4 đề Việt Bắc (đề 1) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

 

MA TRẬN ĐỀ

  NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO TỔNG
1. Đọc hiểu (3đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

 

 

2. Làm văn( 7,0đ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

 

 

 

Tổng

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

Nhận diện phương thức biểu đạt của văn bản.

Nhận ra được thông tin được nói tới trong văn bản.

 

 

 

2

1,25

12,5%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1,25

12,5%

Hiểu được tác dụng của một hình thức nghệ thuật trong văn bản.

Hiểu được quan niệm mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản.

 

 

1

0,75

7,5%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

0,75

7,5%

 

 

 

 

 

Lý giải được quan niệm của tác giả gửi gắm trong văn bản.

 

 

1

1,0

10%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1,0

10%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết một đoạn văn nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí rút ra từ văn bản đọc hiểu.

 

Viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

 

2

7,0

70%

 

 

 

2

7,0

70%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

3,0

30%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

7,0

70%

 

 

 

6

10,0

100%

 

 

ĐỀ BÀI

Phần 1: Đọc hiểu ( 3đ)

Đọc văn bản sau:

Trong cuộc sống chúng ta, ai cũng có một ước mơ cho một ngày mai thật đẹp, dù bình dị hay phi thường.

Ước mơ thật luôn đáng quý và đáng trân trọng, nó luôn là niềm hy vọng, động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai.

Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn và thử thách bất ngờ, con đường đi đến ước mơ ấy không hề bằng phẳng.

Để thử thách lòng dũng cảm của con người, bao khó khăn, trở ngại và những bất hạnh ấy sẽ đến vào lúc ta không ngờ đến nhất, phải vượt qua nó thì ta mới có thể vững bước trên đôi chân của mình. Tuy vậy nhưng không phải ai cũng cố gắng vượt qua, có những người vẫn phó thác cho số phận, chạy trốn tìm nơi trú ẩn, ngã gục xuống và than thân trách phận trước giông tố của cuộc đời.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt – đó là khát vọng sống và luôn được là chính mình. Cuộc sống có thể luôn tràn ngập sợ hãi, oán hờn nhưng hãy học cách chấp nhận và đối mặt với nó.

Có những điều hết sức giản dị xung quanh chúng ta có thể giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống như nụ cười của một cô bán bánh mì khi hôm nay bán được nhiều có tiền mua thức ăn cho mấy đứa con thơ, một chú bé bán báo góp nhặt từng đồng lẻ vì muốn mua cho mẹ một tấm chăn bông ngày rét, một chú bé khuyết tật cố gắng tập đi hay chỉ đơn giản là niềm vui của cô bé nghèo khi nhận được một ổ bánh mì từ thiện… Có rất nhiều điều tưởng chừng như quá giản đơn, nhưng những con người bình dị với niềm vui cuộc sống, cách họ vượt qua khó khăn lại là động lực to lớn cho bạn, để bạn nhìn lại chính bản thân mình, khám phá rồi tìm ra lời giải cho cuộc sống của bạn.

(Nguồn http://khoahocthoidai.vn/ky-dieu-tu-nhung-dieu-binh-di-3284.html)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Theo tác giả, ước mơ có ý nghĩa gì với con người?

Câu 3: Việc tác giả đưa ra các dẫn chứng về một cô bán bánh mì, một chú bé bán báo, một chú bé khuyết tật…có tác dụng gì?

Câu 4: Anh/ có đồng tình với quan niệm: Cuộc sống có thể luôn tràn ngập sợ hãi, oán hờn nhưng hãy học cách chấp nhận và đối mặt với nó.? Nêu rõ lí do vì sao?

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

Câu 1 ( 2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của “sống khát vọng” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2 ( 5,0 điểm)

Câu 2 (5,0 điểm).

            Đọc hai đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc (Tố Hữu):

Đoạn 1:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Đoạn 2:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

                                                                 (Trích Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2016)

Anh/ chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ để thấy được “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Từ đó nêu nhận xét về nội dung thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu.

 

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm
I 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ phương thức nghị luận.

 

0,5
2 Ước mơ có ý nghĩa: luôn là niềm hy vọng, động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai.

 

0,75
3 Việc đưa ra các dẫn chứng về một cô bán bánh mì, một chú bé bán báo, một chú bé khuyết tật…có tác dụng:

– Khẳng định ý nghĩa của những điều hết sức giản dị trong cuộc sống nhưng lại có thể giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách.

– Tăng tính thuyết phục cho lập luận

– Khuyên chúng ta hãy biết cách vượt qua khó khăn, thử thách của bản thân từ những điều bình dị trong cuộc sống.

 

0,75
4 Thí sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ vừa có phần đồng tình vừa không đồng tình. Lí giải quan điểm riêng hợp lí, hợp tình, theo chuẩn mực pháp luật và đạo đức.

– Nếu đồng tình.

+ Vì con người luôn sợ hãi trước những điều mình chưa trải qua và thường suy nghĩ tiêu cực về những việc sắp tới. Ví dụ: bạn muốn leo núi nhưng lại không dám leo lên, sợ trượt chân, sợ mất mạng, sợ sợi dây cứu hộ không an toàn…. Nhưng nếu bạn đối mặt với sự sợ hãi, lạc quan hơn thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian thơ mộng, tuyệt vời từ ngọn núi bạn đang đứng. Đối mặt với sợ hãi sẽ vượt qua sợ hãi, tìm được những giá trị khác khi trải nghiệm.

+ Chúng ta thường “than thân trách phận” trách móc tại sao đời lại bất công với mình, tại sao luôn gặp điều xui xẻo. Đó chính là “oán hờn” với cuộc sống. Thay vì trách móc thì bạn nên bình tâm, đối mặt với thất bại… để tìm ra nguyên nhân và khắc phục thì cuộc sống sẽ thảnh thơi và không còn “oán hờn” nữa.

– Nếu không đồng tình: Có lúc con người đành phải sợ hãi trước sức mạnh huỷ diệt khủng khiếp của thiên nhiên như động đất, sóng thần…Cho dù ta có chấp nhận và đối mặt với nó thì cũng không chống lại được nó.

– Vừa đồng tình vừa không đồng tình: kết hợp cả 2 ý kiến trên.

1,0
II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của “sống khát vọng” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của “sống khát vọng” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

 

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần phải nổi bật được quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau:

–  Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống. Sống khát vọng là sống luôn khao khát vươn lên phía trước, hướng về những điều tốt đẹp

ý nghĩa của sống khát vọng của tuổi trẻ:

– Ý nghĩa của “sống khát vọng”

+ Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh.

+ Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người.

+ Sống có khát vọng giúp ta thành công trong cuộc sống.

+Sống  có khát vọng làm cho con người  say mê, luôn sống hết mình,luôn muốn cống hiến và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại.

+ Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại, nó luôn mang đến cho người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

+ Phê phán một bộ phận giới trẻ sống không có khát vọng. Họ sống ích kỉ, lo thu vén cá nhân, vi phạm pháp luật và đạo đức.

– Bài học nhận thức và hành động:

+ Về nhận thức: hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của sống khát vọng để định hướng cho tương lai của mình;

+ Về hành động: tuổi trẻ học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước…

 

1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0,25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh/ chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ để thấy được “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Từ đó nêu nhận xét về nội dung thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu.

 

 

5,0
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận hai đoạn thơ để thấy được “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Từ đó nêu nhận xét về nội dung thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận;  kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

@ Vài nét về tác giả, tác phẩm và 2 đoạn trích

 

@ Cảm nhận về hai đoạn thơ:

* Giải thích

– “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến: Bài thơ thể hiện tình cảm lưu luyến giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân nghĩa ân tình giữa nhân dân và cách mạng. Đồng thời cũng ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta, những con người kháng chiến (nhân dân và cán bộ cách mạng) anh hùng trong chiến đấu.

– Hai đoạn thơ tiêu biểu cho bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

Việt Bắc là bản tình ca: Cảm nhận đoạn thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu (…)  Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

– Đoạn thơ nằm trong mạch thơ ghi lại lời người về xuôi và thể hiện tình cảm nhớ thương da diết sâu nặng của người về xuôi với người Việt Bắc. Điệp từ “nhớ” thể hiện nỗi nhớ lan tỏa trong không gian, thời gian và đọng lại trong sâu thẳm hồn người, nỗi nhớ Việt Bắc được cụ thể hóa qua nghệ thuật so sánh “nhớ gì như nhớ người yêu”.

– Hình ảnh thiên nhiên và con người mang vừa thực vừa thơ mộng, trữ tình:

+ Hình ảnh thơ mộng, thi vị của thiên nhiên Việt Bắc: hình ảnh trăng – đầu núi, nắng – lưng nương vừa thực, vừa có nét ảo, hài hòa; một Việt Bắc xa mờ trong khói sương (bản khói cùng sương).

+ Hình ảnh con người (người thương, bếp lửa): gợi ra vẻ đẹp của con người cần cù chịu thương chịu khó, ân nghĩa thủy chung, mềm mại, duyên dáng. Đồng thời cũng gợi ra cuộc sống của con người Việt Bắc có nét hoang sơ nhưng không hề hoang vắng, lạnh lẽo mà rất ấm áp, nghĩa tình; gợi được cả nhịp sống của con người Việt Bắc, một nhịp sống bình yên ấm áp như tự ngàn đời.

Việt Bắc là bản anh hùng ca: Cảm nhận đoạn thơ “Quân đi điệp điệp trùng trùng (…) Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

– Đoạn thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca: Khí thế ra trận được miêu tả bằng ấn tượng thị giác (từ láy điệp điệp, trùng trùng); Hình ảnh Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan: vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng; hình ảnh Dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay là những hình ảnh giàu chất tạo hình, vừa thực vừa bay bổng.

– Khung cảnh hùng tráng đậm chất sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện qua giọng điệu dồn dập, âm hưởng hào hùng, từ ngữ diễn tả hoạt động sôi nổi, hình ảnh ấn tượng.

=> Hai đoạn thơ tiêu biểu cho bài thơ Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến; cả hai đoạn thơ được Tố Hữu thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ và sáng tạo.

@ Đoạn thơ, bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu:

– Mọi sự kiện, hình ảnh của cách mạng và con người cách mạng (tình nghĩa giữa cán bộ cách mạng về xuôi và người dân Việt Bắc; khí thế chiến đấu của cả dân tộc), những tình cảm chính trị đều được thể hiện thành công qua đoạn thơ, bài thơ.

– Hồn thơ Tố Hữu rất nhạy bén và dạt dào cảm hứng, kết tinh trong những đoạn thơ, bài thơ đặc sắc

 @ Đánh giá

– Hai đoạn thơ đã thể hiện giá trị nội dung tư tưởng xuyên suốt của bài thơ Việt Bắc –  một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam.

– Hai đoạn thơ tiêu biểu cho bài thơ Việt Bắc, đã làm sống dậy một phần những kỉ niệm ân nghĩa, ân tình của đười sống cách mạng và kháng chiến đồng thời tô đậm khí thế hùng tráng của cả dân tộc trong thời đại máu lửa.

– Tố Hữu đã tạo cho mình một tiếng thơ riêng – thơ trữ tình chính trị, khẳng định tài năng và phong cách thơ độc đáo của mình.

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *