Đề thi Ngữ văn lớp 11 theo định hướng PTNL có ma trận đáp án

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TTC
TRƯỜNG TH, THCS, THPT
TRỊNH HOÀI ĐỨC
       KIỂM TRA TẬP TRUNG
Môn: Ngữ Văn – Lớp: 11– Năm học: 2018 – 2019
Thời gian: 90 phút
 
 

CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI TRƯỚC CMT8-1945
 
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

  1. Kiến thức
  • Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn hiện đại trước CMT8
  • Hiểu một số đặc điểm cơ bản của truyện ngắn hiện đại trước CMT8
  • Nắm được các yếu tố về nội dung, nghệ thuật (từ mức độ thấp đến mức độ cao)
  • Biết cách đọc – hiểu một văn bản theo đặc trưng thể loại
  • Năm bắt thêm về các vấn đề xã hội từ đó có cách ứng xử đúng.
  1. Kĩ năng: Vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận
  2. Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản thơ lãng mạn theo đặc điểm thể loại
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
PHẦN 2: KHUNG NĂNG LỰC

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
– Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại – Lí giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng hình tượng và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – Vận dụng hiểu biết về tác giả để phân tích lí giải nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả
– Nhận diện cách miêu tả, trình tự miêu tả. – Hiểu được ảnh hưởng của cách viết đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản
– Nắm được nội dung của tác phẩm, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo – Hiểu được mối liên hệ giữa các hình ảnh, sự kiện – Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại
– Nhận diện hệ thống các hình tượng chính trong tác phẩm – Phân tích, lí giải về đặc điểm của hình tượng. Khái quát được nét tiêu biểu của hình tượng – Trình bày cảm nhận về hình tượng, về tác phẩm Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân

 
PHẦN 3. MA TRẬN Đ

     Mức độ
Chủ đề
Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số
I. Đọc hiểu – Nhận diện phương thức biểu đạt
– Xác định các từ/cụm từ
– Hiểu được ý nghĩa câu nói/vấn đề đặt ra
– Rút ra được thông điệp, lí giải phù hợp
   
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
5%
3
2.5
2.5%
4
3,0
30%
II. Làm văn
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
    Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn nghị luậnvề một tư tưởng đạo lí  
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
    1
2,0
20%
1
2,0
20%
II. Làm văn
1. Hai đứa trẻ
(Thạch Lam)
2. Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân)
      Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận văn học về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.  
 
 
 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
      1
5,0
50%
1
5,0
50%
 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
5%
3
2.5
2.5%
1
2,0
20%
1
5,0
50%
7
10,0
100%

PHẦN 4: NỘI DUNG ĐỀ
Phần 1: ĐỌC- HIỂU(3 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hấy cố gắng tìm kiểm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.
 (Trích Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, theo http://www.vnexpress.net, ngày 26/8/2011)
Câu 1: Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ(0,5 điểm)
Câu 2: Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn? (0,75 điểm)
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý?(0,75 điểm)
Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?(1,0 điểm)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:  (2.0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cách duy nhất đểthành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
Câu 2(5.0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau để thấy được tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
( Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, Trang 146)
PHẦN 5: HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THANG ĐIỂM
PHẦN I:
ĐỌC – HIỂU
Câu 1: HS nêu được 05 trong số các cụm từ: “đừng mất lòng tin”, “đừng bỏ cuộc”, “hãy cό gắng”, “hãy tiếp tục”, “hãy yêu việc mình làm”, “đừng từ bỏ”… 0,5
Câu 2: HS trình bày cách hiểu của mình một cách hợp lí, thuyết phục. Tham khảo các cách trả lời sau
– Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.
– Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến chúng ta thất bại.
 
0,75
Câu 3: Tham khảo cách trả lời sau
Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là một công việc hoặc một con người. Đó là công việc/ con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.
0,75
Câu 4: HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:
– Phải luôn có lòng tin vào những việc mình làm.
– Phải yêu quý những công việc mình làm.
– Không được bỏ cuộc khi thất bại.
– Hãy kiên trì và cố gắng liên tục.
1.0
 
 
  LÀM
VĂN
– Học sinh viết một đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của một đoạn văn. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có lập luận hợp lí, thuyết phục, bày tỏ quan điểm rõ ràng, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Sau đây là gợi ý:
– Đồng tình với ý kiến: lập luận cần theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu đối với công việc (tin rằng đó là những việc tuyệt vời) sẽ là động lực mạnh mẽ để mỗi người vượt qua những khó khăn, trở ngại (bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan) để thành công. Người ta không thể thành công nếu không có niềm tin vào công việc và không tin đó là việc tốt (tuyệt vời).
– Phản đối ý kiến: lập luận cần theo hướng để thành công trong công việc, nếu chỉ có niềm tin, tình yêu thôi thì chưa đủ, cần phải có hiểu biết kiến thức về công việc, kĩ năng và kĩ xảo để thực hiện công việc đó, ngoài ra, các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của mỗi người trong công việc.
– Vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến: kết hợp hai cách lập luận trên.
0.5
 
 
 
1.5
2 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5
a.Khái quát chung
– Hắn chửi tất cả : từ trời đời cả làng Vũ Đại “cha đứa nào không chửi nhau với hắn” “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”=> đối tượng chửi đã được xác định : xã hội thực dân nửa phong kiến đã sinh ra cái thằng Chí Phèo, đối tượng chửi qua đó cũng thu hẹp dần chứng tỏ Chí đang rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc.
– Cái mà Chí nhận được là : “trời có của riêng nhà nào” “đời là tất cả nhưng chẳng là ai” “không ai lên tiếng cả” “không ai ra điều” “nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”. Đáp lại tiếng chửi ấy trớ trêu thay lại là “tiếng chó cắn lao xao”.
– Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo
+ Chí chửi tức là Chí muốn giao tiếp với mọi người nhưng tất cả đều im lặng, chỉ có “ba con chó dữ với một thằng say rượu”, Chí đã bị đánh bật ra khỏi xã hội loài người, tiếng chửi trở nên vật vã, tuyệt vọng.
+ Tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình: sống giữa cuộc đời nhưng đã mất quyền làm người
->Đó chính là sự đau xót của nhà văn đối với nhân vật của mình
0,5
 
1.5
 
 
 
 
 
 
 
1.5
– Nghệ thuật 0,5
– Khẳng định lại vấn đề 0,5

 
 
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *