PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN
Trường THCS Đức Ninh |
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút |
- Mục tiêu kiểm tra:
- Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện:
– Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
– Có cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, cảm nhận, phân tích viết nói chung (Bố cục, diễn đạt, lập luận, chính tả…)
- Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.
- Thiết lập ma trận:
Mức độ
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
|
VD thấp | VD cao | ||||
Phần I:
Đọc -hiểu (Truyện Kiều) |
– Nhận biết được tác giả và tác phẩm của khổ thơ. – Từ láy được sử dụng trong khổ thơ. |
Hiểu về nội dung chính được nói đến trong khổ thơ | Viết được đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong khổ thơ. | ||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
2
1 10% |
1
1 10% |
1
2 20% |
3
4 40% |
|
Phần II: Làm văn (Bến quê) |
Vận dụng kĩ năng nghị luận đã học để trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp của nhân vật văn học. | ||||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
1
6 60% |
1
6 60% |
|||
Tổng số câu
Tổng số điểm Tỉ lệ % |
1,5
1 10% |
1,5
1 10% |
1
2 20% |
1
6 60% |
4
10 100% |
III. Đề bài theo ma trận:
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
( Trích: SGK- Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên ?
Câu 3 (1 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 4: (2 điểm) Từ tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 đến 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về cách vượt qua những khó khăn, đau khổ, bế tắc trong cuộc sống?
Phần II: Làm văn (6 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
…Hết…
IV. Hướng dẫn chấm – Thang điểm:
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản ( 4 điểm)
Câu | Nội dung cần đạt | Biểu điểm |
1 | – Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm ” Truyện Kiều”
– Tác giả: Nguyễn Du |
0,25 điểm
0,25 điểm |
2 | – Các từ láy: Xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm
|
0,5 điểm |
3 | Nội dung đoạn thơ: Tâm trạng buồn, vô vọng và lo sợ trước giông bão cuộc đời của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng bích. | 1 điểm
|
4 | *. Về hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 150 đến 200 từ diễn dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn.
*.Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau: – Trong cuộc sống ai cũng có những lúc gặp phải những khó khăn, đau buồn, bế tắc. – Phải dũng cảm đối mặt với những khó khăn đó. – Phân tích nguyên nhân gây ra khó khăn cho mình để tìm cách giải quyết. – Phải luôn luôn lạc quan, mạnh mẽ có nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, rào cản, bước tiếp về phía trước.
|
0,5 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm
0,5 điểm |
Phần II: Làm văn ( 6 điểm)
- Yêu cầu chung:
– Biết cách làm bài về nghị luận văn học
– Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:
Nội dung cần đạt | Thang điểm | |
a.Mở bài
|
Giới thiệu truyện ngắn Bến Quê và nhân vật Nhĩ. | 0,5 điểm |
b. Thân bài | 1. Hoàn cảnh đặc biệt của nhân vật. Nếu phần mở bài đã tóm tắt hoàn cảnh của nhân vật, thì phần thân bài không cần nêu ý này, hoặc có nêu, chỉ nêu thật ngắn gọn. 2. Suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ (nêu, phân tích qua các dẫn chứng) a) Cảm nhận của Nhĩ về bước đi của thời gian, từ đó anh càng hiểu những ngày mình góp mặt với đời không còn nhiều nữa. b) Cảm nhận của Nhĩ về tình yêu thương sự tần tảo và đức hi sinh của vợ. Anh nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn vợ và những giá trị gia đình mang đến cho anh. c) Những phát hiện của Nhĩ về vẻ đẹp của khoảng không gian ngay trước cửa sổ nhà mình trong buổi sáng đầu thu (mấy cây bằng lăng, bãi bồi bên kia sông Hồng) từ đó anh nhận ra vẻ đẹp của bến quê – một nét nhỏ thân thuộc, vô cùng yêu dấu của quê hương nhưng nhiều khi chìm khuất khiến ta không để ý. d) Niềm khao khát được một lần đặt chân sang bãi bồi bên kia sông Hồng và pha lẫn sự ân hận đau đớn của Nhĩ vì khao khát ấy giờ đây đã thành vô vọng. Hành động cuối cùng của Nhĩ có ý nghĩa gì ? 3. Đánh giá về nhân vật Nhĩ và những triết lí cuộc đời mà độc giả có thể nhận ra được từ nhân vật. Với những đặc điểm đã nêu trên, Nhĩ là người như thế nào ? Anh có đáng trách không ? Điểm đáng quý của anh là gì ? Qua nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu muốn nói gì với người đọc ?
|
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm |
c. Kết bài | – Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật – Thành công của nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật Nhĩ. |
0.5 điểm |