Đề thi về bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Tường

        KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
                                                                                 NĂM 2019
                                          Bài thi: NGỮ VĂN
                                  Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề     

ĐỀ THAM KHẢO

                                                    (Đề thi có 02 trang)
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG
(1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt… Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ…
(2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt.
(Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Tình yêu thương có sức mạnh như thế nào?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường”?
Câu 3. Nêu tác dụng của phép lặp trong đoạn (1).
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau” không? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
1. Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
     Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương từ nhiều góc độ:
  (1)[ …] Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt  có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
  (…)
  (2)   Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa- nuýp của Bu- đa- pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông.Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị , với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. [ … ] Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.198 và tr.199-200)
Từ những góc nhìn trên, anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương để qua đó thấy rõ phong cách nghệ thuật mê đắm tài hoa của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
———————-HẾT———————-
TRƯỜNG THPT CHUYÊN            KỲ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2019
              LÊ KHIẾT                                   Bài thi: NGỮ VĂN
TỔ:      NGỮ VĂN 
      ĐỀ LUYỆN TẬP
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm có 05 trang)

  CÂU                                YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
I                                          ĐỌC  HIỂU 3,0
 
 
 
 
1
Sức mạnh của tình yêu thương: giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt…  
 
0,5
 
2
 
Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường
– Có tình thương, con người sẽ không ích kỷ, đố kị, tranh giành, giẫm đạp lên nhau để sống.
– Con người sẽ sống bao dung, vị tha hơn, nhân ái hơn.
 
 1,0
 
 
 
 
 
3
 
– Lặp: Tình yêu thương
Tác dụng: vừa tạo ra sự liên kết vừa nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
 
 
0,5
 
 
 
4
– HS có thể trả lời “có” hoặc “không”.
– Lý giải thuyết phục
Lưu ý: HS có thể rút ra những thông điệp không giống với đáp án, nhưng là những thông điệp có ý nghĩa sẽ được cho điểm.
 0,25
 
 0,75
II   LÀM VĂN 7,0
 
 
 
 
1
 
 
1. Yêu cầu về hình thức:
– Đoạn văn 200 chữ, bố cục ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
– Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu…
2. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
0,25
 
 
 
 
0,25
  3. Triển khai vấn đề nghị luận
Giải thích: Tình yêu thương là sự đồng cảm, giúp đỡ, chia sẻ giữa người với người trong cuộc sống.
– Bàn luận, chứng minh:
Tình yêu thương trong cuộc sống có ý nghĩa:
+ Mang đến cho con người niềm vui, sự ấm áp và hạnh phúc.
+ Làm vơi đi những khổ đau, bất hạnh và khiến cho con người có niềm tin vào cuộc sống.
+ Có khả năng cảm hóa những con người lầm lạc để họ trở thành một người tốt….
– Bài học nhận thức và hành động
+ Biết yêu thương và chia sẻ. Hiện thực hóa tình thương bằng hành động cụ thể.
+ Phê phán những người sống ích kỷ, quay lưng lại với nỗi đau khổ của đồng loại.
Lưu ý: HS có thể có những cách lập luận khác nhau, nhưng nếu đó là những lập luận vững chắc, logic thì đều được chấp nhận.
 
        0,25
 
 
0,75
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
  2 1. Yêu cầu chung:
a. Về kĩ năng
– Biết cách làm bài văn  nghị luận văn học
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, so sánh…
– Không mắc các lỗi diễn đạt
– Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
2. Về kiến thức
Xác định đúng vấn đề nghị luận
Vận dụng kiến thức trong đoạn trích “Ai đã  đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm một bài văn nghị luận văn học.
    3. Yêu cầu cụ thể
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận
b. Cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông  Hương
*Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn:
-Là bản trường ca của rừng già. Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt.
-Như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất đỗi tình tứ của dòng sông.
-Là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở: Khi ra khỏi rừng già, dòng sông nhanh chóng mang vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”, góp phần hình thành, giữ gìn và bảo tồn văn hóa của xứ Huế.
àTác giả đã thực sự kì công để quan sát , khám phá và hết sức tinh tế để thấu hiểu cái phần đời mà “ dòng sông hình như không muốn bộc lộ, để đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
*Sông Hương trong không gian kinh thành Huế:
-Bắt đầu đi vào thành phố- sông Hương được so sánh với người tình vui tươi và duyên dáng
+Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến đây càng trở nên rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố
+Người gái đẹp sông Hương làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòng thành phố thân yêu, trước khi đến với người tình nhân đích thực: uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, khiến dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
-Trong lòng thành phố: sông Hương được so sánh với điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế
+Nhà văn đã rất tinh tế khi nhận ra đặc điểm riêng của sông Hương là  lưu tốc rất chậm, “khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”
+Đặc điểm ấy được nhà văn lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau:
.Từ đặc điểm địa lí tự nhiên: những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước
.Từ những lí lẽ của trái tim thì “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng muốn đi muốn ở” của sông Hương là do tình cảm dành riêng cho Huế
, do quá yêu thành phố của mình, do muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi đi xa.
àTình yêu thiên nhiên quê hương đất nước, tình cảm nhiệt huyết của nhà văn với văn chương đã thắp sáng bài bút kí (nói chung), đoạn trích(nói riêng) làm rực sáng dòng Hương giang. Thiên nhiên xứ Huế và dòng sông Hương luôn gắn bó , gần gũi với con người. Qua điệu chảy của dòng sông Hương, nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế. Từ góc độ của dòng sông thiên nhiên, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông như một thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa, dịu dàng và trí tuệ, đa tình và kín đáo.
c.Phong cách nghệ thuật mê đắm tài hoa của HPNT
*Mê đắm: viết về đối tượng với tất cả niềm đam mê, nhiệt thành, tâm huyết, bằng tất cả tình cảm, nỗi lòng rung cảm của nhà văn.
*Tài hoa thể hiện ở việc khám phá đối tượng từ nhiều góc độ, phương diện thẩm mĩ khác nhau.
-Lối ví von, so sánh, liên tưởng độc đáo, đầy ấn tượng, gần gũi và xác thực, nhân hóa mới mẻ, sử dụng nhuần nhuyễn cách nói của người Huế.
-Hình ảnh chân thực đầy ấn tượng mà gợi cảm, câu văn kéo dài với nhiều ý, thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng.
-Cây bút tài năng, giàu chất trí tuệ và văn hóa
-Kiến thức uyên bác nhiều mặt, cách viết đầy chất thơ
-Tình yêu sâu nặng và niềm tự hào về quê hương xứ sở …(so sánh sông Hương với các dòng sông nổi tiếng trên thế giới)  làm hiện lên sông Hương với vẻ đẹp vừa dữ dội, bí ẩn, sâu thẳm nhưng lại vừa dịu dàng say đắm qua cách viết thật gợi cảm bởi óc quan sát tinh tế, ngôn từ giàu hình ảnh, sắc cạnh.
d.Đánh giá chung:
Tác phẩm nói chung, phần trích nói riêng bồi đắp cho người đọc tình yêu, niềm tự hào  và sự gắn bó với quê hương, đất nước từ những gì rất gần gũi, quen thuộc, thân thương. Sông Hương hiện lên vừa tươi đẹp,  thơ mộng và quyến  rũ trong các sắc thái thiên nhiên, vừa sâu lắng trong các giá trị văn hóa.
-Tất cả những điều trên được kết tinh bởi tài năng xuất sắc của nhà bút kí tài hoa Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Lưu ý: Hướng dẫn chấm và thang điểm chỉ có giá trị tham khảo, thầy cô giáo cần linh hoạt khi chấm bài cho HS.
 
 0,25
 
 
 
 
  1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 0,25

 
 

,

1 bình luận trong “Đề thi về bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *