9 đề Tây Tiến (đề 1) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hai mươi năm chiến trận đã qua rồi

Tổ quốc lại trao Huân chương Anh hùng cho mẹ

Nỗi đau cũ nguôi ngoai, vinh quang này mới mẻ

Mẹ đã già từ những tháng năm xưa

Ai thay thế được con để mẹ ấm lạnh tuổi già?

Ai thay thế được con để mẹ nhìn thấy mặt?

Ai thay thế được con để mẹ thêm một lần bế ẵm?

Ai thay thế được con để trong sân ríu rít tiếng bà?

Hai mươi năm mẹ vẫn trông chờ

Con sẽ trở về một đêm khuya vắng

Đòi mẹ làm bánh khoai, nấu nồi canh mướp đắng

Thuở chấy rận qua rồi mẹ chỉ ngồi vuốt tóc ngắm con

Hai mươi năm!

Nước mắt khiến mẹ lòa

Lưng mẹ còng hơn!

Đêm đêm chỉ gió về gọi cửa

Chiêm bao có cả màu khói lửa

Sao không về báo mộng ở đâu con!

Giá có cửa nhà để mẹ được thăm nom

Ngày báo tử, đâu phải ngày giỗ mất!

Mẹ vẫn thắp hương trên bàn thờ Tổ quốc

Cầu tổ tiên mình che chở đứa con xa!

(Trích bài thơ Mẹ vẫn chờ,Đoàn Thị Lam Luyến)

Câu 1.Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ ở các dòng thơ sau:

Ai thay thế được con để mẹ ấm lạnh tuổi già?

Ai thay thế được con để mẹ nhìn thấy mặt?

Ai thay thế được con để mẹ thêm một lần bế ẵm?

Ai thay thế được con để trong sân ríu rít tiếng bà?

(câu này không giống với định dạng đề tham khảo 2021 – câu nhận biết)

Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ?

Hai mươi năm!

Nước mắt khiến mẹ lòa

Lưng mẹ còng hơn!

Đêm đêm chỉ gió về gọi cửa

Chiêm bao có cả màu khói lửa

Sao không về báo mộng ở đâu con!

Giá có cửa nhà để mẹ được thăm nom

Ngày báo tử, đâu phải ngày giỗ mất!

Mẹ vẫn thắp hương trên bàn thờ Tổ quốc

Cầu tổ tiên mình che chở đứa con xa!

Câu 4. Hình ảnh người mẹ vẫn chờ con trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Trái tim người mẹ.

           Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:

                                     “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

  Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

 Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ

——————Hết ——————–

ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI CÂU HỎI

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu 3,0
  1 Thể thơ : Tự do 0,5
  2 -Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc : “Ai thay thế được con …”/ Câu hỏi tu từ

-Tác dụng: Tạo nhịp điệu sâu lắng, trăn trở, nhấn mạnh nỗi khát khao được nhìn thấy mặt con của người mẹ có con đã hi sinh vì độc lập dân tộc.

0,5

 

  3 Cách hiểu nội dung các dòng thơ:

– Diễn tả nỗi đau trong tâm can của người mẹ vì đã trải qua hai mươi năm nhưng vẫn chưa tìm thấy mộ và đến ngày mất cũng không biết được ngày nào.

– Gợi tâm trạng xót xa, ngưỡng mộ, cảm phục của nhà thơ với bà mẹ Việt Nam anh hùng.

1,0

 

 

  4 Hình ảnh người mẹ vẫn chờ con trong đoạn trích gợi suy nghĩ :

– Đây là một người mẹ liệt sĩ, tuy đã nhận giấy báo tử con hai mươi năm nhưng vẫn da diết nhớ thương và đau đáu đợi chờ con.

– Suy nghĩ của bản thân: Chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương chiến tranh để lại vẫn chưa lành. Ta biết ơn những anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc được tự do, độc lập. Đồng thời, ta càng tri ân và tự hào những người mẹ vĩ đại đã cống hiến giọt máu cuối cùng cho đất nước.Hình ảnh mẹ vẫn chờ con thể hiện nỗi đau không thể nguôi ngoai trong lòng mẹ, làm cho ta xúc động và suy nghĩ về trách nhiệm quan tâm đến đời sống của những người từng hi sinh cho dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kì.

1,0

 

 

 

 

II   Làm văn  
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Trái tim người mẹ. 2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

0,25

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội với chủ đề: Trái tim người mẹ. 0,25

 

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ chủ đề: Trái tim người mẹ. Có thể triển khai theo hướng sau:

– Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Mẹ mang nặng đẻ đau, chăm nuôi con khôn lớn, gần gũi chia sẻ những buồn vui với con, lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời, hi sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…

-Trái tim người mẹ là đẹp nhất…

– Bài học nhận thức và hành động: Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con.

1,0
d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

0,25

 

2

 

 

 

 

Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

……………………….

 Sông Mã gầm lên khúc đồng hành

Từ đó, nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ

5,0

 

 

 

 

  a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận:Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ. Từ đó nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:  
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận.

0,5
a. Hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ

* Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn:

+ Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: Thân hình tiều tuỵ vì sốt rét rừng của người lính Tây Tiến: không mọc tóc, xanh màu lá

+ Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ: xanh màu lá, dữ oai hùm

+ Trong gian khổ nhưng:

++ Vẫn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn “mộng qua biên giới” –  mộng chiến công, khao khát lập công;

++ “Mơ Hà Nội dáng kiều thơm” – mơ về, nhớ về dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ đất Hà thành thanh lịch.

-> Những hình ảnh thơ thể hiện tâm hồn mộng mơ, lãng mạn của người lính – những chàng trai ra đi từ đất Hà Nội thanh lịch. Những giấc “mộng” và “mơ” ấy như tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt gian khổ để lập nên nhiều chiến công.

* Vẻ đẹp bi tráng:

+ Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng “Đời xanh” cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối.

+ Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến.

+ Họ coi cái chết tựa lông hồng. Sự hy sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ: “anh về đất”.

+ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến.

+  Hàng loạt từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành… gợi không khí tôn nghiêm, trang trọng khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

=>Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa.

* Nghệ thuật:

– Thể thơ thất ngôn, bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn, sử dụng các từ Hán Việt

–  Biện pháp nói giảm nói tránh, ngôn ngữ cường điệu, tương phản, gây ấn tượng, hồn thơ phóng khoáng, tài hoa, lãng mạn đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến

2,5
b. Nhận xét bút pháp lãng mạn của nhà thơ

– QD đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và lãng mạn của mình, sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh ấn tượng để tô đậm những vẻ đẹp độc đáo khác thường, lí tưởng cao cả của người lính. Nhờ bút pháp lãng mạn mà mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đã bị mờ nhòe đồng thời làm nổi bật chất kiêu hùng, hào hoa của người lính Tây Tiến.

– Qua đoạn thơ hiện lên một “cái tôi” hào hoa, phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn của nhà thơ

0,5

 

 

 

  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
  e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II =10,00 điểm  

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *