11 đề Vợ Chồng A Phủ (đề 9) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

            MA TRẬN – BẢNG ĐẶC TẢ- ĐỀ THI – HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM HỌC 2020-2021

MÔN : NGỮ VĂN LỚP 12

MA TRẬN ĐỀ

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút

 

TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng  % Tổng điểm

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút)
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5     4 20 30
2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20
3 Viết bài văn nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10     100
Tỉ lệ chung 70 30   100

Lưu ý:

– Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

– Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án – Hướng dẫn chấm.

 

 

II.BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ THI THAM KHẢO

MÔN: NGỮ VĂN 12; THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút

 

TT Nội dung

 kiến thức/

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1 ĐỌC HIỂU Truyện hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

Nhận biết:

– Xác định được đề tài, cốt truyện, chi tiết, sự việc tiêu biểu.

– Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật,…của văn bản/đoạn trích.

Thông hiểu:

– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật,…

– Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

– Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

– Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

2 1 1 0 4
2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (khoảng 200 chữ) Nghị luận về tư tưởng, đạo lí Nhận biết:

– Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

– Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu:

– Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để  triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.

Vận dụng cao:

– Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.

        1*

 

3 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

 

Nhận biết:

– Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,…

Thông hiểu:

– Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.

– Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam.

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

        1 *
Tổng           6
Tỉ lệ %   40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung   70 30 100

 

 

Lưu ý:

– Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng).

– Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần Làm văn.

– (1*) Một bài văn đánh giá 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.

 

Họ và tên học sinh:…………………………………… Lớp:……………………

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất. Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.

(Mùa lạc, Nguyễn Khải – Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013)

Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,75 điểm)

Câu 2: Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “… Ở đây trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này…” (0,75 điểm)

   Câu 3: Theo anh/chị câu văn sau có ý nghĩa gì?
“… ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…” (1,0 điểm).

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)?  (0,5 điểm)

 LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nghị lực sống của con người.

Câu 2: (5,0 điểm)

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi… “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa…

( Trích Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài,

Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.8).

 

Hãy phân tích diễn biến tâm lí  của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện ngắn của Tô Hoài.

 

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng là: tự sự

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

Học sinh không trả lời đúng phương thức “tự sự”: không cho điểm.

0,75
2 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: đối lập, điệp cấu trúc

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời đúng 2 biện pháp nghệ thuật : 0,75 điểm.

– Nếu học sinh trả lời được 1 biện pháp nghệ thuật cho: 0,5 điểm. 

0,75
3 Câu văn có ý nghĩa:

Trong cuộc sống, có khi con người chúng ta gặp phải những khó khăn, những thất bại. Nhưng đó không phải là đường cùng, đó chỉ là một ranh giới, một thử thách mà nếu con người có ý chí, nghị lực, có niềm tin, có quyết tâm thì sẽ vượt qua.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời đúng Đáp án: 1,0 điểm.

– Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm.

* Lưu ý: HS trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1,0
4 Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Có thể theo gợi ý sau:

– Cần có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ;

– Hạnh phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.

– Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

0,5
II   LÀM VĂN 7,0
  1    Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)  trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý chí, nghị lực sống của con người. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý chí nghị lực sống của con người. Có thể theo hướng sau:

–   Nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách khó khăn trong mọi hoàn cảnh.

–  Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.

-Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.

–        Bài học nhận thức và hành động:

Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.

Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.

Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.

( thí sinh có thể sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề đã trình bày)

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
2 Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị đoạn trích 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Diễn biến tâm lí của  nhân vật Mị qua đoạn trích

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm) 0,5
*Diễn biến tâm lí của nhân vật Mị qua đoạn trích

– Đoạn trích thể hiện sự việc Mị trong cảnh bị A Sử trói đứng vào chân cột khi A Sử biết Mị có ý định đi chơi Tết.

+ Khi Mị hướng lòng mình ra cảm nhận cuộc sống bên ngoài: “ im lặng, không biết bị trói, nghe tiếng sáo”  Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi những cuộc chơi, những đám chơi: những dư âm của quá khứ hạnh phúc và khát khao tự do mãnh liệt, lời bài hát vừa là tiếng lòng mơ ước nhưng cũng nhiều tiếc nuối trong tâm trạng nhân vật.

+ Khi Hành động: “Mị vùng bước đi”: thể hiện khát khao mãnh liệt đã biến thành hành động, mong muốn cháy bỏng được vượt thoát, được tự do.

+ Khi đối diện với thực tại :“Chân tay đau không cựa được, không nghe tiếng sáo, chỉ nghe tiếng chân ngựa gõ vào vách”:  sự thật phũ phàng và âm thanh khô khốc của hiện thực, đối lập với âm thanh tiếng sáo-âm thanh của hạnh phúc, ước mơ đã kéo Mị về với thực tại.Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa: chi tiết cho thấy nỗi tức tưởi đau khổ của Mị những đồng thời cũng làm hiện lên một con người đã biết nhận thức về thực tại, về đời mình.

_ Ý nghĩa:  Mị đã trải qua một quá trình diễn biến tâm trạng đầy phức tạp, đoạn trích đã thể hiện số phận đầy bất hạnh của nhân vật nhưng cũng đánh dấu sự trở lại của ý thức, khát khao mãnh liệt-những vẻ đẹp từ lâu bị vùi lấp trong nhân vật.

– Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí:

+ Miêu tả tâm lý đặc sắc, đặt nhân vật trong sự vận động, thể hiện những diễn biến tâm lý hết sức tự nhiên.

+ Xây dựng những đối lập để tạo nên sự chuyển biến tâm lý trong nhân vật, thể hiện rõ số phận và khát khao của nhân vật.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

– Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm – 1,5 điểm.

– Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

* Đánh giá

– Đoạn trích đã thể hiện đặc sắc và tinh tế số phận bất hạnh và sức sống mãnh liệt của nhân vật.

-Tô Hoài xứng đáng là một nhà văn xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Đó không chỉ là tài năng mà còn là tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho nhân vật của mình.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *