4 đề Việt Bắc (đề 3) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

I.MỤC TIÊU

-Thu thập thông tin để kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng đọc hiểu văn bản và làm văn của học sinh.

-Khảo sát kỹnăngđọchiểuvănbảnvàlàmvăn(nghịluậnxãhộivànghịluậnvănhọc), kỹ năng tạo lập văn bản của học sinh.

II.HÌNH THỨC KIỂM TRA

Tự luận

III. MA TRẬN ĐỀ THI

 

TT Kĩ năng  Mức độ nhận thức Tổng  % Tổng điểm

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút)
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5     4 20 30
2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20
3 Viết bài văn nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10     100
Tỉ lệ chung 70 30   100

 

 

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ THI TỐT NGHIỆP 2021

MÔN: NGỮ VĂN 12; THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút

TT Nội dung

 kiến thức/

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1 ĐỌC HIỂU

 

 

 

 

 

Nghị luận hiện đại

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

 

 

Nhận biết:

Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích.

– Nhận diện phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ,…

Thông hiểu:

– Hiểu được nội dung của văn bản/đoạn trích.

– Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt, giá trị các biện pháp tu từ của văn bản/đoạn trích.

– Hiểu một số đặc điểm của nghị luận hiện đại được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

– Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

 

2 1 1 0 4
2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (khoảng 150 chữ) Nghị luận về tư tưởng, đạo lí Nhận biết:

– Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

– Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu:

– Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để  triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.

Vận dụng cao:

– Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.

        1*

 

 
3 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ :

Việt Bắc (Tố Hữu)

Nhận biết:

– Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Thông hiểu:

– Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm

– Lí giải một số đặc điểm cơ bản của tác phẩm

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp, phong cách của tác giả.

Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

        1
Tổng           6
Tỉ lệ %   40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung   70 30 100

 

ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          Bất kì một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có muốn thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.

          Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh ra mình thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nảy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.

          Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.

(Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công,

NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr34)

Câu 1.(0,75 điểm): Theo tác giả, tại sao một số người từ chối việc thay đổi?

Câu 2. (0,75 điểm): Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu một ví dụ minh họa cho việc: “Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc”.

Câu 3. (1.0 điểm): Anh, chị hiểu như thế nào về những rắc rối lớn khi con người không chấp nhận thay đổi?

Câu 4. (0.5 điểm): Nhận xét của anh chị về ý kiếnNhững ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh” ?

LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1(2.0 điểm): Từ văn bản Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự thay đổi trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm):

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tr 110,111)

Cảm nhận của anh chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

 

 

—————-HẾT————-

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm
I.ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Theo tác giả, một số người từ chối việc thay đổi. Vì họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh ra mình thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!” 0.75
2 HS nêu một ví dụ phù hợp. Ví dụ như sự phát triển của internet, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phát minh đèn điện, máy chạy bằng hơi nước của Edison… 0.75
3 Những rắc rối lớn khi con người không chấp nhận thay đổi có thể được hiểu là những khó khăn, phiền phức mà con người gặp phải khi không chấp nhận sự thay đổi như sự tụt hậu so với người khác, sự thiếu hụt kiến thức và kĩ năng do không chịu học hỏi và bồi đắp… 1.0
4 HS nêu nhận xét hợp lý 0.5

 

 

II. LÀM VĂN                                                                                                                      7.0
  1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi trong cuộc sống.

 

2.0
a. Đảm bảo hình thức một đoạn văn 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi trong cuộc sống.

 

0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo hướng sau:

– Cuộc sống luôn vận động, thay đổi. Tùy từng môi trường cụ thể, con người cũng sẽ thay đổi.

– Thay đổi thái độ, lối sống, cách làm việc để thích nghi với hoàn cảnh và tạo những biến đổi, tiến bộ

– Thay đổi là cần thiết nhưng thay đổi là để phát triển và không được đánh mất bản thân

 

1.0
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt tốt. 0.25
đ. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
2 Cảm nhận của anh chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ 5.0
a.. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. 0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ, nhận xét về tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu 0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần kết hợp chặt chẽ lí lẽ và lập luận, đảm bảo các nội dung sau:

* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

* Cảm nhận về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ:

– Thiên nhiên: quen thuộc, bình dị, gần gũi mà thơ mộng, trữ tình (trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê)

– Con người: gian khổ mà giàu tình nghĩa, cần cù, thủy chung (sớm khuya bếp lửa người thương đi về, mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi, thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng, người mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô)

* Đánh giá chung.

Thiên nhiên và con người Việt Bắc hài hòa được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của người về xuôi qua thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc, giọng thơ trữ tình, thể hiện đặc trưng phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

*Tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu: Nội dung đề cập đến nghĩa tình cách mạng, một vấn đề chính trị, nhưng được thể hiện bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào, nỗi nhớ đồng bào như nỗi nhớ người yêu… làm vấn đề trở nên dễ đi vào long người

3.0
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật đoạn trích. 0.5
đ. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5
Tổng điểm 10.0

*Lưu ý: GV linh hoạt chấm điểm

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *