Mục lục
Thiết lập ma trận đề Ngữ văn.
Mức độ
Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
I. Đọc hiểu | – Nhận biết phương thức biểu đạt chính và một số nội dung thông tin trong văn bản. | Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ tuật của biện pháp tu từ cú pháp.
|
Từ quan điểm của tác giả rút ra ý nghĩa đối với bản thân, người xung quanh và cộng đồng | ||
Số câu: 4
Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% |
2
1,25 12,5%
|
1
0,75 0,75 % |
1
1,0 10 % |
3,0 Điểm |
|
II. Làm văn 1. Nghị luận xã hội.
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Tạo lập được đoạn văn khoảng 200 chữ, có liên kết về hình thức và nội dung
1.0 10% |
-Vận dụng kiến thức xã hội ( vấn đề được đề cập ở phần đọc hiểu) kết hợp kỹ năng tạo lập văn bản; kỹ năng kết hợp các thao tác nghị luận để tạo lập văn bản.
-Nâng cao, mở rộng vấn đề nghị luận bàn về cách tạo ra năng lượng sống tích cực mỗi ngày 1.0 10% |
2,0 Điểm | ||
2. Nghị luận văn học. | Nắm được những yêu cầu của kiểu bài NLVH. | Lựa chọn phương pháp nghị luận phù hợp với kiểu bài NLVH. | Tạo lập được văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung | -Cảm nhận về…….
– Kỹ năng tạo lập văn bản; kỹ năng kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. -Nâng cao, mở rộng vấn đề nghị luận. |
|
Số câu: 1
Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% |
5,0 Điểm |
||||
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100% |
10,0 Điểm |
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
…(1) Một viên sỏi nhỏ cũng có thể làm xáo động cả vùng nước. Nhỏ thôi nhưng khi ta biết gieo một điều tốt, sự lan tỏa của nó là gần như không thế giới hạn. Nhỏ thôi, nhưng khi ta làm một điều xấu, tiếng của nó lan tỏa chẳng gì có thể ngăn được. Người xưa nói: Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm. Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm. Khi biết tránh làm điều ác, biết gieo mầm thiện, cho dù nhỏ thôi, thì ta cũng có cơ hội để thành người tử tế qua mỗi ngày lớn lên. Như những vòng tròn đồng tâm lan rộng, ta start-up cuộc đời mình theo cách nhẹ nhàng và lãng mạn, tỏa lan năng lượng tích cực, tạo nên những con sóng dù nhỏ nhưng có thể đánh động cả tự nhiên để tất cả biết rằng ta đang thực sự sống.
(2) Cuộc sống cũng nhắc ta không ngừng hành động. Ta khởi sự một việc dù nhỏ thì cũng có thể tạo ra những làn sóng tỏa lan, những vòng tròn đồng tâm nối nhau sống động. Đôi khi ta ném xuống mặt bến sông tĩnh lặng là tâm hốn ta một viên sỏi nhỏ để nhắc mình sống, nhắc những điều tốt cần được thể hiện, nhắc dám đối đầu với những kẻ ác và những hành động không tử tế. Khi còn trẻ là khi ta cần lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh, cho bè bạn, cho ánh sáng đẩy lùi bóng tối.
( Trích Bay xuyên những tầng mây – Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 191, 192)
Câu 1 (0.5điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0.5điểm). Theo văn bản, người xưa đã nói điều gì?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn “Nhỏ thôi nhưng khi ta biết gieo một điều tốt, sự lan tỏa của nó là gần như không thế giới hạn. Nhỏ thôi, nhưng khi ta làm một điều xấu, tiếng của nó lan tỏa chẳng gì có thể ngăn được”
Câu 4 (1.0 điểm). Tác giả quan niệm “Khi còn trẻ là khi ta cần lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh, cho bè bạn, cho ánh sáng đẩy lùi bóng tối” Theo anh, (chị) khi lan tỏa năng lượng sống tích cực có ý nghĩa gì đối với bản thân, những người xung quanh và cộng đồng?
Phần II. LÀM VĂN( 7,0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề “ Làm thể nào để lan tỏa năng lượng sống tích cực mỗi ngày”
Câu 2(5.0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của sông Đà trong hai đoạn sau. Từ đó nhận xét (???) về cảm hứng của Nguyễn Tuân khi sáng tác tùy bút Người lái đò sông Đà: “đi tìm chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc”.
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…
Và
…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mấy mùa thu mà nhìn xuống dàng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…
(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà– SGK 12 NXBGDVN tập 1)
—— HẾT ——
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ, tên thí sinh………………………………..Số báo danh……………………….
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Phần | Câu | NỘI DUNG | Điểm | |
I
|
ĐỌC HIỂU | 3.0 | ||
1. | Phương thức biểu đạt chính: nghị luận | 0.5 | ||
2. |
Người xưa nói:
-Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm. Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm. – Khi biết tránh làm điều ác, biết gieo mầm thiện, cho dù nhỏ thôi, thì ta cũng có cơ hội để thành người tử tế qua mỗi ngày lớn lên |
0.5
0.25
0.25 |
||
3. | Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn “Nhỏ thôi nhưng khi ta biết gieo một điều tốt, sự lan tỏa của nó là gần như không thế giới hạn. Nhỏ thôi, nhưng khi ta làm một điều xấu, tiếng của nó lan tỏa chẳng gì có thể ngăn được”
– Biện pháp tu từ được sử dụng là lặp cú pháp “Nhỏ thôi nhưng khi..”. (Nếu chỉ ghi tên biện pháp : 0 điểm) -Tác dụng: + Nội dung: nhấn mạnh vào tiền đề của nội dung đoạn trích là khuyên răn con người hướng thiện, tránh xa những điều ác để lan tỏa tình yêu thương ra cộng đồng. + Hình Thức: Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn ( HS có những cách diễn đạt khác nhau GK linh hoạt chấm điểm ) |
1.0
0.25
0.5
0.25 |
||
4. | Tác giả quan niệm “Khi còn trẻ là khi ta cần lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh, cho bè bạn, cho ánh sáng đẩy lùi bóng tối” Theo anh( chị) khi lan tỏa năng lượng sống tích cực có ý nghĩa gì đối với bản thân và những người xung quanh và cộng đồng?
– Khi lan tỏa năng lượng sống tích cực có ý nghĩa đối với bản thân và những người xung quanh + Đối với bản thân: sẽ giúp ta luôn cảm thấy lạc quan, yêu đời, dễ dàng vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống…. ( HS có nhiều cách diễn đạt : nêu 1 ý 0.25đ, từ 2 ý 0.5 đ) + Đối với người xung quanh: ++ Khi lan tỏa năng lượng sống tích cực đến những người xung quanh sẽ giúp họ có niềm tin vào cuộc sống và vượt qua thử thách. ++ Không chỉ vậy, năng lượng tích cực khi được lan tỏa sẽ khiến cho cộng đồng sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Năng lượng tích cực sẽ tạo nên một xã hội vững mạnh, văn minh và nhân ái. (HS có những cách diễn đạt khác nhau, mỗi ý 0.25đ) |
1.0
0.5
0.5 |
||
II | LÀM VĂN | 7.0 | ||
1
|
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề “ Làm thể nào để lan tỏa năng lượng sống tích cực mỗi ngày” | 2.0 | ||
|
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Mở đoạn nêu đúng vấn đề nghị luận, thân đoạn triển khai được vấn đề , kết đoạn khái quát được vấn đề. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “ Làm thể nào để lan tỏa năng lượng sống tích cực mỗi ngày” | 0.25 | |||
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau. Có thể trình bày theo hướng sau:
– Năng lượng sống tích cực: có thể hiểu là những suy nghĩ, hành động, thái độ sống tích cực, lạc quan của mỗi cá nhân đối với các vấn đề trong cuộc sống – Làm thể nào để lan tỏa năng lượng sống tích cực: + Giữ thái độ sống lạc quan, yêu đời. +Luôn ghi nhận và khen ngợi trước những thành tích người khác đạt được. + Luôn mỉm cười, sống thân thiện, chan hòa…. |
1.0 | |||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0.25 | |||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0.25 | |||
2 | Câu 2(5.0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của sông Đà trong hai đoạn sau. Từ đó, nhận xét về cảm hứng của Nguyễn Tuân khi sáng tác tùy bút Người lái đò sông Đà: “đi tìm chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc”.
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… …Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mấy mùa thu mà nhìn xuống dàng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về… (Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà– SGK 12 NXBGDVN tập 1) |
5.0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận : Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | |||
b. Xác định đúng vấn đề được nghị luận: ??? | 0, 5 | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng vẫn cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: | ||||
* Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà ”. | 0.5 | |||
* Cảm nhận vẻ đẹp sông Đà trong đoạn 1:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… – Nội dung: Đoạn văn miêu tả âm thanh “nước thác”, qua đó làm hiện lên vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của sông Đà. – Nghệ thuật: chú ý bám sát và phân tích các yếu tố nghệ thuật (câu văn ngắn, nhịp nhanh; nghệ thuật nhân hóa cùng các từ: réo gần, réo to, gằn, chế nhạo, khiêu khích, van xin, oán trách … khiến nước thácvừa như một sinh thể có hồn sống động, tâm trạng phong phú, tính cách dữ dội vừa như một bản hùng ca tráng liệt của đại ngàn) * Cảm nhận vẻ đẹp sông Đà trong đoạn 2 …Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về… – Nội dung: Đoạn văn miêu tả dáng sông và màu nước sông Đà, qua đó tô đậm vẻ đẹp thơ mộng của con sông Tây Bắc. – Nghệ thuật: chú ý làm rõ hiệu quả thẩm mỹ của các yếu tố nghệ thuật (câu văn dài, nhịp văn chậm rãi, thong thả; ngôn ngữ và hình ảnh gợi cảm: tuôn dài tuôn dài, áng tóc trữ tình, xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ; nghệ thuật nhân hóa làm nổi bật vẻ đẹp mềm mại trữ tình thơ mộng và gợi cảm của dòng sông) -Nhận xét về cảm hứng của Nguyễn Tuân: + Hai đoạn văn là hai nét vẽ hoàn thiện cho vẻ đẹp của dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Đó vẻ đẹp “chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc”. Qua đó thể hiện tình yêu,niềm tự hào về quê hương đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân. + Chất vàng – đó là sự quý hiếm, là giá trị mà con sông mang lại cho con người, cho sự phát triển của đất nước. ~Vẻ hung bạo của Sông Đà làm nên tiềm năng thủy điện dồi dào cho đất nước. ~ Nét trữ tình của dòng sông lại cho miền Tây Bắc tiềm năng phát triển ngành dịch vụ du lịch, thu hút sự tham quan của nhiều du khách thập phương… +Khát vọng tìm kiếm chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc của Nguyễn Tuân đã được thể hiện một cách thành công nhờ vào: ~ Việc khai thác đặc điểm của thể tùy bút- một thể loại cho phép sự tự do trong việc sử dụng tư liệu phong phú về đối tượng và tự do vô bờ trong suy ngẫm, liên tưởng, so sánh bất ngờ, táo bạo… ~ Việc khai thác đề tài-Sông Đà. Đây là một con sông độc đáo, khác thường, ít được đề cập trong các sáng tác trước Nguyễn Tuân. ~ Việc sử dụng vốn tri thức uyên bác thuộc các ngành: địa lí, điện ảnh, âm nhạc, mĩ thuật …giúp con sông hiện lên với nhiều góc độ và vẻ đẹp khác nhau. ~ Việc nhân hóa con sông-biến nó thành một nhân vật với hai nét tính cách đối lập mà thống nhất vừa phản ánh chân thực đặc điểm của Đà giang vừa tạo ra cái phông nền cho sự xuất hiện của con người-người lái đò trên sông Đà. Đây là hình tượng trung tâm mà nhà văn dụng công miêu tả trong tác phẩm…. =>Dựng nên hình tượng dòng sông Đà với hai nét tính cách trên, NT đã chứng tỏ là một cây bút có phong cách rất mực tài hoa, uyên bác. |
1.00
1.00
1,00 |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |||
e. Sáng tạo
Có những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc, biết liên hệ, so sánh |
0,5 | |||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm | ||||
* Lưu ý chung
1. – Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm… Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. – Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. – Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở hai câu làm văn chỉ viết một đoạn văn. – Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. |
||||