9 đề Tây Tiến (đề 7) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ

“…Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu

 

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau- rạn vỡ

 

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió”

 

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

( Thuyền và biển– Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam hiện đại- Chồi biếc 1963)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Xác định hai biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2

Câu 3:  Hiểu như thế nào về hai câu thơ ?

“ Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố”

Câu 4: Anh/chị cảm nhận như thế nào về nội dung đoạn thơ? ( trình bày khoảng 3-4 dòng)

LÀM VĂN ( 7.0điểm)

Câu 1: ( 2.0điểm)

Từ nội dung được rút ra trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng thủy chung trong tình yêu.

Câu 2: ( 5.0điểm)

Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

… Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

                                                 Kìa em xiêm áo tự bao giờ

                                                 Khèn lên man điệu nàng e ấp

                                            Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

     Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

                                                 Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

 Có nhớ dáng người trên độc mộc

   Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…

                     (Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, tr 88,89, NXBGD)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0 điểm
  1 Được viết theo thể thơ: ngũ ngôn ( 5 chữ )  
2 Hai biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2

– Lặp câu:   “Những ngày không gặp nhau”

– Nhân hóa: + Biển bạc đầu thương nhớ

+ Lòng thuyền đau – rạn vỡ

 
3 Hiểu về hai câu thơ: “ Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố”

Nỗi đớn đau của người con gái  khi phải xa cách người yêu, thể hiện tình yêu nồng thắm mãnh liệt.

 
4 Cảm nhận về nội dung đoạn thơ: Đó là sự thấu hiểu nhau, sự nhớ nhung da diết khi xa nhau và cũng là sự thủy chung duy nhất trong tình yêu .  
II   LÀM VĂN 7.0điểm
  1 Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự thủy chung trong tình yêu 2.0điểm
  a, Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc của đoạn văn nghị luận

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

 
  b , Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lòng thủy chung trong tình yêu  
  c , Triển khai nội dung nghị luận:

* Giải thích:

+ Thủy chung: Là sự trước sao sau vậy, không hề thay đổi

+ Thủy chung trong tình yêu: Là tình yêu trước sau như một, không thay đổi, dù hoàn cảnh có đổi thay nhưng vẫn luôn nhớ về nhau, không yêu một người nào khác.

* Những biểu hiện của sự thủy chung trong tình yêu:

Không thay lòng đổi dạ, luôn nghĩ về nhau, dù xa cách nhau về không gian cũng như thời gian nhưng luôn tin tưởng với nhau. Là vợ chồng thì không ngoại tình, là tình yêu nam nữ thì không “bắt cá hai tay”, chỉ duy nhất một người,…

* Bàn luận:

+ Sự thủy chung trong tình yêu là tình cảm tốt đẹp theo đạo lý dân tộc từ xưa tới nay; tạo cho vợ chồng, hoặc trai gái yêu nhau niềm tin lớn, không nghi ngờ lẫn nhau…

+ Lòng thủy chung tạo sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đi đến những chân trời tươi sáng; giúp cho chúng ta có đời sống tinh thần thoải mái, làm việc mạnh mẽ hơn

+ Trong đời sống hiện đại và mãi mãi về sau, mất niềm tin là mất tất cả, mà niềm tin là xuất phát từ sự thủy chung, cho nên sự thủy chung rất quan trọng.

* Mở rộng, liên hệ:

– Bên cạnh việc ca ngợi những tình yêu thủy chung son sắt, ta cũng cần phê phán những con người không có sự thủy chung trong tình yêu: mau thay lòng đổi dạ, ngoại tình, bắt cá hai tay,… Bên cạnh đó cũng cực lực phản đối những lối hành xử thô bạo, dã man, vì ghen tuông mà chém giết không ghê tay, để lại hậu quả đau thương cho người thân.

* Rút ra bài học nhận thức và hành động:

+ Sống thủy chung, son sắt theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Sống trong sáng, lành mạnh, yêu thương lẫn nhau

 

 
     
  2 Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính trong đoạn thơ của Quang Dũng

 

5.0điểm
    a , Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề gắn với phạm vi tư liệu, Thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

 
    b , Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp hào hoa của người lính trong đoạn thơ

 
    c , Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm  
    MB: Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây tiến và đoạn thơ  
    TB: Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:  
    a , Giải thích khái niệm: Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây tiến: là vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, tinh tế lãng mạn, bay bổng, mơ mộng tràn đầy cảm xúc. Vẻ đẹp hào hoa nâng đỡ tinh thần người lính vượt qua mọi thử thách để đến ngày chiến thắng  
    b , Phân tích:  
    * Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây tiến được biểu hiện qua nỗi nhớ về tình quân dân với cảnh đêm liên hoan văn nghệ mang màu sắc phương xa, xứ lạ.

– Một đêm liên hoan văn nghệ nơi núi rừng xa lạ:

+ Đêm liên hoan là đêm hội tưng bừng với hình ảnh “ đuốc hoa” rực rỡ gời những liên tưởng thú vị, tình tứ, mang đến niềm vui rạo rực náo nức lòng người

+ Cụm từ “ bừng lên” như một nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ làm ấm nóng cả núi rừng

– Hình ảnh trung tâm của đêm hội là đuốc hoa, là những thiếu nữ miền sơn cước: Kìa em xiêm áo tự bao giờ

+ Sự kết hợp giữa từ Kìa và cụm từ nghi vấn tự bao giờ bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng, triều mến của người lính Tây tiến

+ Người xem và người diễn ngất ngây trong tiến khèn, trong man điệu đậm chất núi rừng, vừa quyến rũ, bí ẩn vừa tình tứ e thẹn nhưng rất mãnh liệt của các thiếu nữ miền sơn cước

– Con người, cảnh vật như ngả nghiêng, ngây ngất trong những giây phút bình yên

– Dư âm của cuộc chiến tranh bị đẩy lùi, chỉ còn những tâm hồn lãng mạn trong tiếng nhạc hồn thơ. Đây là một kỷ niệm đẹp khó phai mờ trong tâm hồn người chiến sĩ Tây tiến.

 
    Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây tiến được biểu hiện qua ký ức khó phai về khung cảnh thiên nhiên miền Tây trữ tình thơ mộng

– Người đi Châu Mộc chiều sương ấy: thiên nhiên lặng tờ huyền ảo, đậm màu sắc cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển lướt trên con thuyền độc mộc trôi theo dòng thác lũ

– Cảnh không vô tri, vô giác, mà trong gió trong cây như có linh hồn của vạn vật: Có thấy hồn lau nẻo bến bờ, phảng phất buồn, đầy nhớ nhung lưu luyến

– Hình ảnh, bóng dáng con người Tây Bắc hiện lên trong khung cảnh huyền ảo, mờ xa. Dáng người mềm mại bé nhỏ, nhưng kiên cường.

– Hoa trên dòng thác lũ đong đưa, tình tứ như níu giữ cái nhìn say mê của những Người đi châu Mộc chiều sương ấy Bóng người, bông hoa như họa thêm vẻ đẹp cho nhau tạo nên ấn tượng giàu cảm xúc dẫn người đọc vào thế giới của cõi mơ, cõi nhạc.

 
    c , Đánh giá, mở rộng:

–  Với cảm hứng lãng mạn, đoạn thơ đưa người đọc trở về với những phút giây bình yên, hiếm có của thời chiến tranh, và thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại…vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và con người Tây Bắc được cảm nhận qua tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người lính Tây tiến

– Hình tượng người lính Tây tiến vừa kết tinh được vẻ đẹp chung của hình tượng người lính trong những trang thơ thời chống Pháp: có lý tưởng cao cả, đầy ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vừa chứa đựng vẻ đẹp riêng trong thơ Quang Dũng: vẻ đẹp hào hoa. Vẻ đẹp ấy được khắc họa bằng cảm xúc lãng mạn, bay bổng cùng các thủ pháp đặc trưng của bút pháp lãng mạn.

 
       

                     ……………………………..Hết…………………………………

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *