11 đề Vợ Chồng A Phủ (đề 3) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

 

I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ Văn lớp 12.

Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12, học kì II theo cấu trúc đề thi: Đọc hiểu và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA:

          Hình thức : Tự luận

Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Trước hết phải liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Ngữ Văn lớp 12, thuộc học kì II, sau đó chọn các nội dung cần đánh giá, thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

 

 

Chủ đề

Mức độ Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Phần I. Đọc hiểu

 

Văn bản nghệ thuật

01 bài thơ

– Xác định thể thơ

– Chỉ ra những từ liên quan đến nghề nông trong bài thơ.

 

 

– Hiểu về một số câu thơ trong bài thơ

 

– Bày tỏ quan điểm của bản thân về một vấn đề được nêu ra trong bài thơ và lí giải.

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1,0

10%

1

1,0

10%

1

1,0

10 %

4

3,0

30%

Phần II. Làm văn Câu 1. Nghị luận xã hội

– Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ.

    Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về một vấn đề được rút ra từ văn bản đọc hiểu 2,0
Câu 2. Nghị luận văn học

Vợ chồng A Phủ của  Tô Hoài

    Vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận văn học:  Phân tích nhân vật Mị qua một đoạn trích cho trước. 5,0

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

    2

7,0

70%

2

7,0

70%

Tổng   điểm Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1,0

10%

1

1,0

10%

3

8,0

80 %

6

10,0

100%

 

 

 

ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc bài thơ:

NGUỒN SỮA

Đêm

vầng trăng theo mẹ trên ruộng nhà mình

Ngày

mặt trời theo mẹ trên ruộng nhà người!

Ruộng nhà người có phân có thuốc

ruộng mẹ tôi chỉ bón toàn mồ hôi

bời bời mâm xôi

lúa bán non khi còn vào sữa

mẹ gặt thuê trên mảnh ruộng nhà mình

ba cụm một tay

liềm qua sồn sột

mẹ buốt như cắt phải gót chân

Nguồn mồ hôi mẹ nuôi con bốn năm trời dài dằng

dặc đi qua giảng đường đại học!

Quê người thiết tha mời

con trở về quê hương

mẹ chỉ có mồ hôi

con đôi bàn tay trắng

Con tim cồn cào lửa!

 

(Lưu Văn Din, Những vì sao trong mưa, Nxb Đà Nẵng, 2015, tr. 72)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra những từ liên quan đến nghề nông trong bài thơ trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về những câu thơ sau?

lúa bán non khi còn vào sữa

mẹ gặt thuê trên mảnh ruộng nhà mình

ba cụm một tay

liềm qua sồn sột

mẹ buốt như cắt phải gót chân

 Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Quê hương bắt đầu từ tình mẹ không? Vì sao?

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) cho biết sự hi sinh của cha mẹ mang lại cho con cái điều gì.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:

“Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị cuốn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

– Mày muốn đi chơi à?

Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử cuốn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại”.

(Theo Ngữ Văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 7 – 8)

Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị.

 

 HƯỚNG DẪN CHẤM

 

A.HƯỚNG DẪN CHUNG

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quy trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1 Thể thơ tự do

*Cách cho điểm:

Mức 1: Nêu đúng như trên cho 0,5 điểm.

Mức 2: Nêu sai hoặc không trả lời cho 0 điểm.

0.5
2 Từ liên quan đến nghề nông trong bài thơ: Ruộng, phân, thuốc, lúa, liềm,…

*Cách cho điểm:

Mức 1: Chỉ ra được 2 từ cho 0.25 điểm

Mức 2: chỉ ra được 3 từ trở lên cho 0.5 điểm

Mức 3: Nêu sai hoặc không trả lời cho 0 điểm.

0.5

 

3 – Người mẹ phải hi sinh những thành quả sắp thành của mình,…

– Cuộc sống khó khăn, sự vất vả, nỗi đau mà người mẹ gặp phải,…

– Sự thấu cảm của người con đối với người mẹ,…

– Được thể hiện qua sự chuyển ý bất ngờ, liên tưởng phong phú, giàu tính gợi hình,…

*Cách cho điểm:

Mức 1: Nêu được 1 ý cho 0.25 điểm

Mức 2: Nêu được 4 ý trở lên cho 1.0 điểm

Mức 3: Nêu sai hoặc không trả lời cho 0 điểm.

1.0
4 Học sinh có thể tự do trình bày quan điểm của bản thân. Song, cần đảm bảo suy nghĩ đúng đắn, diễn đạt hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Giáo viên linh hoạt cho điểm.

* Cách cho điểm:

– Thí sinh trả lời câu hỏi: có/ không/ ý kiến khác.

Mức 1: Đưa ra quan điểm rõ ràng cho 0,25 điểm

Mức 2: Không trả lời cho 0 điểm

– Lí giải:

Mức 1: Lí giải sâu sắc, thuyết phục cho 0,75 điểm.

Mức 2: Lí  giải một cách chung chung cho 0,5 điểm.

Mức 3: Lí  giải sơ sài cho 0,25 điểm.

Mức 4: Không lí giải hoặc lí giải không đúng hướng cho 0 điểm.

1.0
II   LÀM VĂN 7.0
  1 Sự hi sinh của cha mẹ mang lại cho con cái điều gì? 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Điều mà cha mẹ mang lại cho con cái từ sự hi sinh của mình.

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ nội dung về điều mà cha mẹ mang lại cho con cái từ sự hi sinh của mình. Có thể theo hướng sau:

– Mang lại cho con cái đời sống vật chất và tinh thần đủ đầy,…

– Tạo điều kiện cho con cái được phát triển toàn diện về mọi mặt, có được thành công, tương lai tươi sáng,…

– Đôi khi sự hi sinh thái quá, mù quáng khiến cho con cái rơi vào thụ động, ỷ lại, vô ơn,…

1.0

 

 

 

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

0.25
2 Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “ Ngày tết … khép cửa buồng lại”. 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “ Ngày tết … khép cửa buồng lại”.

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng đảm bảo các yêu cầu sau:

 
1.Giới thiệu khái quát

– Tác giả, tác phẩm, đoạn trích

 

0.5

 

2. Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “ Ngày tết … khép cửa buồng lại”.

– Khái quát về nhân vật Mị

– Đoạn trích trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”: Đoạn trích miêu tả tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

– Bối cảnh được gợi ra qua từ “Ngày tết” – khi mùa xuân đến. Chính khung cảnh mùa xuân với không gian đậm chất trữ tình đã khơi gợi trong Mị những cảm xúc.

– Rượu chính là tác nhân đánh thức sức sống tiềm tàng trong người con dâu gạt nợ “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”.

– Mị sống lại trong mộng tưởng với những ngày tháng tươi đẹp “lòng Mị đang sống về ngày trước”.

– Mị tự ý thức về bản thân mình còn trẻ, ý thức về quyền được đi chơi ngày tết, ý thức về cuộc hôn nhân đầy bi kịch của mình.

– Mị muốn đi chơi, chuẩn bị đi chơi thì bị A Sử vùi dập phũ phàng.

2.25
3. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị:

+ Tác giả dùng những tín hiệu nghệ thuật như “rượu”, “tiếng sáo” để miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật.

+ Giọng điệu trần thuật: tha thiết, bồi hồi, có khi dòng suy nghĩ của nhân vật và của nhà văn hòa làm một, tạo xúc động cho người đọc.

+ Lời văn trần thuật: lời kể tự nhiên, giàu sắc thái trữ tình,…

+ Đi sâu vào khai thác diễn biến quá trình phát triển tâm lí nhân vật  một cách hợp lí, tự nhiên, không gượng ép, …

+ Thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc văn hóa dân tộc Tây Bắc của nhà văn.

0.5
4. Đánh giá 0.5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0.25
TỔNG ĐIỂM 10

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *