PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN
TRƯỜNG PTDTBT THCS YÊN THUẬN
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Ngữ văn 9- tập 2)
Câu 1: (1 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp đó?
Câu 3: (2điểm) Từ nội dung của đoạn thơ ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150-200 từ trình bày suy nghĩ của em về nhiệm vụ và lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay.
Phần II: Làm văn ( 6 điểm)
Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ:” Sang thu” của Hữu Thỉnh.
…Hết…
THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | T.Cộng
điểm số |
|
Thấp | cao | ||||
Mùa xuân nho nhỏ | Nhận diện tác giả, tác phẩm |
|
|||
Số câu : 1
Số điểm : 1 Tỉ lệ 10 % |
Số câu :1
Số điểm:1 |
Số câu:1
1điểm= 10 % |
|||
Các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, điệp câu, hoán dụ, ẩn dụ, liệt kê | Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ | Hiểu được giá trị các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên | |||
Số câu : 1
Số điểm : 1 Tỉ lệ 10 % |
|
Số câu:1
Số điểm:1 |
Số câu:1
1điểm=10 % |
||
Nghị luận xã hội |
Vận dụng viết bài nghị luận văn học | ||||
Số câu : 1
Số điểm : 2 Tỉ lệ 20 % |
Số câu:1
Số điểm:2 |
Số câu:1
2 điểm=20 % |
|||
Nghị luận văn học | Viết bài nghị luận văn học | ||||
Số câu: 1
Số điểm : 6 Tỉ lệ 60 % |
Số câu:1
Số điểm:6 |
Số câu:1
6 điểm=60 % |
|||
Số câu:1
Số điểm:1 10% |
Số câu:1
Số điểm:1 10% |
Số câu:1
Số điểm:2 20% |
Số câu:1
Số điểm:6 60% |
Tổngsốcâu:4
Tổngsốđiểm:10 Tỉ lệ: 100% |
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM ĐIỂM
Câu | Đáp án | Biểu điểm |
1 | – Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ.
– Tác giả: Thanh Hải. |
0,5
0,5 |
2
|
* Các biện pháp tu từ:
– Điệp ngữ: ta làm…ta làm. Dù là…dù là. – Liệt kê: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm. – Điệp từ: Ta. – Hoán dụ : Tuổi hai mươi, tóc bạc. – Ẩn dụ: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm. * Tác dụng : Tăng sức gợi hình, gợi cảm. |
0,5
0,5 |
3
|
a. Đúng hình thức đoạn văn( mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn).
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận trong đoạn văn. c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn : vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng. Có thể triển khai theo các ý sau : – Giới thiệu lẽ sống cao đẹp của giới trẻ ngày nay đối với đất nước. – Giải thích khái niệm lẽ sống cao đẹp. – Đưa ra các biểu hiện và nhiệm vụ của lẽ sống tốt đẹp ngày nay. – Bàn luận mở rộng vấn đề: khi mà con người sống không biết cống hiến không biết cho đi con người ấy sẽ như thế nào? – Bản thân em rút ra bài học gì cho cuộc sống. – Khẳng định nhiệm vụ lẽ sống tốt đẹp là cần thiết ho thế hệ ngày nay. d. Cách diễn đạt rõ ràng, độc đáo có sáng tạo. e. Chính tả: đảm bảo những quy tắc về chính tả dùng từ , đặt câu. |
0,25
0,25
1
0,25 0,25 |
4 | a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận. c.Triển khai các luận điểm nghị luận, vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. – Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở bài: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. – Giới thiệu được cái sâu lắng, nhạy cảm trước biến đổi trời đất từ hạ sang thu trong bài thơ “ sang thu” của Hữu Thỉnh. * Thân bài: Khổ 1: tín hiệu của cảnh vật từ hạ sang thu. + Những nét đặc trưng: hương ổi, gió se, sương chùng chình. + Sự kết hợp giữa các từ ngữ: bỗng , phả , hình như. Vẻ đẹp thiên nhiên được cảm nhận tinh tế từ những dấu hiệu mờ ảo, tinh tế, rất gần. Thu đến bất ngờ đột ngột không báo trước. + Tâm trạng nhà thơ bỡ ngỡ, bâng khuâng Khổ 2: Đất trời chuyển mình sang thu -Thời khắc giao mùa được cụ thể bằng những sắc thái đổi thay của cảnh vật: + Sông “ dềnh dàng” với dáng chậm chạp, thong thả như đang trầm xuống, không còn nữa dòng chảy dữ dội, cuồn cuộn trong ngày hè mưa lũ. + Hình ảnh đàn chim bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét. + Đám mây mùa hạ duyên dáng “vắt nửa mình sang thu” Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc -Tâm trạng của nhà thơ với những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đã làm nên nét riêng cho mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam. Khổ 3: Biến đổi của cảnh vật và những suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời. – Vẫn là những hình ảnh quen thuộc nắng, mưa, sấm của mùa hạ nhưng mức độ đã vơi dần, ít dần, bớt bất ngờ. Thiên nhiên dần dần đi vào thế ổn định + Nắng hạ vẫn còn nhưng không chói chang. + Mưa cuối hạ vẫn còn nhưng đã vơi. + Sấm còn như cũng không còn rền vang nữa. – Hai câu thơ cuối vừa có ý nghĩa tả thực vừa là một hình ảnh ẩn dụ gửi gắm những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước mọi biến động bất thường của cuộc đời. * Nghệ thuật: – Thể thơ năm chữ, nhịp chậm, âm điệu nhẹ nhàng. – Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong việc dùng từ ngữ. – Phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ độc đáo. * Kết bài: Đánh giá chung và nêu suy nghĩ, tình cảm của của bản thân về bài Sang thu. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ |
0,5
0,5
1
1
1
1
1 |
Lưu ý :
- Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
………….HẾT……….