6 đề Sóng – Xuân Quỳnh (đề 5) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO NĂM HỌC  2020-2021

MÔN: NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút

TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng

điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút)
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5     4 20 30
2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20
3 Viết bài văn nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10     100
Tỉ lệ chung 70 30   100

Lưu ý:

– Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

– Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án – Hướng dẫn chấm.

 

BẢN ĐẶC TẢ  ĐỀ  THAM KHẢO NĂM HỌC 2020-2021 

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 120  PHÚT

TT Nội dung

kiến thức/

kĩ năng

Đơn vị kiến thức/kĩ năng Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1 ĐỌC HIỂU Nghị luận hiện đại

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

 

 

 

 

 

 

 

 Nhận biết:

Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích. (Câu 2)

– Nhận diện phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ,… (Câu 1)

Thông hiểu:

– Hiểu được nội dung của văn bản/đoạn trích. (Câu 3)

– Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt, giá trị các biện pháp tu từ của văn bản/đoạn trích.

– Hiểu một số đặc điểm của nghị luận hiện đại được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

– Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. (Câu 4)

2 1 1 0 4
Thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

Nhận biết:

– Xác định được thể thơ, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ,… của bài thơ/đoạn thơ.

– Xác định được đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.

– Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ,… trong bài thơ/đoạn thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu được đề tài, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu, tình cảm của nhân vật trữ tình, những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ/đoạn thơ.

– Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX  được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.

Vận dụng:

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.

– Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(khoảng 200 chữ)

Nghị luận về tư tưởng, đạo lí

(Câu 1- Phần Làm văn)

Nhận biết:

– Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

– Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu:

– Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để  triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.

Vận dụng cao:

– Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.

        2

 

 

 

 

3 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

Sóng của Xuân Quỳnh

(Câu 2- Phần Làm văn)

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề cần nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

– Nêu được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật,… của bài thơ/đoạn thơ.

Thông hiểu:

– Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài: hình ảnh hai cuộc kháng chiến và những tình cảm yêu nước thiết tha, những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư trong sáng; tính dân tộc và những tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh,…

– Lí giải một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX  được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí và đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

– So sánh với các bài thơ khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

 
Tổng           6
Tỉ lệ %   40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung   70 30 100

 

 

 

ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm):

Đọc đoạn trích :

Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên…


Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên…


Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên…


Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên.
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên…


Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ.
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…

(Thơ Tình Người Lính Biển – Trần Đăng Khoa- 1982 – Trong “Trần Đăng Khoa-Thơ chọn lọc”  NXB Văn hoá – Thông tin 2002)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,75 đ)

Câu 2. Nêu nội dung cơ bản của văn bản. (0,75 đ)

Câu 3.  Phát hiện nét đặc sắc về kết cấu của văn bản. Cho biết vai trò, tác dụng của kết cấu đó trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác giả. (1,0 đ)

Câu 4. Anh/ Chị hiểu như thế nào về nội dung khổ thơ cuối?   (0,5 đ)

Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ.
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…”

 

LÀM VĂN ( 7.0 điểm):

Câu 1. ( 2.0 điểm):

Từ hình ảnh của chàng thủy thủ trong văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) nêu trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay.

Câu 2. ( 5.0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:


“Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

( Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập I, tr 155-156, NXBGD 2008)

 

…………………………………………..  HẾT ………………………………………………….

 

( Đáp án và hướng dẫn chấm gồm  05  trang )

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.

– Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”:  không cho điểm

0,75
2 Nội dung cơ bản của văn bản:

+  Bài thơ đã khắc họa cảnh chia tay lưu luyến của anh lính hải quân và cô bạn gái (hay người yêu) để xuống tàu làm nhiệm vụ bảo vệ biển trời thân yêu của Tổ quốc.

+  Đồng thời qua đó ta cũng nhận thấy được chàng trai ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc tiếp bước cha anh bảo vệ Tổ quốc, cũng chính là bảo vệ t́nh yêu, hạnh phúc lứa đôi.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác 2 đáp án: 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời chính xác 1 đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời đúng đáp án nào:  không cho điểm

0,75
3 – Nét đặc sắc về kết cấu của văn bản:

Bài thơ có 1 câu được nhà thơ nhắc đi nhắc lại tới năm lần, và cả năm lần ấy đều được đặt ở cuối khổ thơ, kèm theo chấm lửng (ba chấm): “Biển một bên và em một bên…” 

Giữa câu thơ rất “đắt” ấy là những câu giả tưởng tình huống, qua đó bày tỏ tâm trạng, nỗi niềm, cả ý chí, nghị lực và quan niệm của tuổi trẻ giữa tình yêu đôi lứa và nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

– Vai trò, tác dụng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác giả

Nhấn mạnh sự yêu thương, trân trọng của anh lính đối với người bạn gái

Khẳng định lí tưởng của chính mình: ý thức rõ tình yêu chỉ thực sự đến với họ một khi chính anh làm tròn bổn phận người thanh niên đối với Tổ quốc.

Đấy chính là lòng tự hào của tuổi trẻ, của tình yêu đã qua thử thách. Tình yêu chỉ đẹp khi biết đặt nó giữa cuộc đời, giữa ý thức công dân của tuổi trẻ đối với Tổ quốc

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

1.0
4 – Nội dung khổ thơ cuối:

Khổ thơ giả định một hoàn cảnh éo le, nếu chẳng may anh rơi vào: cái chết có thể đến bất ngờ với anh.

Nhưng anh vẫn khẳng định: dẫu chết cũng không thể xa nhau, anh vẫn thấy có em; và ngược lại, em cứ tin là nhất định sẽ có anh:

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày thuyết phục:0,5 điểm.

– Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

0,5
II   LÀM VĂN 7,0
  1 Viết đoạn văn về một lí tưởng sống ” trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện na 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề( 0.25 điểm).

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một lí tưởng sống có trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Suy nghĩ về” trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay” . Cụ thể:

– Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.

– Thế nhưng tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Vì vậy cả dân tộc phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo dân tộc, nhất là thanh niên.

– Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiềm lực, khả năng của chúng ta: cần hưởng hứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

– Tuy nhiên hiện nay có k ít thanh niên đi ngược lại với truyền thống yêu nước của dân tộc-> cần phê phán

–  Nói tóm lại, biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.(1.0 điểm)

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm)

Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
2 Cảm nhận về hình tượng sóng trong đoạn thơ. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
* Giới thiệu khái quát về tác giả,tác phảm, đoạn trích 0,5
*Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Về nội dung: Đoạn trích gồm ba khổ thơ, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu thông qua hình tượng Sóng.
+ Khổ thơ 1: Nhà thơ suy tư về nỗi nhớ thiết tha, sâu lắng trong tình yêu:
4 dòng đầu là nỗi nhớ của sóng: Nỗi nhớ chiếm hết cả không gian và chiếm trọn cả thời gian
2 dòng tiếp là nỗi nhớ của em: đây là nỗi nhớ thường trực trong lòng người phụ nữ đang yêu, nỗi nhớ không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn đi cả vào trong cõi vô thức, “thức” trong mơ để nhớ.
+ Khổ thơ 2: Nhà thơ suy tư về lòng chung thuỷ trong tình yêu
Những cặp từ trái nghĩa “dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương bắc”, “phương nam” là những từ cụ thể để nói lên độ dài và những cách trở trong tình yêu;
Không gian có bốn phương tám hướng nhưng tình yêu của em chỉ chấp nhận một phương: đó là phương anh.
+ Khổ thơ 3: Nhà thơ suy tư về thử thách trong tình yêu
Đại dương bao la với trăm ngàn con sóng, dù phải vượt qua muôn vàn cách trở nhưng con sóng vẫn luôn hướng vào bờ;
Nếu thử thách của sóng chính là đại dương mênh mông thì thử thách của em chính là sự cách trở trong tình yêu. Đó là sự xa cách của không gian, thời gian và sự cám dỗ của cuộc đời…Vượt qua cách trở, người phụ nữ sẽ có một tình yêu chân thành, tha thiết, thuỷ chung.
 Đặc sắc nghệ thuật:Đoạn trích sử dụng hiệu quả thể thơ ngũ ngôn truyền thống, âm điệu sâu lắng, dạt dào; biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,…Thể thơ đó được nhà thơ sử dụng rất thích hợp với việc diễn tả nhịp điệu của sóng. Cùng với hình tượng sóng, đoạn thơ này còn có một hình tượng nữa là em – cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh cảm nhận đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm)

Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc ( 1,75 đến 2,25 điểm )

Cảm nhận chung cung (0,25 đến 1,5 điểm )

 

2,5
* Đánh giá.  Hình tượng sóng là biểu hiện của tâm hồn phụ nữ nhạy cảm, khát khao yêu đương chủ động mạnh mẽ trong tinh yêu

Thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.

 – Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tcs phẩm khác

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *