Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 30 Việt Bắc Tố Hữu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
   TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH

 
ĐỀ CHÍNH THỨC
       ( Đề có 02  trang )

ĐỀ THAM KHẢO THI TN THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120  phút, không kể thời gian giao đề
 

ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Nghĩa cử ấm áp tình người trên mảnh đất hình chữ S đã khiến truyền thông quốc tế ngỡ ngàng và dành không ít lời khen ngợi.
Đánh giá về sáng kiến “ATM gạo,” kênh Truyền hình CNN của Mỹ ngày 13/4 chạy dòng tin “một chiếc máy cho ra gạo miễn phí – một điều khó tin – nhưng những chiếc ATM gạo như thế đã được lắp đặt tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam để hỗ trợ cho người gặp khó khăn trong dịch bệnh.”
Trên mạng Twitter, nhà văn Mỹ Marianne Williamson dẫn bài báo ca ngợi sáng kiến “ATM gạo” tại Việt Nam trên CNN và khẳng định: “Đây là ý tưởng mà chúng ta nên thực hiện.”
Mới đây, tờ International Business Times (Mỹ) cũng có bài viết bày tỏ sự ấn tượng về cây “ATM gạo” tại Việt Nam và ví đây là “một cách khéo léo” để hỗ trợ những người gặp khó khăn vì dịch bệnh.“Việt Nam không phải đất nước phát triển nhất thế giới nhưng chắc chắn là một trong những quốc gia nhân ái nhất.” Một độc giả người nước ngoài đã bình luận như vậy dưới bài viết đăng trên tờ báo The Straits Times của Malaysia về những cây “ATM gạo” của Việt Nam. Hơn cả lương thực, những chiếc máy này đang cho đi sự tử tế, lan tỏa lòng tốt của người Việt ra thế giới.
Những hành động thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân đã phần nào làm vơi bớt khó khăn của người dân nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến cam go chống đại dịch Covid-19.
Những việc làm này cũng thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” từ ngàn đời nay của dân tộc ta; tiếp thêm sức mạnh để toàn dân chung sức, chung lòng quyết tâm vượt qua hoạn nạn. Điều quan trọng là sau khi dịch bệnh đi qua, tinh thần tương thân tương ái sẽ tiếp tục duy trì, phát huy để người nghèo được hỗ trợ, tự vươn lên trong cuộc sống.
(Theo Ngọc Nhi, Báo Bắc Giang: http://babacgiang. ngày 24/4/2020)
Câu 1/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2/ Theo tác giả, những hành động thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân đã mang lại những ý nghĩa xã hội nào?
Câu 3/ Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Hơn cả lương thực, những chiếc máy này đang cho đi sự tử tế, lan tỏa lòng tốt của người Việt ra thế giới?
Câu 4/ Anh/chị có đồng tình với ý kiến“Việt Nam không phải đất nước phát triển nhất thế giới nhưng chắc chắn là một trong những quốc gia nhân ái nhất.”? Vì  sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn ý nghĩa của chân lý “cho đi là còn mãi”.
Câu 2 (5.0 điểm)
– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
– Ta với mình, mình với ta 
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình 
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
(Việt Bắc – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12, tập Một)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.
 
————–Hết—————
    

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH

 
 

               HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO
NĂM HỌC: 2019-2020
Môn: NGỮ VĂN

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Phong cách ngôn ngữ: báo chí 0.5
2 Theo tác giả, những hành động thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân đã mang lại những ý nghĩa xã hội:
+ Làm vơi bớt khó khăn của người dân nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến cam go chống đại dịch Covid-19.
+ Thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” từ ngàn đời nay của dân tộc ta.
+ Tiếp thêm sức mạnh để toàn dân chung sức, chung lòng quyết tâm vượt qua hoạn nạn.
+ Điều quan trọng là sau khi dịch bệnh đi qua, tinh thần tương thân tương ái sẽ tiếp tục duy trì, phát huy để người nghèo được hỗ trợ, tự vươn lên trong cuộc sống.
0.5
3 Câu Hơn cả lương thực, những chiếc máy này đang cho đi sự tử tế, lan tỏa lòng tốt của người Việt ra thế giới có thể hiểu là:
+ Những chiếc máy “ATM gạo” đã cung cấp lương thực cho những người dân nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội,vơi bớt khó khăn trong mùa dịch.
+ Những chiếc máy “ATM gạo” đã lan tỏa tình người, tinh thần dân tộc Việt ra  khắp thế giới.
-> Những chiếc máy “ATM gạo” không chỉ cho đi vật chất , nhu yếu phẩm trong mùa dịch mà còn biểu hiện của tấm lòng nhân ái, sự tử tế và có sức lan tỏa những việc làm đẹp, nghĩa cử đẹp ra khắp thế giới.
1.0
4 – Đồng tình, vì:
+ Đất nước chúng ta xét về mặt phát triển kinh tê  không phải là một trong những nước phát triển nhất, Việt Nam ở nhóm nước đang phát triển.
+ Chúng ta chắc chắn là một trong những quốc gia nhân ái nhất vì: Dân tộc từ xưa đến nay vẫn luôn có tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” và trong đại dịch Covid-19, những chiếc máy “ATM gạo”, những hành động thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân đã minh chứng cho điều đó.
1.0
II   LÀM VĂN  
1     2.0
    a.Đảm bảo yêu cầu  về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 
0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
– “Cho” là cho đi vật chất hoặc tinh thần. “Còn mãi” là vẻ đẹp của tình người, là cái đẹp thiên lương còn lại.
– Ý nghĩa của chân lý “cho đi là còn mãi”.
+ Khi ta cho đi, ta đã làm cho người được nhận cảm thấy ấm áp, tự tin. Cuộc đời luôn có những bất hạnh, cho đi một phần mình có là san sẻ bớt một chút gánh nặng với những người kém may mắn hơn.
+ Cho đi sẽ góp phần làm con người xích lại gần nhau, tình yêu thương được lan tỏa; con người sẽ biết sống vì nhau.
+ Chính lúc cho đi là lúc ta nhận lại được nhiều nhất (nhận lại nụ cười, nhận được cảm ơn, nhận được niềm vui nơi ánh mắt của người được ta cho…)
+ Từ việc cho đi của một người, lan tỏa những hành động yêu thương đến những người khác. Điều đó sẽ tạo nên một xã hội tốt đẹp.
+ Cho đi sẽ làm nên nhân cách của mỗi con người. Người luôn biết cống hiến, hi sinh, biết cho đi luôn được mọi người yêu mến và kính trọng. Ngược lại chỉ biết sống cho riêng mình, sống ích kỷ hẹp hòi thì sớm muộn cũng bị mọi người xa lánh.
1.0
 
 
d.Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt  mới mẻ
0.25
2 – Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
……………………………
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
(Việt Bắc – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12, tập Một)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.
 
5.0
  a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách  nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau
 
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 0.5
* Cảm nhận vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ:
– Đoạn thơ gồm lời hỏi và lời đáp của người ở lại (nhân dân Việt Bắc) và người ra đi (người cán bộ cách mạng), thể hiện tình cảm sâu sắc, đậm đà, gắn bó.
– Tình cảm của người ở lại
+ Đoạn thơ đầu gồm mười hai dòng thơ thể hiện tình cảm đậm đà, đằm thắm của người ở lại dành cho người ra đi. Đoạn thơ nhắc lại kỉ niệm của những ngày Cách mạng còn non yếu, tuy tươi vui, lạc quan nhưng cũng lắm gian nan, cơ cực. Càng gian khổ lại càng nghĩa tình tấm lòng của người dân đối với Cách mạng, với kháng chiến thật “đậm đà lòng son”, thuỷ chung ân nghĩa, người cán bộ về xuôi chỉ xa cách về không gian địa lý nhưng không có sự xa cách trong tâm hồn; “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” từ nay đã trở thành một phần máu thịt của người đi…
+ Nghệ thuật: điệp từ “nhớ”, ngắt nhịp đều đặn, hình thức hỏi, vận dụng nghệ thuật tiểu đối tài tình làm cho đoạn thơ có nhạc tính réo rắt ngân vang, ngôn ngữ giản dị…
– Tình cảm của người ra đi:
+ Đoạn thơ thứ hai là lời đáp của người ra đi khẳng định tình cảm thuỷ chung của mình, người cán bộ kháng chiến về thành phố nhưng không bao giờ quên ngày tháng quá khứ (mặn mà, đinh ninh) mãi mãi, gắn bó, thuỷ chung với Việt Bắc, tình cảm không bao giờ phai nhạt (chảy mãi như nước nguồn)…
+ Nghệ thuật: phép tiểu đối, sử dụng từ láy, vận dụng lối ví von so sánh của ca dao dân ca mang lại âm hưởng ngọt ngào da diết.
Tình cảm giữa nhân dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng trong đoạn thơ mang ý nghĩa khẳng định, ngợi ca tình cảm quân dân cao đẹp, là nguồn gốc thành công và là sức mạnh của kháng chiến.
*Nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu:
– Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt Bắc, thơ Tố Hữu nói chung đều thể hiện tính chất trữ tình chính trị sâu sắc: nói đến sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa lớn lao, nói đến những tình cảm lớn nhưng lại dùng lối đối đáp của một cuộc trò chuyện tâm tình, giọng thơ thiết tha, sâu lắng…
– Tính chất trữ tình chính trị làm nên tầm vóc sử thi của thơ Tố Hữu, sự gắn bó của thợ ông với vận mệnh của dân tộc, thể hiện lòng yêu nước và nhiệt huyết cứu nước, quyết tâm dùng thơ ca làm vũ khí đấu tranh cách mạng của nhà thơ.
 
2,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,75
 
d.Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt  mới mẻ
0.5
TỔNG ĐIỂM 10.0

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *