I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 12 nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu một văn bản, đoạn tin, đánh giá khả năng tạo lập văn bản nghị luận của học sinh về một tác phẩm, đoạn trích.
- Kiến thức:
Hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, tiếng việt,Tập làm văn.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng.
- Thái độ: Có ý thức hoàn thành tốt bài làm của mình.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức: tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
Đọc hiểu | Phong cách ngôn ngữ văn bản.
|
Từ văn bản HS rút ra được nội dung | Nêu một thông điệp mà mình tâm đắc
Giá trị của thông điệp. |
||
Số câu
|
1 | 1 | 2 | 4 | |
0,5 | 1 | 1,5 | 3.0 | ||
5 % | 10% | 1,5% | 30% | ||
Nghị luận xã hội | Kiểu bài nghị luận xã hội | Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. | Huy động kiến thức về đời sống xã hội làm rõ vấn đề. | Lời văn săc sảo, cảm xúc sâu. | |
Số câu | 1 | 1 | |||
2.0 | 20% | ||||
Nghị luận văn học | . | Tạo lập bài văn nghị luận văn học phân tích một đoạn trích thơ ca.
|
|||
Số câu
|
1 | 1 | |||
1 | 50% | ||||
Tổng số câu
|
1
|
1
|
4
|
||
Tổng số điểm
|
1 | 1 | 8.5 | ||
Tỉ lệ | 0,5% | 10% | 85% | 100% |
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Có ai khen con đẹp. Con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.
Có ai bảo con ngoan. Hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.
***
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang.
Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ.
Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.
Người chìa tay và xin con một đồng.
Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng.
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng.
Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
Con hãy biết khen.
Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.
Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.
Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm,.
Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.
Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.
Đừng khóc than – quỵ lụy – van nài.
Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến – có bầu trời, gió lộng thênh thang.
Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.
Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.
Bạn. Là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.
Thù. Là người quặn đau với niềm vui mà con đang có.
Chọn bạn sai. Cả đời trả giá.
Chọn sai là cả đời trả giá
Bạn hóa thù. Tai họa một đời (…).
(Bùi Nguyễn Trường Kiên, gửi con, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, 2015)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nhà thơ muốn nhắn gửi đến con điều gì qua những câu thơ sau:
Có ai khen con đẹp. Con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.
Có ai bảo con ngoan. Hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.
Câu 3. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?
Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình phụ tử.(khoảng 5- 7 dòng)
LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1(2 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về quan niệm sống được thể hiện trong hai câu thơ sau:
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang.
Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
(Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, tr. 155, 156)
———- HẾT ———
SỞ GD &ĐT QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 TƯ NGHĨA
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNGQUỐC GIA NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: NGỮ VĂN |
|||||||
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) | ||||||||
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |||||
I | ĐỌC HIỂU 3.0 | |||||||
|
1 |
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm |
0.5 | |||||
2 | Nhà thơ muốn nhắn gửi đến con:
Phải biết khiêm tốn. Nỗ lực hoàn thiện bản thân. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng và đủ như đáp án: 1,0 điểm; – Học sinh trả lời 01 trong 02 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm |
1,0 | ||||||
3 | HS có thể lựa chọn một số thông điệp sau và trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp đó
– Con người phải biết khiêm tốn và hoàn thiện bản thân. – Trong cuộc sống con người cần có sự đồng cảm, chia sẻ – Sử dụng những lời khen chê một cách hợp lí.. – …. Hướng dẫn chấm: – Rút ra được thông điệp hợp lí, đúng đắn: 0.75 điểm. - Thông điệp còn chung chung, chưa rõ: 0,5 điểm. – Trình bày quá sơ sài, qua loa: 0,25 điểm – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm |
0,75 | ||||||
4 | HS có thể cảm nhận theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
– Tình phụ tử là một trong số những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc sống. – Tình phụ tử là tình cảm gắn bó máu thịt giữa cha và con. – Con học được nhiều điều từ cha, nhân được tình yêu thương của cha. -…. Hướng dẫn chấm: – Trình bày đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc: 0.75 điểm – Trình bày đầy đủ, còn vài chỗ lủng củng, không mắc lỗi chính tả: 0.5 điểm – Trình bày quá sơ sài, qua loa: 0,25 điểm – Không trình bày hoặc sai : 0 điểm |
0.75
|
||||||
II | LÀM VĂN | 7.0 | ||||||
|
1 | Hãy viết 01 đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về quan niệm sống được thể hiện trong hai câu thơ sau:
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang. Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
|
2.0 | |||||
a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 | |||||||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:Con người sống cần biết đồng cảm và chia sẻ với những nỗi đau của người khác.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0 điểm |
0.25 | |||||||
c. Triển khai nội dung đoạn văn: Học sinh sử dụng kết hợp thông tin có sẵn trong ngữ liệu với chính kiến và trải nghiệm riêng của bản thân để nghị luận. Bài làm của học sinh có thể triển khai trên những gợi ý sau:
– Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, chia sẻ. – Đồng cảm và chia sẻ mang lại niềm tin cho con người – Và khuyến khích mọi người làm việc thiện, giúp con người có lòng vị tha. – Là lối sống đẹp. …. Hướng dẫn chấm: – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm) – Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) – Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận; không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưngphải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
0.75
|
|||||||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0.25 | |||||||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. – Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. |
0.5 | |||||||
LÀM VĂN | 2 | Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ“Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh | 5,0 | |||||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận | 0,25 | |||||||
Mở bài nêu được vấn đề gắn với phạm vi tư liệu, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | ||||||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0,5 | |||||||
Vẻ đẹp trong tình yêu của người phụ nữ qua đoạn thơ: nỗi nhớ và lòng thủy chung.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. – Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. |
||||||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
||||||||
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đối tượng nghị luận (0,25 điểm) | 0,5 | |||||||
* Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
(1) – Sáu câu thơ đầu: –Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: đối lập: lòng sâu-mặt nước, ngày –đêm. –Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức). -Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được). –Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh). -> Cách diễn đạt nỗi nhớ của Xuân Quỳnh thật là độc đáo , nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại , cứ hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt, quay quắt khôn nguôi. (2) – Bốn câu cuối: -Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh –một phương. – Phương bắc, phương nam là phương của đất trời, phương anh chính là phương tâm trạng, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha. Hướng dẫn chấm: – Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. – Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm. – Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm – 1,5 điểm. – Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm – 0,75 điểm |
2,5
|
|||||||
* Đánh giá chung:
– Về nội dung : Nỗi nhớ và thủy chung của người phụ nữ đang yêu – Về nghệ thuật:Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, tương phản góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu- trên mặt nước, dẫu xuôi-dẫu ngược; cách nói ngược: xuôi bắc – ngược nam nhằm diễn tả những khó khăn trắc trở trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. |
0,5 | |||||||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: – Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | |||||||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của Xuân Quỳnh; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. – Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. |
0,5 | |||||||
Tổng cộng | ||||||||
10,0 | ||||||||