Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” Hàn Mặc Tử

Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) . Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11

1.Tiểu dẫn:                                                             

– Câu hỏi nhớ: Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và đời thơ của Hàn Mặc Tử?
-Câu hỏi đọc hiểu: Những biến cố trong cuộc đời có ảnh hưởng như thế nào đến hồn thơ của ông?
– Câu hỏi nhớ: Em hãy trình bày xuất xứ của bài thơ? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?
– Câu hỏi đọc hiểu: Em hãy phân chia bố cục của bài thơ và nêu nội dung chính của từng phần?

2.khổ thơ đầu

Câu hỏi đọc hiểu: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuât được sử dụng trong câu đầu?nhận xét các sắc thái biểu cảm của câu hỏi đó?
-Câu hỏitu từ nhiều sắc thái                         Lời hỏi thăm                                       của cô gái thôn vĩ với  nhà thơ
+ Nhiều tiếng thanh bằng                 =>       Lời trách móc nhẹ nhàng =>            cũng là tiếng lòng
+Âm điệu nhẹ nhàng ,trầm lắng                   Lời  mời gọi tha thiết                       của nhà thơ hỏi chính mình.
 
Câu hỏi khám phá: Câu hỏi “Sao anh không về chơi Thôn Vĩ” có nhầm mục đích đối thoại không? Tác dụng của câu hỏi đó?
Trả lời: Câu hỏi không hướng đến đối thoại,được đặt ra để tự vấn, tự trả lời=>thể hiện niềm khao khát được trở về thôn vĩ,thăm lại cảnh cũ,người xưa của Hàn Mặc Tử.
Câu hỏi khám phá:Thiên nhiên thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ hiện lên như thế nào?
Câu hỏi gợi ý:
+ Những cảnh vật nào được Hàn Mặc Tử chú trọng miêu tả?
+Em hình dung như thế nào về nắng mới lên?
+Thử tưởng tượng và tái hiện cảnh tượng “nắng hàng cau”?
+ Khu vườn Vĩ Dạ được tác giả miêu tả như thế nào? Những từ ngữ nào làm em chú ý?
+Đại từ phiếm định “ai” được đặt sau “vườn” gợi cho em cảm giác gì?
+ Thử hình dung và tái hiện hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”?em nhận xét như thế nào về bức tranh thôn Vĩ qua tưởng tượng của nhà thơ?
Trả lời:

Những cảnh vật nào được Hàn Mặc Tử chú trọng miêu tả
Nắng
-“Nắng mới lên”  : nắngsớm mai , tinh khôi, rực rỡ .
-“Nắng hàng cau”: những hàng cau ,vươn cao ,thẳng tắp , còn đẫm sương đêm như bừng sáng. lấp loáng trong nắng sớm.
-Điệp từ “nắng”  -> Không gian chan hòa ánh nắng nhằm nhấn mạnh một hình ảnh ám ảnh trong lòng nhà thơ, một hình ảnh ấn tượng lòng người đi xa.
 
Khu vườn
*Đại từ “ai” ->niềm thương mến
– Câu hỏi“vườn ai” -> phải chăng là vườn nhà người mà anh thầm thương trộm nhớ
+ Đại từ “ai” được sử dụng làm cho khái niệm “vườn” được mở rộng, đồng thời nó gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh, không thể sở hữu.
– Tính từ + từ cảm thán “mướt quá” (sự đan xen giữa xúc giác và thị giác, giữa ánh và màu)
và hình ảnh so sánh“ xanh như ngọc” (trong màu xanh có ánh sáng, có sương long lanh của buổi sớm mai):
Vườn aimướt quáxanh như ngọc”
->Bộc  lộ niềm phấn chấn, tiếng reo vui , sự ngỡ ngàngtrước vẻ đẹp mượt mà, tươi non, ánh lên màu xanh ngọc của sắc lá. =>thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, tinh khôi, đầy sức sống.

 
Câu hỏi tích lũy: So sánh hình ảnh “nắng hàng cau” trong Đây thôn Vĩ Dạ với hình ảnh “ nắng ửng”, “ nắng chang chang” trong Mùa xuân chín ?
Trả lời:
:+ “Nắng ửng”, “nắng chang chang” được miêu tả một cách trực tiếp…
+ “Nắng hang cau nắng mới lên” chỉ gợi chứ không tả. Cách bố trí từ ngữ cũng rất đặc biệt “ nắng – hàng cau – nắng”…
Câu hỏi khám phá: Con ngươi ở thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ hiện lên như thế nào?
Câu hỏi gợi ý:              
+Con người trong bức tranh thôn Vĩ hiện lên qua những chi tiết nào?
+ Hình ảnh “lá trúc che ngang” thể hiện cho điều gì?
+Theo em, “mặt chữ điền” là mặt của ai? Dân gian ta quan niệm như thế nào về những người có khuôn mặt chữ điền?
Trả lời:
 

Con người Thôn vĩ
“lá trúc che ngang”
 
-Vẻ đẹp kín đáo, bản tính dịu dàng của con người xứ Huế
“mặt chữ điền”
 
-Hình ảnh được cách điệu hóa.
-Đó không là mặt của một ai cụ thể mà nó đại diện cho vẻ đẹp của tâm hồn Huế,con người Huế: ngay thẳng,phúc hậu.


Câu hỏi tích lũy:
Từ bức tranh thôn Vĩ, em hình dung tâm trạng của nhà thơ trong khổ đầu này như thế nào?
Trả lời:
-Tâm trạng nhà thơ: Đó là niềm vui khi nhận được thư của người con gái mình thầm thương trộm nhớ, niềm hi vọng lóe sáng về tình yêu và hạnh phúc.

3.Khổ thơ thứ hai

-Câu hỏi đọc hiểu:Ở hai câu thơ đầu , hình ảnh nào được nhà thơ cảm nhận qua lăng kính tâm trạng ?
Trả lời:Ở hai câu thơ đầu , hình ảnh  “gió” , “mây” , “dòng nước” , “hoa bắp” được nhìn qua  lăng kính  tâm trạng của thi nhân .
-Câu hỏi khám phá: Chỉ ra các yếu tố  nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu thơ  đầu và nêu tác dụng của nó?
Trả lời:
Gió theo lối gió  , mây đường mây ”
– Dấu  phẩy “,”
nằmgiữa dòng thơ
– Hai vế đối lập                                                    Ngăn cách , chia lìa
-Nhịp thơ: 4/3
-Điệp từ “gió” ,“mây”
“ Dòng nước buồn thiu , hoa bắp lay.
+ Lối nói nhân hóa Dòng nước buồn thiu”
->dòng sông lặng tờ như mang nặng  nỗi niềm
+ Hai tiếng “ buồn thiu”
->nỗi buồn héo hắt,tê tái
+ Động từ “lay”
->lay động khẽ khàng
+ Hình ảnh  “hoa bắp lay”
-> Cảnh buồn hơn, hiu hắt hơn
=>Ngoại cảnh cũng chính là  tâm cảnh .
-Câu hỏi đọc hiểu:Hai câu thơ tiếp theo mở ra với hình ảnh nào ?  Tâm trạng của nhà thơ ?
Trả lời:Hai câu thơ tiếp theo mở ra vớihình ảnh “bến sông trăng”, “thuyền…chở trăng”  và tâm trạng hoài vọng  , lo âu.
-Câu hỏi khám phá:Đại từ “ai”  trong “thuyền ai” có ý nghĩa gì?
Trả lời:Đại từ “ai” trong“thuyền ai”
->nhân vật phiếm chỉ , để thi nhân giãi bày  nỗi niềm riêng .
-Câu hỏi khám phá:Hình ảnh “bến sông trăng”, “thuyền…chở trăng”mở ra một không gian như thế nào ?
Trả lời: Hình ảnh “bến sông trăng” “thuyền…chở trăng” vừa thực vừa mơ :

  • Có một “bến sông trăng”, “thuyền…chở trăng”như thế ở ngoài đời
  • Cũng có một “bến sông trăng”, “thuyền…chở trăng” như thế trong tâm tưởng của con người

-> Khungcảnh trở nên lung linh , huyền ảo.
-Câu hỏi khám phá:Câu hỏi tu từ  kết hợp  từ “kịp” trong hai câu thơ sau hàm ý gì?
Trả lời:Câu hỏi tu từ +Từ “kịp” :
“Có chở trăng về kịp tối nay ?                 =>         ”Mong đợi khắc khoải ,
Sự    phấp phỏng , lo âu
=>  Căn bệnh hiểm nghèo đang chia cắt nhà thơ với cuộc đời
Câu hỏi phân tích: Theo các em tác giả mong chờ điều gì ở con thuyền chở trăng?tại sao phải kịp tối nay? Theo em , “Tối nay” là tối nào ?qua đó ta thấy được điều gì trong tâm hồn thi sĩ?
Trả lời:
Tác giả mong chờ một con thuyền chở trăng từ cõi ảo về cõi thực,để xua đi nỗi buồn,tâm trạng cô đơn
->phải chở trăng về kịp tối nay vì chỉ có trăng mới có thể làm bạn với thi sĩ lúc này.
+ “Tối nay”
-> Thời gian phiếm định – thời gian xác định .
+“Tối nay” không phải là đêm thần tiên như Xuân Diệu viết:
“Đêm nay nằm yến tiệc sóng tiên trên trời”
mà là đêm xa cách , chia lìa :
“Gió theo lối gió, mây đường mây”.
àkhát khao yêu đương giao cảm với đời của thi s

4.khổthơ thứ ba

Câu hỏi đọc hiểu:Nhận xét về cách ngắt nhịp của câu thơ thứ nhất? mở đầu câu thơ bằng từ “mơ”, vậy từ “ mơ ”thể hiện tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
Trả lời:
– Nhịp thơ : 1/3/3
-Từ “mơ”->  nhà thơ chìm sâu trong mộngtưởng với niềm mong đợi thiết tha
Câu hỏi khám phá:Theo em ,“ Khách đường xa” là ai?Điệp ngữ “khách đường xa” được sử dụng trong câu có tác dụng gì?
Trả lời:
-“ Khách đường xa”-> chính là cô gái Vĩ Dạ mà nhà thơ hằng mong ước
-Điệp ngữ “khách đường xa” ->nhấn mạnh sự xa cách vời vợi,nỗi xót xa của nhà thơ trước lời mời gọi của cô gái thôn vĩ
Câu hỏi khám phá:Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh người con gái thôn vĩ? Cụm từ “ nhìn không ra “ tái hiện giác quan  thị giác hay để miêu tả tà áo trắng?
Trả lời:
-Hình ảnh người cn gái thôn vĩ được miêu tả đặc biệt với tà áo trắng
=>miêu tả tăng tiến: áo trắng->trắng quá->nhìn không ra.
=>Nhìn không ra là để cực tả sắc trắng
=> hai câu thơ đầu giúp người đọc hình dung ra hình ảnh người con gái thôn vĩ với vẻ đẹp đơn sơ tinh khiết.
Câu hỏi khám phá: Sự chuyển hoá đại từ “ai” sang đại từ “em” có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Có sự chuyển hoá từ  đại từ “ai” trong (“ vườn ai” , “thuyền ai’) sang “em”-> Tình cảm yêu thương nồng thắm Cùng Tính từ kết hợp với từ cảm thán “trắng quá”
Vẻ đẹp cao khiết
=>     Ngưỡng vọng, tôn thờ
Đau đớn, xót xa
Câu hỏi đọc hiểu: Hình ảnh “sương khói mờ nhân ảnh” gợi cảm giác như thế nào?
Trả lời: Cảm giác vừa thực vừa mơ:
thực:có hình người,có dáng người
mơ: ình ảnh lờ mờ,phảng phất trong sương khói
Câu hỏi khám phá:Đại từ phiếm chỉ“ai”  được sử dụng hai lần trong một dòng thơ chỉ ai và hàm ý nghĩa gì?
Trả lời:
 

Đại từ “ai”  có hai cách hiểu :
 
Đại từ “ai” (1) chính là cái tôi trữ tình của tác giả. – Đại từ “ai” (2) là “em”, người trong mộng .
-> “Anh”  không biết tình cảm của “em” dành cho “anh”   “có đậm đà  ?”
-> Hàn Mặc Tử  hoài nghi , đau xót
 
– Đại từ “ai” (1) chỉ “em” .
–  Đại từ “ai” (2) chính là  tác giả.
->  “Em” có biết  tình cảm  “anh” dành  cho “em” “đậm đà” lắm không ?
-> Hàn Mặc Tử  bộc bạch tấm chân tình
 

=>Câu hỏi thể hiện khát vọng yêu thương , đồng cảm .
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :

  1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn 11
  2. Tuyển tập đề thi, những bài văn hay về Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử : Đây thôn Vĩ Dạ

2 bình luận trong “Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” Hàn Mặc Tử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *