MA TRẬN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
|
Mục lục KỲ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 LẦN 1Bài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ BÀI:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(TheoBáo mới.com;26/ 03/ 2016)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích là gì?
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.
Câu 2 (5.0 điểm)
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Theo sgk Ngữ văn 12, tập 1- NXBGD 2015- Tr 88)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về phong cách thơ Quang Dũng.
—————————- Hết —————————–
Họ và tên thí sinh: ……………………………….Số báo danh: …………….
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | ||
1 | Phương thức nghị luận/ nghị luận | 0,5 | |
2 | Điều cần làm trước mắt là:
– tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; – tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; – nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. (Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 điều thì cho 0,25 điểm) |
0,5 | |
3 | – Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:
+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…; + song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường… |
1,0 | |
4 | – Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.
– Lí giải hợp lí, thuyết phục. |
0,5
0,5
|
|
II
|
Làm văn | ||
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa | 2,0 | |
-Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành |
0,25 | ||
|
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa |
0,25 |
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người…Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua đi…Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ đối mặt với nhiều cám dỗ cuộc đời. Vây phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa?(không nên đưa vào đáp án) + Trau dồi kiến thức, hiểu biết + Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng… + Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện… + Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu + Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân… Từ đó phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân
|
1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận |
0,25 | ||
* Cách cho điểm:
– Điểm 1,75 – 2,0: Xác định đúng vấn đề nghị luận, lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đảm bảo hình thức đoạn văn, có dung lượng 200 chữ (hơn kém không đáng kể); không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, sáng tạo khi hành văn… – Điểm 1,0 – 1,5: Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết lập luận, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đảm bảo hình thức đoạn văn, có dung lượng 200 chữ (hơn kém không đáng kể); có thể sai 2 đến 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… – Dưới 1,0: Chưa biết lập luận, dẫn chứng thiếu cụ thể, dung lượng quá nhiều hoặc quá ít so với yêu cầu 200 chữ. Diễn dạt lủng củng, rời rạc, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… |
|||
2. | Cảm nhận đoạn thơ thứ 2 trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng, từ đó nhận xét về phong cách thơ Quang Dũng | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||
b.Xácđịnhđúngvấnđềcầnnghịluận:Phân tích đoạn thơ thứ 2 trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng,từ đó nhận xét về phong cách thơ Quang Dũng
|
0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng: | 3,5 | ||
1.Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và vấn đề cần nghị luận | 0,5 | ||
2. Cảm nhận đoạn thơ
* Trái ngược với đoạn thơ mở đầu bài thơ, thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ này là một thế giới khác. Đó là những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa, tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng.(không nên đưa vào đáp án) a/ Nội dung * Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” – Với nét vẽ khỏe khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây Tiến và nhân dân địa phương. – Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động: Cả doanh trại bừng sang dưới ánh lửa đuốc bập bùng, tưng bừng hân hoan như một ngày hội. Trong ánh đuốc lung linh, kì ảo, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e thẹn, tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía của những chàng trai Tây Tiến. *. Cảnh sông nước miền Tây Bắcc: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” – Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi… – Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên : “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”. + “Hồn lau” trong thơ của Quang Dũng cũng là “hồn lau” của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. +Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như “có nhớ”, “có thấy”. Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng người… đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống.
*Đánh giá: – Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm năm xưa, để được sống lại với những giây phút bình yên hiếm có của thời chiến tranh. – Quả không hổ danh là một nghệ sĩ đa tài với những câu thơ xuất thần, Quang Dũng đã dâng hiến cho người đọc những dòng thơ, những giây phút ngất ngây, thi vị. Đáp án như bài làm/ Chả thấy người lính đâu? b.Nghệ thuật: -Thể thơ 7 chữ hiện đại, bút pháp lãng mạn -Biện pháp tu từ nhân hóa, phép điệp; hình ảnh mới lạ, độc đáo |
3,0
1,0
1,0
0,5
|
||
Nhận xét phong cách thơ Quang Dũng:
Qua đoạn thơ trên nói riêng và qua bài thơ Tây Tiến nói chung ta thấy nổi bật phong cách thơ Quang Dũng: Đó là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. Thơ ông có sự kết hợp chất hiện thực và chất lãng mạn, với những sáng tạo bay bổng. |
0,5 | ||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm |