MA TRẬN ĐỀ
NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG | VẬN DỤNG CAO | TỔNG | |
1. Đọc hiểu (3đ)
Số câu Số điểm Tỷ lệ
2.Làm văn( 7,0đ).
Số câu Số điểm Tỷ lệ
Tổng Số câu Số điểm Tỷ lệ |
Nhận diện được phương thức biểu đạt của văn bản.
Nhận ra được thông tin được nói tới trong văn bản.
2 1,25 12,5%
2 1,25 12,5% |
Hiểu và lí giải được ý kiến của người viết được nêu trong văn bản.
1 0,75 7,5%
1 0,75 7,5% |
Rút ra được thông điệp của tác giả được gửi gắm trong văn bản.
1 1,0 10%
1 1,0 10% |
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí rút ra từ văn bản đọc hiểu.
Viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2 7,0 70%
2 7,0 70% |
4 3,0 30%
2 7,0 70%
6 10,0 100% |
ĐỀ BÀI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng,với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, và con hàng xóm, đồng bào, đồng loại.
Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất…. có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy.
Hiện nay, đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo động nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích: Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 36- 37)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?
Câu 2. (0.5 điểm): Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 3. (1.0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm: Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay ?
Câu 4. (1.0 điểm): Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì?
Phần II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”?
Câu 2 (5,0 điểm)
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB GD, 2016, tr.111)
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ trên.Từ đó, nhận xét về tính dân tộc của phong cách thơ Tố Hữu.
————————-HẾT——————
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | 1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ phương thức nghị luận.
|
0,5 |
2 | Theo tác giả: nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây chính là do bệnh vô cảm, do sự xuống cấp nghiêm trọng về nhận thức nhân văn. | 0,75 | |
3 | -Cái mất cái được về vật chất (tiền, miếng ăn, một phần cơ thể, một vật mình sở hữu,…) thì con người dễ dàng nhận ra ngay.
-Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay: Đó là những cái thuộc về đời sống tinh thần, thuộc về thế giới tâm hồn, đạo đức, nhân cách,…(một mối quan hệ, tình cảm, cảm xúc,…) |
0,75 | |
4 | HS có thể trình bày nhiều cách nhưng phải đảm bảo được cấu trúc và nội dung.
-Báo động về hiểm họa trầm trọng của bạo lực, sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm; -Hãy quan tâm và chăm lo nhiều hơn cho phần “Người”, phần “tính người” trong mỗi con người.
|
1,0 | |
II
|
1
|
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần” được gợi ở phần Đọc hiểu. | 2,0 |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần” | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần phải nổi bật được quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau:
–Giải thích: “Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần” là con người chỉ lo, quan tâm đến đời sống vật chất mà bỏ quên đời sống tinh thần, không chăm lo cho tâm hồn khiến nó trở nên khô héo, tẻ nhạt, trống rỗng,… –Phân tích : +Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại hai giá trị vật chất và tinh thần. Nhưng khi con người quá coi trọng đồng tiền, chạy theo giá trị tầm thường của vật chất mà không chú ý đến giá trị về mặt tinh thần. Cái rỗng về tinh thần mới là cái đáng lo và đáng sợ nhất; +Con người dễ bị lệch lạc, sa ngã; tâm hồn sẽ không được thanh thản; +Các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt, dần dần sẽ làm mòn đi những giá trị đạo đức;… –Chứng minh: Lấy 1 dẫn chứng cụ –Bàn luận: +Đây là lời cảnh báo trước sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức, nhân văn. Mỗi người cần phải nhìn lại bản thân mình để hoàn thiện nhân cách, để cuộc sống hài hòa,để không phải sống thừa, sống vô nghĩa. +Phê phán lối sống coi trọng vật chất , coi trọng hình thức, không chú trọng đời sống tâm hồn. -Bài học liên hệ bản than: Phấn đấu hài hòa đời sống vật chất, đời sống tinh thần để có cuộc sống ý nghĩa. |
1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. | 0,25 | ||
2
|
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:
“Ta về, mình có nhớ ta …… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính dân tộc của phong cách thơ Tố Hữu. |
5,0 | |
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: : vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc, nhận xét ngắn gọn về tính dân tộc của phong cách thơ Tố Hữu. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận *Cảm nhận về đoạn thơ:
– Đoạn thơ là lời của người ra đi bày tỏ nỗi nhớ thương và tình cảm gắn bó sâu nặng dành cho thiên nhiên, con người nơi chiến khu Việt Bắc. Nỗi nhớ đã làm sống dậy trong tâm tưởng hình ảnh thiên nhiên, con người nơi chiến khu cách mạng… . – Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện về trong nỗi nhớ với vẻ đẹp phong phú, sinh động, đổi thay theo mỗi mùa: + Mùa đông, trên nền xanh bạt ngàn cây lá nổi bật sắc đỏ tươi của những bông hoa chuối rừng, màu đỏ làm ấm cả không gian… + Mùa xuân, đất trời bừng sáng trong sắc hoa mơ trắng trong, tinh khiết. Phép đảo ngữ trong cụm từ “trắng rừng” đem lại ấn tượng về những khu rừng Việt Bắc mênh mông, trắng xóa sắc hoa mơ. + Mùa hạ, những khu rừng Việt Bắc ngập trong sắc vàng độc đáo, riêng biệt. Đó là màu vàng của những rừng cây phách trổ hoa rực rỡ… Lối miêu tả độc đáo “ve kêu…đổ vàng” mang lại sức gợi lớn cho câu thơ (âm thanh của tiếng ve ngân lên khiến những rừng cây đột ngột thay đổi sắc màu…). + Mùa thu, đêm rừng trong trẻo, thanh tĩnh, tràn đầy ánh trăng với tiếng hát ân tình thủy chung. Thiên nhiên hiện về trong nỗi nhớ mà đường nét, màu sắc tươi sáng, ấm áp như ở ngay trước mắt. Từng nét đẹp của quê hương Việt Bắc đã in sâu trong tâm trí người ra đi… – Vẻ đẹp con người Việt Bắc: + Những con người Việt Bắc hiện về trong nỗi nhớ thật thân quen, bình dị, thầm lặng trong những công việc của đời thường: lấy củi hái măng, đan nón… Hình ảnh những con người ấy ẩn chứa bao vẻ đẹp: cần cù, chịu thương chịu khó và tài hoa, khéo léo trong cuộc sống lao động; thuỷ chung, son sắt trong nghĩa tình cách mạng. + Nhà thơ gọi họ bằng những từ ngữ phiếm chỉ: người đan nón, cô em gái, ai... khiến ta có cảm giác đó chỉ là những hình dáng thoáng qua, tình cờ gặp gỡ trên nẻo đường nào đó của miền quê Việt Bắc nhưng vẫn gần gũi, yêu thương như đã quen thân tự nào… =>Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm gắn bó sâu nặng của những người kháng chiến với quê hương Việt Bắc. – Nghệ thuật thể hiện: ngôn từ giàu hình ảnh, hình ảnh chọn lọc; kết cấu độc đáo – một câu tả cảnh đan xen một câu tả người; giọng điệu tâm tình, tha thiết… * Nhận xét về tính dân tộc của phong cách thơ Tố Hữu: – Thơ Tố Hữu nói chung và Việt Bắc nói riêng đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và hình thức nghệ thuật. + Về nội dung: ++ Đề cập đến sự kiện lịch sử có tính trọng đại của dân tộc. ++ Thể hiện vẻ đẹp mang tính thống của cốt cách, tâm hồn con người Việt Nam: đạo lí uống nước nhớ nguồn, ân tình thủy chung, đoàn kết, đồng lòng, đồng sức trong kháng chiến, lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng. ++ Miêu tả chân thực cảnh quan đặc trưng của Việt Bắc (bức tranh tứ bình). + Về nghệ thuật: ++ Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát truyền thống. ++ Ngôn ngữ giản dị, quen thuộc, giàu giá trị biểu cảm. ++ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ quen thuộc. ++ Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên. =>Tính dân tộc tạo nên nét riêng của phong cách thơ Tố Hữu: sự gắn bó mật thiết giữa hồn thơ Tố Hữu với tâm hồn dân tộc, kế thừa, phát huy tinh hoa của văn học dân tộc.
|
0,25
2,5
0,25
1,0
|
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có cách suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, cách thể hiện độc đáo về vấn đề cần nghị luận, có sự liên hệ mở rộng với những tác phẩm cùng đề tài, chủ đề.mẻ. | 0,25 |