SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
QUẢNG NGÃI NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Bài thi: NGỮ VĂN
LÊ KHIẾT Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
|
(Đề thi có 02 trang)
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.
Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!
(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân Trí, 2017, tr. 206 và tr. 207)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng : “Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết người khác cần gì.”?
Câu 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đề cao việc “ làm thế nào để đối thoại với chính mình”, vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí.
Theo anh/chị, có thể coi đoạn văn sau (trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) là lời “ đối thoại với chính mình” của Chí Phèo không? Sau những lời này,Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính mình” không?
Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng [ … ]. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng : những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời : Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục,2007, tr.150)
Câu 4. Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy rút ra cho mình thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy.
LÀM VĂN (7.0 điểm)
1.Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu , anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.
2.Câu 2 (5.0 điểm)
Trong phần mở đầu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:
(1) Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy : trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.( … )
Và kết thúc :
(2) Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ , tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…
(Trích – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục,2008, tr.70 và tr.77-78)
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về những khám phá, suy ngẫm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong những đoạn văn trên. Từ đó làm nổi bật nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn.
———————–HẾT———————–
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT
TỔ: NGỮ VĂN |
KỲ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2019 BÀI THI: NGỮ VĂN |
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
PHẦN | CÂU | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỂM |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Theo tác giả, trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp nhưng lại thiếu loại sách dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. | 0,5 | |
2 | Tác giả cho rằng, biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì vì phải hiểu rõ nhu cầu của bản thân mới đủ sâu sắc để hiểu được nhu cầu của người khác. Không hiểu rõ bản thân mình cần gì sẽ khó có được sự cảm thông để hiểu nhu cầu của người khác. | 0,5 | |
3 | -Đoạn văn được trích viết về những lời độc thoại nội tâm, cũng là đối thoại với chính mình của Chí Phèo. -Sau những lời ấy, Chí Phèo bắt đầu tỉnh táo, ý thức sâu sắc về những buồn tủi, cay cực trong cuộc đời mình. |
1,0 | |
4 | -Học sinh có thể tự rút ra cho mình thông điệp ý nghĩa sâu sắc phù hợp và bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy. Sau đây là một số gợi ý: +Hãy cố gắng hiểu mình sâu sắc để biết thêm yêu bản thân và mọi người xung quanh +Đừng sống thờ ơ, vô cảm mà hãy biết cảm thông, yêu thương và thấu hiểu người khác. |
1,0 | |
II | LÀM VĂN |
|
|
1 | 1.Yêu cầu về hình thức –Viết đúng đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ -Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… 2.Yêu cầu về nội dung –Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 3.Triển khai vấn đề nghị luận *Giải thích: –Hiểu mình và hiểu người là biểu hiện cao của trí tuệ +Hiểu mình là biết rõ những ưu điểm, nhược điểm của mình, hiểu rõ những gì mình thật sự yêu thích và mong muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng trong cuộc sống. +Hiểu người là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, hi vọng, cách nhìn thế giới, các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc… của người đó. *Bàn luận: -Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người, để rồi đáp ứng đúng nhu cầu, sở thích của người thì kết quả là cũng được người đáp ứng mọi điều mình mong muôn. -Nếu không hiểu mình, hiểu người thì mọi suy nghĩ của ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt, mọi vấn đề gặp phải đều khó giải quyết thấu đáo.Hiểu mình để có cái nhìn cảm thông với người khác và hiểu được tất cả những điều người khác nghĩ. -Phê phán những con người sống ích kỉ, hời hợt, vô tâm, không hiểu mình và cũng không hiểu người, sống lạnh nhạt với mọi vấn đề trong cuộc sống. *Bài học nhận thức và hành động: -Nhìn nhận lại bản thân mình một cách nghiêm túc để thấy ưu, khuyết điểm của mình, hiểu rõ ước mơ, khát vọng của bản thân. -Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người mình gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống, trong công việc, lắng nghe những điều họ nói, quan sát những việc họ làm… |
0,25 0,25 1,25 0,25 |
|
2 | Cảm nhận của anh/chị về những khám phá, suy ngẫm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng qua phần trích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.Từ đó làm nổi bật nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn. | ||
1.Yêu cầu chung a.Về kĩ năng –Biết cách làm bài nghị luận văn học -Vận dụng tốt các thao tác lập luận -Không mắc các lỗi diễn đạt -Khuyến khích các bài viết có cách viết mới mẻ, độc đáo, sáng tạo |
0,5 0,25 |
||
b.Về kiến thức –Vận dụng những kiến thức trong phần trích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để làm một bài văn nghị luận văn học. 2.Yêu cầu cụ thể a.Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. b. Cảm nhận Đoạn (1): –Quan sát, cảm nhận của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về khung cảnh tự nhiên vùng biển, anh phát hiện một chuyện lạ: một chiếc thuyền lưới vó tiến thẳng vào chỗ anh: Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. … chèo thẳng vào trước mặt tôi. -Nghệ sĩ Phùng phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc gặp được một lần, đó là vẻ đẹp vừa cổ kính vừa mơ màng, vẻ đẹp giản dị, toàn bích …trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu… hướng mặt vào bờ. -Phùng thực sự xúc động, ngỡ ngàng, bối rối trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. Anh “ngất ngây” trong sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo Tất cả khung cảnh ấy… như có cái gì bóp thắt vào –Dường như trong hình ảnh CTNX giữa trời biển mờ sương, Phùng đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời Chẳng biết ai đó… trong ngần của tâm hồn *Nghệ thuật: sử dụng câu văn ngắn, dài linh hoạt, lối so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, các hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, khả năng quan sát tinh tế… Đoạn (2) : -Tấm ảnh CTNX của Phùng có giá trị nghệ thuật cao: Những tấm ảnh tôi mang về… rất bằng lòng. -Tấm ảnh có giá trị lâu bền, được mọi người yêu thích, được treo rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức Phùng đã bỏ ra để “phục kích” nhiều ngày mới “Chộp” được Không những trong bộ lịch năm ấy… sành nghệ thuật –Nghệ sĩ Phùng đặc biệt ấn tượng về hiệu ứng màu sắc lúc anh chụp ảnh, là niềm hân hoan khi anh phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt trần của ngoại cảnh. Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, đen tối mà nếu để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ kia … có rất nhiều phẩm chất đáng quý. …tuy là ảnh đen trắng … màu hồng hồng của ánh sương mai –Đối với nghệ sĩ Phùng tuy chụp được tấm ảnh toàn Mĩ nhưng dường như tâm trạng của anh vẫn còn nhiều băn khoăn ray rứt. Bởi vì mỗi lần “ngắm kĩ” rồi lại “nhìn lâu hơn”, Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh, hình ảnh người đàn bà hàng chài, những con người khốn khổ… Đó là hiện thực đời sống. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời, từ hiện thực đời sống. … và nếu nhìn lâu hơn… đang bước ra khỏi tấm ảnh –Hình ảnh người đàn bà cứ hiện lên trong sự gợi nhớ của Phùng sau mỗi lần ngắm nhìn vẻ đẹp của bức ảnh, anh luôn bị ám ảnh bởi cuộc sống gia đình hàng chài. Đó là một người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Chị là đại diện cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều: … một người đàn bà vùng biển cao lớn… kéo lưới suốt đêm. -Những bước đi chắc chắn hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của họ trong hành trình đi lên của cuộc sống. *Nghệ thuật: ngoài những câu văn ngắn còn có câu văn dài ngắt ra nhiều vế thể hiện nhiều ý của hiện thực đời sống con người, phép điệp từ ngữ , phép thế… được sử dụng thích hợp… *Mối liên hệ giữa hai đoạn văn: -Tấm ảnh nghệ thuật CTNX đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống, thân phận đầy bi kịch, những mảnh đời lam lũ, vất vả, đói nghèo… -Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Phùng muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thề mà anh “ngắm kĩ” rồi “nhìn lâu hơn” tấm ảnh quen thuộc của mình. Đằng sau bóng dáng thấp thoáng ẩn hiện của người phụ nữ này là trái tim nhân đạo của người nghệ sĩ. -Phùng muốn nghệ thuật gắn liến với cuộc đời, nếu không thì tấm ảnh đẹp như mơ kia mãi mãi vẫn chỉ là CTNX ! *Nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn: -Người kể chuyện là nhân vật Phùng, cũng chính là sự hóa thân của tác giả, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, giúp lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục -Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống (Với Phùng , đó là việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ không chỉ một lần, sau phát hiện thứ nhất- vẻ đẹp của thuyền biển lúc sớm mai) -Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo … phù hợp với việc thể hiện tính cách nhân vật. àChính tất cả những điều đó giúp cho Phùng có sự thay đổi trong nhận thức, suy ngẫm, anh có cách nhìn đời khác hẳn, anh hiểu sâu thêm về tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, người bạn- đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. c. Đánh giá chung: -Khái quát lại về nhân vật Phùng -Khẳng định thành công nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong việc khắc họa nhân vật. Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ mang tính tham khảo, thầy cô cần vận dụng linh hoạt khi chấm, cho điểm. |
0,25 1,25 1,25 0,5 0,75 0,25 |
||