ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 (không kể thời gian giao đề) ************* |
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Kiến thức:
– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 12 theo 2 nội dung: Đọc hiểu và Làm văn ( NLXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS qua hình thức kiểm tra tự luận.
– Cụ thể:
+ Nhận biết và vận dụng hiểu biết về tác phẩm văn học.
+ Nhớ được nội dung khái quát của văn bản đã học.
+ Kĩ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống.
+ Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (XH, VH).
- Kĩ năng:
– Rèn luyện củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận.
– Kĩ năng nắm bắt vấn đề và mở rộng liên hệ một cách sâu sắc .
- Thái độ:
– Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.
– Giáo dục kĩ năng sống:
– Suy nghĩ vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai đoạn văn và tác phẩm văn học.
– Tự nhận thức, xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
HÌNH THỨC KIỂM TRA
Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 120 phút.
- THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ Phần/câu |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
|
Vận dụng | Vận dụng cao | |||
I. Đọc hiểu |
Nhận biết 1 nội dung dựa vào văn bản | Hiểu nội dung của ý nghĩa của câu nói trong văn bản. | Nhận xét, lí giải để thấy được ý nghĩa nội dung vấn đề… | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 01 Số điểm: 0. 5 Tỉ lệ: 5,0% |
Số câu: 02 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15,0% |
Số câu: 01 Số điểm:1.0 Tỉ lệ: 10,0% |
|
II. Làm văn | ||||
Câu 1. NLXH |
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí – Bày tỏ suy nghĩ cá nhân ở mức độ vận dụng hiểu biết XH… |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 01 Số điểm :2,0 Tỉ lệ: 20% |
|||
Câu 2. NLVH |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết 1 bài nghị luận về PT đoạn thơ trong TP | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 01 Số điểm :5.0 Tỉ lệ: 50.0% |
NỘI DUNG ĐỀ THI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản trích đưới đây:
“Tôi ngồi xem bóng đá với vài người bạn và một gia đình Việt kiều Anh. Họ có bốn con, tôi nhìn chúng và nói với bạn tôi: “Thấy không? Bọn trẻ ngồi rất ngoan. Không như mấy đứa nhỏ khác, chúng đi khắp nơi, làm phiền mọi người. Em nên tiếp tục nuôi con kiểu phương Tây này”.
“Jesse, nhìn lại đi. Chúng ngoan vì đang dùng điện thoại đó”.
Tôi nhìn lại và hơi bị sốc. Đúng thật, bốn đứa trẻ đang dùng cả iphone và ipad. Việc cha mẹ cho con tiếp xúc công nghệ khi còn quá nhỏ rất nguy hiểm. Tôi ngao ngán: “Ồ, còn tệ hơn cả thiếu kỷ luật”.
Tiếng Anh có từ “awake”. Nó có nghĩa đen là thức dậy nhưng cũng có nghĩa bóng là tỉnh thức, đừng mê đắm vào điều gì. “Tỉnh thức” là việc thành công trong chống lại sự cám dỗ tinh vi, không bị lạc trong những “mật ngọt” của cuộc sống, không bị mất tập trung vào nhiều thứ luôn được “giăng bẫy” sẵn với con người.
Chúng ta tự tạo ra cho mình và cho lẫn nhau những chiếc bẫy, tự sa vào đó và tự hỏi tại sao cuộc sống không thoải mái. Nhưng điều nực cười là sống lâu trong cái bẫy đó thì lại thành quen, họ đều thấy bình thường. Tôi không nghĩ sống theo tiêu chuẩn của người khác đã thiết kế ra như các chương trình truyền hình, thói quen nạp đường, bia rượu, game, truyền thông xã hội, chạy theo mốt mới… là một cuộc sống ý nghĩa. Tôi nghĩ đã đến lúc ta phải sống với sự tỉnh thức nhiều hơn. Dành thời gian và sự tập trung cho những gì thực sự quan trọng với cuộc đời mình, như sức khỏe, công việc cần thiết, người thân, việc làm ý nghĩa… Đó là cách từ từ để kéo mình ra khỏi đầm lầy…”
Giáo viên Jesse Peterson (Nguyên tác tiếng Việt)
(https://vnepress.net/goc-nhng-tinh-thuc-3770492.html)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu l. Nhân vật “tôi” tỏ thái độ như thế nào trước “bốn đứa trẻ” được thể hiện trong văn bản.
Câu 2. Việc đưa câu “Tiếng Anh có từ “awake” trong văn bản có tác dụng gì?
Câu 3. Tại sao tác giả có quan niệm: Tôi không nghĩ sống theo tiêu chuẩn của người khác đã thiết kế ra như các chương trình truyền hình, thói quen nạp đường, bia rượu, game, truyền thông xã hội, chạy theo mốt mới… là một cuộc sống ý nghĩa.?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với “cách từ từ để kéo mình ra khỏi đầm lầy…”của tác giả không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần văn bản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của “sống tỉnh thức” được gợi ra ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” qua đoạn thơ sau trích trong chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”( Nguyễn Khoa Điềm):
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
————- Hết —————
Ghi chú:
– Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
– Học sinh không được sử dụng tài liệu
Phần/ Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 3.0 |
1 | Nhân vật “tôi” tỏ thái độ : – Lúc đầu: khen ngợi: Bọn trẻ ngồi rất ngoan; – Về sau: “bị sốc” và cảm thấy ngao ngán trước hành động đang dùng điện thoại của bốn đứa trẻ mà không màng đến mọi người, sự việc xung quanh. |
0.5 |
2 | Việc đưa câu “Tiếng Anh có từ awake” có tác dụng cho ta thấy sự đa dạng, đa chiều của sự tỉnh thức cũng như thức tỉnh trước những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Đây là một trong những dẫn chứng tác giả đưa ra để ta biết sự quan trọng của “ sống tỉnh thức ” mà cân bằng mọi thứ, biết được điều gì quan trọng, điều đúng điều sai để từ đó tập trung, điều chỉnh hành vi và thói quen của mình. | 0.5 |
3 | Tác giả có quan niệm như vậy vì: Cuộc sống hiện nay hết sức đa dạng và có nhiều vấn đề xảy ra quanh ta. Ta phải biết làm chủ bản thân, sống theo ý thức, quy tắc chuẩn mực mà mình đặt ra, không nên dựa vào, sống theo tiêu chuẩn của người khác vì có thể nó sẽ làm ta đánh mất chính mình. | 1.0 |
4 | Thể hiện rõ quan điểm của mình: đồng tình hoặc không đồng tình. Tuy nhiên, quan điểm cần phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Gợi ý: Trường hợp đồng ý với quan điểm trên: Cuộc sống vốn luôn vận động, chúng ta thường chịu áp lực nặng nề với những lo toan. Vậy nên, để cân bằng cuộc sống, ta cần làm cho bản thân mỗi ngày được vui vẻ, hạnh phúc.Và hạnh phúc nhất khi sống được là chính mình, tập trung những việc được cho là quan trọng, cần thiết chứ không phải là lúc nào cũng nghĩ đến những thứ vô bổ. Để được sống một cách tỉnh thức, có lẽ ta không chỉ sống vì mình mà còn biết quan tâm đến người thân, làm những việc ý nghĩa. Đó là lẽ sống và cũng là cách tối ưu để bản thân thoát khỏi đầm lầy của sự nhàm chán. |
1.0 |
II | Làm văn | |
1 | Từ nội dung đoạn trích ở phần văn bản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của “sống tỉnh thức” được gợi ra ở phần Đọc hiểu. | 2.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) |
0.25 |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: suy nghĩ về ý nghĩa của “sống tỉnh thức”. | 0.25 |
|
c. Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ suy nghĩ về ý nghĩa của “sống tỉnh thức” * Giải thích: Sống tỉnh thức là gì ? Lối sống tỉnh thức là sống tỉnh táo, không mê muội, đắm chìm vào những thứ vô bổ, không quan trọng. Người tỉnh thức mà người biết đâu là đúng, đâu là sai trái, không ảo tưởng về bản thân và cuộc đời; không nhầm lẫn mộng tưởng với thức tại; không còn mê muội, mơ hồ, nhưng là người nhận biết mình đang biết: biết về thực trạng của bản thân mình. Người sống thức tỉnh còn là người biết sống lành mạnh, trân quý từng giây từng phút trôi qua, sống hết mình, sống không hối tiếc. * Bình luận: – Với sự phát triển của xã hội ngày nay, việc giới trẻ luôn sống với công nghệ thông tin là một điều không còn xa lạ. Chúng luôn vùi mình vào điện thoại, laptop để rồi quên đi những điều xung quanh. Đó chính là lối sống mê muội, thiếu sự tỉnh thức; – Mỗi ngày bước ra ngoài là một bài học mới, nhưng con người lại quá thờ ơ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, không quan tâm đến sở thích của bản thân mà chỉ mãi đắm chìm trong thế giới mà người khác đặt ra quy tắc, khuân mẫu; – Thật hạnh phúc biết bao khi con người ta được sống tỉnh táo với bản thân, được làm những điều mà bản thân cho là hạnh phúc, cần thiết đối với mình. Dường như chỉ khi con người sống tỉnh thức, thoát ra được cõi u mê, không bị lôi cuốn bởi những khuân mẫu quy tắc mà người khác sắp đặt thì họ sẽ hạnh phúc, thì đó mới chính là cuộc sống mà mỗi người mong ước. – Con người sống tỉnh thức là dám vượt lên khuôn mẫu, dám khác biệt, dám ước mơ và dám cháy hết mình vì khát vọng của mình. – Sống tỉnh thức là khi chúng ta biết độc lập, biết tự bước đi trên con đường của mình mà chẳng cần ai nâng đỡ hay đi theo dấu chân đã cũ. – Sống tỉnh thức là người biết vượt lên những cám dỗ, những vũng lầy của cuộc sống, biết sống cho những người thân yêu. Biết san sẻ cho mọi người, sống vì mọi người. * Chứng minh – Dẫn chứng: Harland Sanders- cha đẻ của món gà rán KFC, là người thất bại nhiều lần nhưng ông có thái độ sống tỉnh thức, không chùn bước trước khó khăn mà mạnh mẽ tiếp tục thực hiện ước mơ của mình. Ông đã thành công với món gà rán, hiện là món chính trong thực đơn của chuỗi nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng thế giới KFC. * Ý nghĩa – Khi con người ta sống thức tỉnh sẽ tạo ra một lối sống tích cực cho bản thân và mọi người; dễ dàng cảm nhận được dư vị của cuộc sống, sống có ý nghĩa hơn. Sống được làm chính mình, sống một cách tích cực nhất để không uổng phí thời gian sống. * Phê phán: – Bên cạnh những người sống tỉnh thức là một bộ phận thanh niên hiện nay sống u mê, lạm dụng công nghệ, để cho công nghệ điều khiển bản thân, sống theo khuôn mẫu, không có chính kiến. Sống không hết mình, sống hời hợt với đời, với bản thân và mọi người. * Mở rộng – Khi chúng ta vượt lên khuôn mẫu mà người khác áp đặt, ta cần phải chắt lọc, tìm hiểu mặt đúng, mặt sai để sửa chữa và áp dụng vào bản thân mình, chứ không hoàn toàn bác bỏ ý kiến của người khác. Sống thức tỉnh là để nhìn nhận cuộc đời bằng con mắt đa chiều chứ không phải mà phủ nhận ý kiến của người khác để nâng bản thân lên. * Bài học nhận thức và hành động: – Là học sinh, chúng ta cần có ước mơ, hoài bão, sống theo chuẩn mực đạo đức , sống vì người khác, vì sự phát triển của cộng đồng. – Hãy sống một cách tỉnh thức để cảm nhận được những vẻ đẹp, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, tránh u mê trước những điều xấu trong xã hội. |
1.00 | |
d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
0,25 | |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) |
0,25 | |
2 | Cảm nhận tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” qua đoạn thơ: Khi có giặc người con trai ra trận …………………….. Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm) |
5,0 |
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
0,25 | |
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”qua đoạn thơ trích trong chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”. |
0,25 | |
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận 0.25 – Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm; trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn trích Đất Nước; + Nguyền Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, những con người có ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình đối với cuộc chiến đấu của dân tộc. + Đoạn trích Đất Nước thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn diện từ cái tôi tự ý thức của thế hệ những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thức, niềm tin và niểm tự hào dân tộc. Theo đó, đất nước là nơi hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm nên đất nước. – Nêu vấn đề cần nghị luận: Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”, khằng định vai trò của nhân dân trong việc làm nên lịch sử, truyền thống dựng nước và giữ nước thể hiện qua đoạn thơ sau : “ Khi có giặc người con trai ra trận …………. Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. ” II.Thân bài: 3.50 1. Khái quát tác phẩm, vị trí đoạn thơ: – Trường ca ”Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974; – Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược – Đoạn trích ”Đất Nước” (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. Đoạn thơ thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” thuộc phần 2 của chương Đất Nước. 2. Cảm nhận tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” qua đoạn thơ: a. Về nội dung: -“Đất Nước của Nhân Dân” là đất nước do nhân dân xây dựng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy – Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị: Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh + Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước. Họ là những con người lao động cần cù chăm chỉ, nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm thì chính họ trở thành những người anh hùng cứu nước. + Người con trai ra trận, người con gái ở hậu phương cũng góp sức lực, đảm đang nuôi con để người chồng yên lòng đánh giặc. Nhưng khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, đó là hành động tất yếu để bảo vệ mái nhà và bảo vệ quê hương. + Nhà thơ đã khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng và có lòng căm thù gặc sâu sắc. Đó là truyền thống được phát huy từ đời này sang đời khác. Chính bằng sự đóng góp một cách tự nhiên đó mà họ đã làm nên lịch sử- truyền thống lâu đời của đất nước. – Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất nước: Nhiều người đã trở thành anh hùng ……………………………………….. Nhưng họ đã làm ra Đất Nước + Hình ảnh “người người lớp lớp”, “bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đông đảo tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. + Những con người anh hùng vô danh ấy có một cuộc sống thật giản dị, chết bình tâm, cống hiến và hy sinh một cách tự nguyện, vô tư, thầm lặng cho Đất Nước. Mặc dù không ai nhớ mặt đặt tên nhưng công lao của họ thật to lớn và đầy ý nghĩa, chính họ đã làm ra Đất Nước. Họ là anh hùng vô danh nên người đời dễ quên. Họ đã cống hiến hi sinh âm thầm lặng lẽ nên chúng ta càng phải nhớ. Bằng những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ khẳng định chắc chắn và chặt chẽ về tư tưởng “Đất Nước” của nhân dân. b. Nghệ thuật – Thể thơ tự do, những câu thơ dài ngắn khác nhau thể hiện rất linh hoạt những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình, giọng điệu trữ tình đan xen chính luận sâu lắng thiết tha. – Vận dụng đa dạng vốn văn hóa dân gian… – Ngôn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm, có sức khái quát cao…. III. Kết bài: 0.25 – Tóm lại vấn đề đã nghị luận – Cảm nghĩ bài học cuộc sống từ đoạn thơ: xác định lí tưởng sống cao đẹp, tình yêu đất nước, lòng biết ơn với thế hệ cha anh. |
4.00 | |
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,25 | |
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |
0,25 |
……………….Hết……………