37 Đề thi thử TN THPT môn Văn theo cấu trúc đề minh họa 2021 – có lời giải – Đề 23

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2021

ĐỀ SỐ 23

(Đề bài gồm 02 trang)

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Có một quy luật gọi là “quy luật mười nghìn giờ”. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong những điều kiện thông thường, một người bình thường kiên trì làm một loại công việc gì đó, sau nhiều nhất là mười nghìn giờ người ấy sẽ đạt đến trình độ thành thạo như một chuyên gia trong công việc ấy. Nếu các em đạt đến trình độ chuyên gia, các em sẽ có chỗ dùng, không phải nơi này thì là nơi khác, chắc chắn như vậy.

Còn một điều khác quan trọng hơn cả mười nghìn giờ, đó là sự yêu thích công việc của mình. Các em có bao giờ nhìn thấy một người đầu bếp nổi danh và tài hoa nào lại miễn cưỡng nấu bếp như một công việc khổ sai? Có bao giờ thấy một ông thầy lên lớp chốc chốc lại nhìn đồng hồ mong cho hết giờ để ra về lại được học trò yêu quý và nhớ mãi? Chắc chắn là không!

Các em không thể thành công thật sự trong công việc nếu các em không yêu thích công việc ấy. Có rất nhiều người không may buộc phải làm một công việc nhàm chán mà họ không hề thấy hứng thú, chỉ như một kế sinh nhai. Thật đáng tiếc vì tám giờ vàng ngọc, tức một phần ba cuộc đời của họ đã trôi qua một cách nhạt nhẽo vô vị và uổng phí.

(Cuộc đời là một sự lựa chọn, TS.Phạm Thị Ly, báo Tuổi trẻ Online, ngày 29/4/2013)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, một điều khác quan trọng hơn cả mười nghìn giờ là gì?

Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Các em có bao giờ nhìn thấy một người đầu bếp nổi danh và tài hoa nào lại miễn cưỡng nấu bếp như một công việc khổ sai? Có bao giờ thấy một ông thầy lên lớp chốc chốc lại nhìn đồng hồ mong cho hết giờ để ra về lại được học trò yêu quý và nhớ mãi?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng: buộc phải làm một công việc nhàm chán mà họ không hề thấy hứng thú, chỉ như một kế sinh nhai tức là một phần ba cuộc đời của họ đã trôi qua một cách nhạt nhẽo vô vị và uổng phí không? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm )

Từ nội dung đoạn trích ở phần  Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc lựa chọn đúng công việc mình yêu thích.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

                                      (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.149)

          Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba thể hiện trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy nêu giá trị nhân văn cao cả được tác giả gửi gắm qua vở kịch.

 

………………………. Hết ……………………………

(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)

CÁN BỘ COI THI 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ COI THI 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Ma trận đề

                                       Mức độ

Nội dung

NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG  
  I. ĐỌC HIỂU – Ngữ liệu: Cuộc đời là một sự lựa chọn, TS.Phạm Thị Ly – Văn bản ngoài chương trình – Phương thức biểu đạt.

– Hiện tượng đặt ra trong văn bản

Hiệu quả của biện pháp tu từ

 

– Bày tỏ những ý kiến về các vấn đề tương tự trong đời sống đặt ra trong văn bản      
  Tổng Số câu 2 1 1   4  
  Số điểm 1.0 1.0 1,0   3.0  
  Tỉ lệ 10% 10% 10%   30%  
  II. TẠO LẬP VĂN BẢN Nghị luận xã hội – Nhận biết dạng đề, vấn đề nghị luận. – Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng công việc của mình – Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội rõ ràng, mạch lạc – Lập luận chặt chẽ, sáng tạo    
  Nghị luận văn học : Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ – Nhận biết dạng đề, vấn đề nghị luận. – Khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba về cuộc sống là chính mình. – Viết được các đoạn văn triển khai rõ ràng, mạch lạc

– Sử dụng được các thao tác lập luận hợp lí

– Thông điệp Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm.

– Liên kết được bài văn chặt chẽ, có sự liên hệ, sáng tạo.

   
  Tổng Số câu 2 2  
  Số điểm 1.0 1.0 3.0 2.0 7,0  
  Tỉ lệ 10% 10% 30% 20% 70%  
  Tổng cộng Số câu         6  
  Số điểm 2,0 2,0 4,0 2 10  
  Tỉ lệ 20% 20% 40% 20% 100%  
   

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.

0,5
2 Hướng dẫn chấm:

Theo đoạn trích, một điều khác quan trọng hơn cả mười nghìn giờ sự yêu thích công việc của mình.

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có ý chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm.

Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.

0,5
3 Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ:

– Tạo giọng điệu băn khoăn, tác động đến suy nghĩ của người đọc.

– Nhấn mạnh ý kiến: sự yêu thích công việc của mình là điều rất quan trọng.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

Học sinh trả lời chung chung, chưa rõ các ý: 0,25 điểm.

Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.

1,0
4 Thí sinh có thể trả lời: Đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.

– Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,75 điểm.

Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.

1,0
II   LÀM VĂN 7,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc lựa chọn đúng công việc mình yêu thích. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng công việc mình yêu thích.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc lựa chọn đúng công việc mình yêu thích.

Có thể theo hướng sau:

Yêu thích công việc của mình giúp con người cảm thấy vui sướng hạnh phúc khi làm việc, sẽ làm bằng cả tâm sức của mình, luôn kiên trì, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc. Từ đó, cuộc sống có ý nghĩa hơn; góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba thể hiện trong đoạn trích. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba thể hiện trong đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
* Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm). 0,5
* Khát vọng của nhân vật Trương Ba:

– Khát vọng được thoát ra khỏi nghịch cảnh, không phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt:

+ Trương Ba nhận ra mình đang bị tha hoá, nhiểu khi phải thoả hiệp với những đòi hỏi xác – thịt, không giữ được bản tính cao khiết như trước đây.

+ Ông luôn bị dằn vặt, day dứt bởi chính nghịch cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

– Khát vọng được sống là chính mình:

+ Khi đối thoại với Đế Thích, Trương Ba thể hiện ý nguyện của mình: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn thể xác và linh hồn hòa hợp

        + Lời thoại cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của Hồn Trương Ba. Từ chỗ đánh giá phiến diện về thân xác con người, Trương Ba đã có cái nhìn đúng đắn về sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

+ Khao khát mãnh liệt, cháy bỏng “là tôi toàn vẹn” của Hồn Trương Ba còn cho thấy nhân cách cao đẹp của Hồn Trương Ba. Nhân vật đã không còn chấp nhận chung đụng với cái thô lỗ tầm thường, dung tục và để nó sai khiến, mà muốn được trở về sống trọn vẹn với cái lương thiện, trong sáng, tốt đẹp vốn có.

* Nghệ thuật:

– Nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn kịch: chặt chẽ, logic, hợp lý. Các chi tiết, hành động kịch nối tiếp nhau, đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh cao, tạo nên kịch tính vô cùng căng thẳng, hấp dẫn.

– Nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật: thông qua ngôn ngữ, hành động kịch, tác giả đã thể hiện tâm trạng phức tạp của nhân vật Hồn Trương Ba.

     – Ngôn ngữ kịch: giản dị, sáng rõ, đặc biệt rất giàu tính triết lý.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh phân tích được khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba được thể hiện trong đoạn trích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

– Học sinh phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,0 điểm.

Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba chung chung, chưa rõ: 0,75 điểm – 1,25 điểm.

Phân tích sơ lược, không rõ các khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba: 0,25 điểm – 0,5 điểm.

2,0
* Đánh giá:

Khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba: Sống là chính mình, không chấp nhận lối sống gửi, sống nhờ. Biết đấu tranh chống lại sự dung tục, tầm thường để giữ gìn nhân cách. Khát vọng đó đã làm sáng lên nhân cách tốt đẹp, cao cả của nhân vật Hồn Trương Ba.

– Đoạn trích góp phần thể hiện tài năng và phong cách nghệ thuật của Lưu Quang Vũ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.

 – Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5
* Giá trị nhân văn cao cả qua vở kịch: Sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.

 – Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của đoạn trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *