một lần trong đời vậy nên cần phải sống có ý nghĩa trong từng ngày, từng giờ, phải làm sao những ngày ta đang sống là “ những ngày ghi sâu trong trí nhớ”: đó là những ngày ta sống hết mình với cuộc đời, sống trách nhiệm, nhiệt huyết, say mê. Sống có lí tưởng, ước mơ hoài bão và nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt điều ta muốn.
  • Trân trọng những người biết sống có ích góp phần vào sự phát triển của xã hội
  • Phê phán những ai còn sống hoài, sống phí để cuộc sống là “những ngày trôi qua”

HS lấy dẫn chứng cụ thể phù hợp để làm sáng tỏ

  1. Nâng cao vấn đề (1 điểm)
  • Mỗi người luôn đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và cố gắng đạt được mục tiêu đặt ra .
  • Có ý thức nâng cao giá trị sống của bản thân để cuộc sống luôn là “ những ngày ghi sâu trong trí nhớ”

III. Biểu điểm:

– Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Khuyến khích những ý kiến sắc sảo, những cách lập luận sáng tạo, tạo ấn tượng riêng.

– Điểm 5 – 6: Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, còn yếu về lập luận.

– Điểm 3 – 4: Đáp ứng ở mức độ trung bình các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận yếu, còn lúng túng trong việc trình bày ý kiến cá nhân.

– Điểm 1 – 2: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu của đề, trình bày quá sơ sài.

 

Câu 2: “ Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”

  1. Yêu cầu chung

Biết làm bài NLVH. Vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh văn học.  Văn viết có hình ảnh và giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

  1. Yêu cầu cụ thể
  2. Giải thích (1.5 điểm)
  • Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần độc đáo của người nghệ sỹ. Nó kết tinh tài năng, tấm lòng của người viết với con người, cuộc sống.
  • Trong các thể loại văn học, thơ là thể loại có đặc trưng riêng: thơ là tiếng nói của cảm xúc, trái tim, của tâm hồn con người. Tìm hiểu thơ người đọc sẽ cảm nhận được những rung cảm mãnh liệt của nhà thơ về cuộc sống, con người.

Ý kiến đã đề cập đến tính trữ tình – đặc trưng cơ bản của thơ ca.

  1. 2. Phân tích, chứng minh (9 điểm)

* Đọc bài thơ “ Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du , người đọc sẽ hiểu thêm về trái tim nhân đạo dạt dào tình yêu thương con người của Đại thi hào:

+ Nhà thơ thương cảm cho số phận của người con gái tài hoa, nhan sắc bị vùi dập

+ Nguyễn Du thể hiện thái độ đặc biệt trân trọng, ngưỡng mộ cái đẹp, cái tài, bênh vực cho quyền sống con người.

+ Bài thơ thể hiện nỗi đau nhân thế, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời của một trái tim lớn.

+ Bài thơ thể hiện cảm hứng thương thân , khát khao tìm tri âm rất nhân văn

( Học sinh phân tích thơ để làm rõ luận điểm )

3.Bài học tiếp nhận và sáng tạo nghệ thuật ( 1,5 điểm)

– Ý kiến định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm thơ. Người đọc đến với tác phẩm thơ là đến với thế giới tâm hồn dạt dào xúc cảm của người nghệ sỹ. Bởi vậy, bạn đọc cần tự bồi đắp tình cảm của chính mình để đồng điệu với tâm hồn nhà thơ.

– Tác phẩm văn chương có sức hút muôn đời với người đọc khi nó thực sự là tiếng nói chân thành của trái tim, tấm lòng người cầm bút. Đó là yêu cầu cũng là đích đi tới của lao động nghệ thuật chân chính.

III. Biểu điểm:

– Điểm 11 – 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Điểm 8 – 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.

– Điểm 5 – 7:  Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

– Điểm 3 – 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ , nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi).

– Điểm 1 – 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

Người ra đề và đáp án

Vương Thị Vân Anh  (0986060977)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *