Đề thi bán kì Ngữ văn lớp 11 theo định hướng PTNL có ma trận đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI BÁN KỲ I
 MÔN NGỮ VĂN 11 
Năm học 2019– 2020   
 
MỤC TIÊU:
1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của những bài đã học.
Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
HÌNH THỨC:
Tự luận
Theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia và đặc điểm môn Ngữ văn, phần làm văn cũng được phân loại cụ thể mức độ nhận thức và năng lực để đánh giá của học sinh qua hướng dẫn chấm.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:      
 

                Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
I. ĐỌC HIỂU
Ngữ liệu trích dẫn tập trung vào các chủ đề:
– Bài học về tinh thần giúp đỡ.
– Tái hiện khái quát lại thông tin nổi bật, có ý nghĩa được nêu ở ngữ liệu Lý giải ý nghĩa đơn vị ngôn ngữ hoặc phần thông tin nổi bật được đề cập Thể hiện quan điểm riêng của bản thân về vấn đề được nhắc ở ngữ liệu.    
 
 
 
 
 
Số câu: 3 – 4
Tỉ lệ: 30%
5% = 0,5 điểm 15% = 1,5 điểm 10% = 1,0 điểm   3,0 điểm
II. LÀM VĂN 
1. Viết đoạn văn nghị luận xã hội
 
 
 
 
 
2. Viết bài văn nghị  luận văn học
 
 
 
     
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vấn đề được nêu ở phần đọc hiểu
 
 
 
 
 
 
 
Viết bài văn nghị luận văn học về cảnh ngộ, khát vọng của tác giả Hồ Xuân Hương trong Tự tình (bài II)
 
Số câu: 2
Tỉ lệ: 70%    
    20% = 2,0 điểm 50% = 5,0 điểm 7,0 điểm
Tổng cộng 5% = 0,5 điểm 15% = 1,5 điểm 30% = 3,0 điểm 50% = 5,0 điểm 10 điểm

 
 
 
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
 TRƯỜNG THPT BÌNH MINH
——&——
ĐỀ THI BÁN KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
Năm học 2019-2020    
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)         
Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Văn bản 1
Một người nô lệ tên Androcles, một ngày nọ trốn thoát khỏi chủ nhân của mình và chạy trốn vào rừng.
Khi đang đi lang thang trong khu rừng, anh ta chợt thấy một con sư tử nằm đó rên rỉ và than vãn. Thoạt đầu, anh ta quay lại bỏ chạy, nhưng sau đó,nhận ra rằng con sư tử không đuổi theo mình, anh quay lại và đến bên nó.  Khi anh đến gần, con sư tử đưa cái chân sưng tấy và chảy máu của nó ra, Androcles thấy có một cái gai lớn đâm vào chân nó, gây ra vết thương. Anh rút cái gai nhọn ra và băng bó cho nó, sư tử bớt đau, ngồi dậy liếm tay anh giống như một chú chó. Rồi nó đưa Androcles đến hang động nơi nó ở, hàng ngày, nó đem thịt mình săn được đến cho anh. Nhưng không lâu sau đó, cả Androcles và sư tử đều bị bắt, anh nô lệ bị kết tội ném vào chuồng cho sư tử ăn, sau khi con sư tử bị bỏ đói vài ngày.
Vua và tất cả quan tòa xét xử đều đến xem cảnh tượng ấy, Androcles bị đưa ra giữa trường đấu. Ngay lập tức, sư tử được thả ra khỏi chỗ nhốt, gầm rống và phóng về phía nạn nhân. Nhưng khi đến gần, nó nhận ra bạn của nó, Androcles, sư tử mừng rỡ vẫy đuôi, và liếm tay Androcles như chú chó với vẻ thân thiện.
Vua ngạc nhiên vì điều đó, cho gọi Androcles lại, anh đã kể cho nhà vua mọi chuyện. Người nô lệ đã được tha thứ và trả tự do, còn sư tử thì lại được thả về rừng nơi nó từng sống.
(NGỤ NGÔN AESOP)
Văn bản 2  
Phần lớn chúng ta đều có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. Cuộc sống là muôn màu, vì thế, không phải lúc nào chúng ta cũng tự biết cách xoay xở mọi thứ. Biết được khi nào cần đến sự giúp đỡ, và biết tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đâu, đó là những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi người.
Một số người vẫn luôn chối từ sự giúp đỡ vì không thích cái cảm giác bản thân mình bất lực, phải cậy nhờ vào người khác. Số khác tuy không khước từ, nhưng điều đó lại khiến họ vô cùng buồn bực vì họ cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương. Vì vậy, có những lúc bạn hào phóng ban tặng sự giúp đỡ cho những người đang thực sự cần nó, nhưng đừng quá ngạc nhiên vì họ có thể sẽ đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị tổn thương. Tất cả những biểu hiện đó, nếu có, là do họ đang phải vật lộn với lòng tự tôn cũng như sự kiêu hãnh của chính mình. Họ đang tìm mọi cách né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc, rằng mọi vic đang diễn ra không theo mong đợi.    
Vì vậy, hãy cân nhắc, thận trọng với thịnh tình của chính mình. Nếu muốn giúp đỡ một ai đó, trước hết, bạn phải học cách thể hiện thiện chí.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí về cuộc sống,
 NXB Trė, 2008, tr.132-133)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của mỗi văn bản trên.
Câu 2. Theo anh/chị, chủ đề chung của hai văn bản trên là gì?
Câu 3. Anh/chị rút ra được bài học cuộc sống nào ở văn bản 1?
Câu 4. Trong văn bản 2, tác giả đề cập đến nghịch lí nào? Việc nhận ra nghịch lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
Câu 5. Theo anh/chị, có nên lúc nào cũng hào phóng ban tặng sự giúp đỡ không? Vì sao?
 
LÀM VĂN (7, 0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp người khác.
 
Câu 2 (5,0 điểm).
Tự tình (bài II) là tiếng than về cảnh ngộ bất hạnh, cũng là tiếng nói đầy bản lĩnh của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.        
Anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên qua bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.
 
————–HẾT————-

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
 TRƯỜNG THPT BÌNH MINH
HDC ĐỀ THI BÁN KỲ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
 

 

Phần Câu                                                   Nôi dung̣      Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 VB1: Tự sự
VB2: Nghị luận
0,25
0,25
2 chủ đề chung của hai văn bản:
 Sự giúp đỡ/ tinh thần hỗ trợ, cứu giúp người khác khi gặp khó khăn, nguy hiểm. 
0,5
3 Bài học cuộc sống ở VB1
Khi giúp người khác trong hoạn n‌ạn, khó khăn; ta có thể được báo đáp lại, nhận lại những điều tốt đẹp./…
 
0,5
 
  4 Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến nghịch lí: những người nhận được sự giúp đỡ đôi khi lại phản ứng gay gắt, làm tổn thương chính người giúp mình. Việc nhận ra nghịch lí đó là cần thiết vì giúp ta thấu hiểu hoàn cảnh, tâm trạng của người khác để có cách ứng xử phù hợp. 0,5
  5 Có thể đề xuất những thái độ khác nhau, miễn sao là thái độ đúng đắn nhất nên giúp đỡ người khác trong khả năng có thể của mình một cách chân thành vô tư/
không nên lúc nào cũng hào phóng ban tặng sự giúp đỡ, vì lòng tốt phải được đặt đúng chỗ, đúng người thì mới có ý nghĩa.
1,0
  Lưu ý chung: HS có thể nêu quan điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp, cách nhìn đúng đắn và tính trong sáng khi diễn đạt. Bám sát chủ để của ngữ liệu…
II   LÀM VĂN 7.0
  1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tính kỷ luật trong cuộc sống. 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh cóthể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoăc̣ song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp người khác.
 
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luận ̣ theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý vấn đề được yêu cầu.
Sau đây là một số gợi ý:
– Khi muốn giúp người khác, ta cần biết cách thể hiện thiện chí. Trước hết, phải thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của người khác để đưa ra cách giúp đỡ phù hợp
– Giúp đỡ bằng sự chia sẻ, chân tình chứ không bằng sự thương hại, ban ơn, tránh gây tổn thương cho người được giúp đỡ…
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.25
2 Làm sáng tỏ ý kiến: Tự tình (bài II) là tiếng than về cảnh ngộ bất hạnh, cũng là tiếng nói đầy bản lĩnh của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiêụ được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
 
* Giới thiêu ngắn gọ n về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 0.5
* Tiếng than về cảnh ngộ bất hạnh:
Cuộc đời Hồ Xuân Hương gặp nhiều ngang trái, trắc trở trong tình yêu. Tác phẩm của bà vừa là bức chân dung tự họa của chính nhà thơ, vừa là tiếng nói đề cao vẻ đẹp, giá trị, khát vọng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Nỗi xót xa, đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ một mình giữa đêm khuya, nhìn thấy số phận bất hạnh của mình trong hình ảnh vầng trăng – tuổi “xế” chiều mà tình duyên vẫn hẩm hiu, lận đận, “chưa tròn” – không trọn vẹn.
– Sự thở dài ngao ngán trước sự trôi chảy tàn nhẫn của thời gian, thấm thía cái bi kịch tuổi xuân, nét trẻ trung mất mát dần.
– Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi vào bi kịch.
 
* Tiếng nói đầy bản lĩnh của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
– Tự mỉa mai, giễu cợt chính mình hiên ngang chống chọi cái ngang trái của cuộc đời
– Nỗ lực mọi cách tìm đường giải thoát nỗi cô đơn, bất hạnh.
– Gồng mình  để chống trả kịch liệt số phận. Đó chính là thái độ phản kháng mạnh mẽ của nữ sĩ trước thực tại đau buồn. Đằng sau sự phản kháng mạnh mẽ ấy là khao khát sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của nữ sĩ. Bản lĩnh cứng cỏi, không chịu đầu hàng số phận của người phụ nữ cá tính.
– Với ngôn từ giản dị, tự nhiên nhưng cũng sắc sảo, với các biện pháp nghệ thuật đảo, đối, dùng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình…và nghệ thuật tăng tiến, bài thơ thể hiện tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước duyên phận, nhưng vẫn cố gắng vươn lên bằng khát khao sống, khát khao hạnh phúc mãnh liệt, tuy vẫn rơi vào bi kịch. Tuy thế, âm hưởng thơ vẫn âm ỉ niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi.
2,5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5
HẾT  

 
 
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *